Powered by Techcity

Phát triển các khu công nghiệp sinh thái để thu hút vốn FDI

Đến năm 2030, dự kiến có khoảng 40-50% số tỉnh, thành phố chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% số địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới để từng bước lập kế hoạch xây dựng và thu hút ngành nghề đầu tư.

Sản xuất tại công ty Bumjin Vina. Ảnh: THÀNH ĐẠT

Thực tế cho thấy, các khu công nghiệp phát triển theo hướng bền vững đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài với mục tiêu lợi ích kinh tế song hành trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Trong dòng chảy đó, các khu công nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước xu hướng chuyển đổi toàn diện để giữ chân nhà đầu tư và thu hút các dự án đầu tư mới, nhất là những dự án công nghệ cao, quy mô lớn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phối hợp Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) ký Văn kiện dự án nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án nhằm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, giảm tác động môi trường của sản xuất công nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu.

Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, từ năm 2015 đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNIDO đã thí điểm chuyển đổi một số khu công nghiệp truyền thống sang mô hình khu công nghiệp sinh thái tại bốn địa phương, gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.

Qua đó, 90 doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP), 429 trong tổng số 889 giải pháp đưa ra được triển khai thực hiện tại các khu công nghiệp Đình Vũ, Hòa Khánh, Hiệp Phước, Amata. Các giải pháp RECP giúp doanh nghiệp giảm mức tiêu thụ điện 14.378 MWh/năm, giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch 264.127 GJ/năm, giảm lượng nước tiêu thụ 278.690 m3/năm, giảm phát thải khí nhà kính 55.663 tấn CO2 tương đương/năm và đem lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp.

Nhiều giải pháp cộng sinh công nghiệp, cộng sinh công nghiệp-đô thị được thực hiện, góp phần tối ưu hóa việc tái sử dụng chất thải, cụ thể hóa việc thực hiện kinh tế tuần hoàn,… Hiện nay, khu công nghiệp sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mục tiêu phát triển bền vững, lợi ích kinh tế song hành trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Nhiều địa phương và nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp xác định, việc phát triển khu công nghiệp theo mô hình mới là nhu cầu tất yếu, cấp bách để kiến tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

Chia sẻ tại Diễn đàn Giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, trong giai đoạn dòng vốn đầu tư toàn cầu biến động vì đại dịch Covid-19, vốn FDI vào địa phương này vẫn đạt cao hơn mức kế hoạch. Từ năm 2020 đến nay, bình quân mỗi năm, Vĩnh Phúc thu hút khoảng 500-600 triệu USD vốn FDI, năm cao nhất đạt gần 1 tỷ USD.

Chỉ trong vòng 3 năm (2021-2023), kết quả thu hút đầu tư vào Vĩnh Phúc đã vượt mục tiêu đặt ra cho cả nhiệm kỳ 2020-2025 là 2 tỷ USD. Đây cũng là tỉnh thu hút được dòng đầu tư chất lượng cao từ nhiều thương hiệu lớn như Honda, Toyota, Piaggio, Daewoo,… Theo Quy hoạch, đến năm 2030, Vĩnh Phúc có 28 khu công nghiệp với diện tích khoảng 4.800 ha, trong đó ưu tiên phát triển các khu công nghiệp mới dọc theo các trục giao thông huyết mạch như đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, đường vành đai 4, vành đai 5,… Trong đó, việc định hướng đầu tư phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là một trong những yêu cầu cấp thiết hàng đầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, để thực hiện thành công việc nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam cần phải đưa ra lộ trình, kế hoạch thực hiện một cách cụ thể; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi này; đưa ra các giải pháp nhằm mang lại những giá trị thiết thực; xây dựng tiêu chí xác định, đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lộ diện những ‘ngôi sao’ sáng nhất Việt Nam về thu hút vốn FDI

Quảng Ninh vẫn dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp theo lần lượt là TPHCM, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội. Trong 11 tháng, Việt Nam đã thu hút thêm gần 29 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 11 tháng, Việt Nam đã thu...

Cùng tác giả

Công bố Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ ngày 15/1/2025 để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Chiều 7/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và...

Thủ tướng tiếp doanh nhân Nicolas Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng

Ông Nicolas Berggruen cho biết Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực, trước mắt hỗ trợ tư vấn cho Việt Nam thành lập một quỹ để đầu tư phát triển. Tối 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nicolas Berggruen, Giám đốc Tập đoàn Berggruen Holdings, Chủ tịch Viện Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Đông...

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm. Ngày 7/1, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng pháp luật phải...

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế điều chỉnh giá điện, việc triển khai thi hành Luật Điện lực và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Xây dựng cơ chế giá điện mới Để triển khai thi hành Luật Điện lực, mới đây Bộ...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế điều chỉnh giá điện, việc triển khai thi hành Luật Điện lực và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Xây dựng cơ chế giá điện mới Để triển khai thi hành Luật Điện lực, mới đây Bộ...

Bộ Tài chính: Có thể điều chỉnh giảm trừ gia cảnh cá nhân vào tháng 10

Dự báo CPI sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10. Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và giá...

Pine Care bảo tồn và phục hồi những cánh rừng thông Mã Vĩ

Pine Care có vùng nguyên liệu dồi dào với gần 26.000ha rừng thông do các doanh nghiệp trong hệ sinh thái quản lý và bảo tồn tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Kontum… Với tôn chỉ khai thác rừng luôn đi kèm với trồng mới và bảo vệ rừng, vùng tài nguyên rừng của hệ sinh thái đang ngày càng mở rộng về quy mô diện tích và nâng cao chất lượng rừng. Thông được coi là “vàng xanh”...

Từ ngày 15 – 28/1 sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn năm 2025

Từ ngày 15 – 28/1 (16 đến ngày 29/12 Âm lịch) , tại Trung tâm Văn hoá Thể thao khu kinh tế Vân Đồn (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025. Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025 có sự tham gia của 40 hộ dân trồng đào trên địa bàn xã Hạ Long, với khoảng 1.000 cây hoa đào phai thương...

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực chip bán dẫn, Việt Nam duy trì vị trị thứ ba trong quan hệ đối tác thương mại của Hàn Quốc. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MoTIE) và Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc trong năm 2024, sau Trung Quốc và Mỹ. Theo thống kê, tổng kim ngạch...

Động lực mới giúp nền kinh tế Việt Nam bứt phá trong năm 2025

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, lạm phát được kiểm soát... Đây là những tiền đề quan trọng để năm 2025 nền kinh tế tăng tốc và về đích. Làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - thông tin, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường,...

7 nhiệm vụ đưa xuất khẩu rau, quả đạt 10 tỷ USD

Ngành rau, quả đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành hàng này đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm. Hiệp định FTA trợ lực cho rau, quả Việt Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2024, ngành hàng này đối diện với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau, quả từ năm 2020 - 2022 liên tục giảm do ảnh hưởng của...

Việt Nam tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Kinh tế Việt Nam 2024 bứt phá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2025 hướng tới mức tăng trưởng cao hơn. GDP tăng trưởng 7,09% Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, kinh tế Việt Nam không chỉ duy trì được quỹ đạo phát triển dài hạn, mà còn một trong những nền kinh tế đạt được tốc...

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao. Từ dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam, quý IV/2024, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất