Powered by Techcity

Ổn định sản xuất trong bối cảnh mới

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều diện tích canh tác, sản xuất hoa màu, thủy sản… trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề. Để khắc phục hậu quả, toàn tỉnh đã tập trung đoàn kết, huy động mọi nguồn lực để khắc phục, tới nay, các ngành, lĩnh vực đã cơ bản phục hồi, ổn định sản xuất.

Các hộ dân ở huyện Vân Đồn được giao mặt biển đang tích cực khôi phục sản xuất.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, khu 5, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn chia sẻ: Chúng tôi là một trong những hộ nuôi trồng thủy sản chịu thiệt hại nặng nề nhất do sức tàn phá của cơn bão số 3 vừa qua. Toàn bộ khoảng 12ha nuôi cá song, cá dìa… tại khu vực Bản Sen của gia đình đang chuẩn bị được thu hoạch đã bị bão đánh tan. Tuy nhiên, “còn người, còn của” chúng tôi cũng đang tận dụng hết sức của gia đình, bạn bè, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để mua vật liệu mới, thuê thợ làm lại bè, thả giống mới… sớm tái thiết lại hoạt động nuôi trồng thủy sản của gia đình. Tới nay, hệ thống bè cũng đã cơ bản được làm lại, gia đình cũng sớm hoàn thiện hệ thống nuôi để thả giống trước Tết Dương lịch.

Hiện chính quyền huyện Vân Đồn cũng đang đẩy nhanh tiến độ giao biển theo Đề án Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển huyện Vân Đồn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đến nay, huyện đã cơ bản giao cho các hộ dân sản xuất với trên 6.000ha khu vực biển trên địa bàn. Toàn huyện đã có khoảng hơn 60% số lồng bè nuôi cá được các hộ khôi phục trở lại so với thời điểm trước bão số 3; nhiều hộ cũng đã xuống giống với diện tích trên 300ha hàu. Còn lại các hợp tác xã, hộ dân khác cũng đang khẩn trương sắp xếp lại vùng nuôi, tiến hành thả phao và xuống giống khi có đủ các điều kiện. Đối với diện tích ngoài 3 hải lý, huyện đã xác nhận khu vực biển cho các hộ dân, đơn vị; phối hợp với các sở, ngành của tỉnh lên phương án sơ đồ giao khu vực biển, hoàn thành đánh giá tác động môi trường để khẩn trương báo cáo với UBND tỉnh giao khu vực biển cho các hộ dân, đơn vị yên tâm sản xuất.

Hoạt động cấy ngọc tại Công ty CP Ngọc trai Hạ Long.

Cùng với khôi phục ngành thuỷ sản, nhiều diện tích canh tác, sản xuất hoa màu trên địa bàn tỉnh cũng đã được người dân dọn dẹp, canh tác, xuống giống lại để đảm bảo sản xuất kịp vụ thu hoạch cuối năm. Anh Phạm Đức Nguyện, khu 5, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long cho biết: Để ổn định cho thị trường hoa cuối năm phục vụ nhu cầu của người dân, gia đình đã tranh thủ thời tiết, làm lại đất, lên luống, ươm cây và chọn trồng lại những loại hoa màu ngắn ngày để có thể cung ứng ra thị trường đúng dịp. Thời điểm này, hoa đang phát triển tốt, vẫn cơ bản sẽ đáp ứng được về mẫu mã, chủng loại. Hiện tại, tại vườn gia đình tôi đã chuẩn bị hơn 1 vạn cây các loại để phục vụ nhu cầu ngày Tết như: Thược dược, cúc, dạ yến thảo…

Thời điểm này, người dân cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho vụ đông để kịp cung ứng ra thị trường đúng dịