Powered by Techcity

Phát huy lợi thế toàn vùng từ cơ chế đặc thù

Thiếu đồng bộ giữa các phương thức vận tải, giữa hệ thống giao thông với bến cảng, trung tâm logistics, giữa kết cấu hạ tầng của các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ dẫn đến làm chậm khả năng luân chuyển hàng hóa, giảm năng lực cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển…

Tuyến phà Cần Giờ-Vũng Tàu góp phần kết nối giao thông và du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Đây là những điểm hạn chế được Hội đồng Điều phối Vùng Đông Nam Bộ chỉ rõ qua hội nghị mới đây, cần được Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, nhằm tăng tính liên kết, chủ động khai thác vốn đầu tư.

Lãnh đạo 3 địa phương đều cho rằng, nếu vận dụng một số mô hình, cơ chế, chính sách đặc thù từ Trung ương, sẽ giúp khai thác hết dư địa của từng địa phương, sớm hình thành các công trình trọng điểm liên vùng và quốc gia.

Nối dài đường sắt đô thị

Để tăng cường giao thông kết nối vùng, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai đề xuất phương án kéo dài tuyến đường sắt đô thị (Metro) số 1 về Đồng Nai và Bình Dương.

Trong đó, đoạn kéo dài về Đồng Nai khoảng 18,3 km đi trên cao, được chia thành 3 đoạn gồm: đoạn 1 từ ga S0 đến ngã ba Vũng Tàu; đoạn 2 từ ngã ba Vũng Tàu đến chợ Sặt và đoạn 3 từ ngã ba chợ Sặt về khu vực xã Hố Nai 3.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai Lê Quang Bình cho biết: Trong ba phương án kéo dài tuyến Metro số 1 về Đồng Nai, sẽ quy hoạch xây dựng một nhà ga tại khu vực Khu công nghiệp Biên Hòa 1 với mô hình quảng trường nhà ga.

Đây sẽ là mô hình nhà ga kết nối các hình thức vận tải hiện hữu. Do vậy, tỉnh Đồng Nai đã làm việc với đơn vị tư vấn lập quy hoạch, đề xuất quy hoạch tuyến Metro từ nhà ga Khu công nghiệp Biên Hòa 1 kéo dài đến sân bay Long Thành để tăng hiệu quả kết nối các loại hình giao thông.

Nhìn nhận tính cần thiết của việc kéo dài tuyến Metro số 1 đến hai địa phương kế cận, trong đó điểm cuối tại Đồng Nai, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Việc nghiên cứu, đầu tư các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai để kết nối với tuyến Metro số 1 là phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của các địa phương.

Đây cũng là loại hình giao thông có sức chở lớn, hiện đại, phục vụ việc đi lại thuận tiện cho người dân giữa 3 địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực. Do vậy, các địa phương cần ưu tiên cân đối vốn để đầu tư trong giai đoạn 2024-2035.

Ngoài quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị, quy hoạch cảng biển gắn với dịch vụ hậu cần cảng biển đang được Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu thúc đẩy nhằm gia tăng hiệu quả khai thác hoạt động logistics. Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bà Rịa-Vũng Tàu Trần Thượng Chí cho biết: Cảng Cái Mép-Thị Vải được xác định là 1 trong 2 cảng biển cửa ngõ quốc tế của nước ta.

Đối với liên kết vùng, Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai đầu tư tuyến đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh để kết nối đến khu cảng Cái Mép-Thị Vải, với Cảng hàng không quốc tế Long Thành và khu vực công nghiệp, đô thị của các địa phương trong vùng.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, bổ sung vào quy hoạch Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Phan Công Bằng chia sẻ: Dự án đầu tư xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ tạo động lực phát triển cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu có quy mô lớn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của vùng và khu vực phụ cận.

Trong đó, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ thuộc Vùng kinh tế động lực phía nam là vùng kinh tế năng động nhất của cả nước nên có nhiều thuận lợi để thu hút hàng hóa qua cảng và hàng hóa trung chuyển quốc tế, thúc đẩy kinh tế hàng hải cũng như phát huy lợi thế cảng biển giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Cần cơ chế huy động vốn đầu tư

Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đánh giá, nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia được đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không chỉ góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, mà còn thúc đẩy giao thương, kết nối liên vùng.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn tỉnh đang phải đối diện là dự án đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh có tổng mức đầu tư rất lớn (hơn 19.000 tỷ đồng, riêng phần vốn nhà nước tham gia trong dự án khoảng 9.200 tỷ đồng).

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư công tỉnh Đồng Nai đã cơ bản phân bổ và bố trí cho các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh nên việc cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh Đồng Nai tham gia trong dự án rất khó khăn. “Để huy động nguồn vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho một số dự án cấp bách, tỉnh Đồng Nai đã đề nghị Trung ương xem xét cho đăng ký chỉ tiêu bội chi tổng số 7.000 tỷ đồng giai đoạn 2025-2027”, ông Võ Tấn Đức kiến nghị.

Theo Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, Đồng Nai cần tận dụng mối liên kết hợp tác vùng và kết nối đa phương tiện. Trong đó, Đồng Nai cùng với các tỉnh, thành phố trong vùng nên thúc đẩy việc hình thành trục giao thông huyết mạch có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu trong vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, gồm hệ thống giao thông đa phương tiện (đường sắt kết hợp đường thủy, đường bộ, đường cao tốc vành đai và hướng tâm).

Hệ thống này sẽ nối liền các khu công nghiệp tại Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu với các đầu mối hạ tầng trọng điểm cửa ngõ quốc gia và quốc tế của vùng là cụm cảng Cái Mép-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu), sân bay Long Thành (Đồng Nai), ga Sóng Thần (Bình Dương).

Như vậy, trong chuỗi sinh thái kinh tế biển phía đông của vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tất cả hàng hóa công nghiệp của bốn địa phương trên dồn ra cảng Cái Mép-Thị Vải để xuất khẩu. Lúc này, chắc chắn giá thành sản phẩm sẽ giảm nhiều, góp phần giúp kinh tế phát triển mạnh.

Cũng như Đồng Nai, việc huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông chính là thách thức, nan giải của các địa phương. Đơn cử như tại Thành phố Hồ Chí Minh, để đầu tư cho các dự án giao thông liên vùng, thành phố đã lập kế hoạch vốn từ nay đến năm 2030 với 23 dự án, tổng vốn khoảng 143.112 tỷ đồng.

Chẳng hạn như dự án cầu Cần Giờ, đầu tư hoàn chỉnh nút giao cao tốc Bến Lức-Long Thành và đường Rừng Sác (huyện Cần Giờ), xây dựng đường vành đai 2 Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng, đường vành đai 4,… Số lượng dự án và nguồn vốn đầu tư rất lớn nên không thể trông chờ hoàn toàn từ ngân sách.

Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện dự án BOT trên đường hiện hữu, giúp các dự án theo phương thức đối tác công-tư có thêm nguồn vốn từ ngân sách (ngân sách nhà nước đầu tư không quá 50%).

Ngoài ra, Nghị quyết cũng cho phép cơ chế đặc thù, các địa phương được sử dụng vốn ngân sách đầu tư các dự án giao thông kết nối liên vùng. Đây chính là điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các dự án trọng điểm vành đai, cao tốc, tăng cường năng lực vận tải hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương vùng Đông Nam Bộ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Từ bến cảng này, than đi muôn nơi

Từ những bến cảng này, than xuống tàu về với nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện, theo tàu viễn dương đi muôn nơi để góp lửa cho đời... Bản lĩnh của người lính thợ Tôi muốn nói đến 2 bến của Công ty Cảng, tiền thân là Xí nghiệp Cảng thành lập năm 1995, đến năm 2006 chuyển thành Công ty Cảng - Chi nhánh Tổng Công ty Đông Bắc, có chức năng, nhiệm vụ chính là sản xuất...

Áp dụng chế độ tiền lương thống nhất, bãi bỏ tất cả cơ chế đặc thù từ 1/7/2024

Theo Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024, từ ngày 1/7, bãi bỏ tất cả thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết Số 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024. Nghị quyết nêu rõ: Số thu ngân sách Nhà nước là 1.700.988 tỷ đồng. Thu...

Quốc hội thông qua việc thí điểm cơ chế đặc thù về đầu tư công trình giao thông đường bộ

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, việc thí điểm chỉ áp dụng đối với các dự án Chính phủ trình và không bổ sung danh mục dự án thí điểm sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện về danh mục dự án đề xuất với Quốc hội. Chiều 28/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư...

Cần có giải pháp đột phá và cơ chế đặc thù thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều đại biểu cho rằng cần có giải pháp đột phá và cơ chế đặc thù để phân cấp, phân quyền; đồng thời giảm tỷ lệ đối ứng đối với các địa phương nhận hỗ trợ lớn từ ngân sách Trung ương... để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư cũng như tiến độ thực hiện.Khó triển khai...

Giám sát việc triển khai các cơ chế đặc thù thực hiện các dự án quan trọng quốc gia

Đối với nội dung giám sát về các dự án quan trọng quốc gia, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần tập trung giám sát về việc triển khai các cơ chế đặc thù thực hiện các dự án. Sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số...

Cùng tác giả

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

‘Tái sinh’ của ca sĩ Tùng Dương lọt nhiều bảng xếp hạng, xuất hiện loạt cover

Tùng Dương cho phép nhiều ca sĩ cover lại ca khúc Tái sinh với mong muốn tạo ra giá trị và sự tươi mới cho tác phẩm. Thời gian qua, ca khúc Tái sinh của nam ca sĩ Tùng Dương đã gây "bão" trên mạng xã hội, được đông đảo khán giả yêu thích. Ca khúc này là sáng tác của Tăng Duy Tân, được Tùng Dương phát hành trong album Multiverse - Vũ trụ âm nhạc. Với giai điệu sâu...

Cùng chuyên mục

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Cà-phê Việt Nam trước cơ hội chi phối thị trường toàn cầu

Tính đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu cà-phê của Việt Nam đã vượt cả năm 2023 và thiết lập mốc kỷ lục mới là 4,84 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024. Tháng 11/2024, giá bình quân cà-phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 5.818 USD/tấn, mức cao nhất từ trước đến nay. Với những thành tựu này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội chi phối thị trường cà-phê toàn cầu thời gian tới. Theo Cục...

Tin nổi bật

Tin mới nhất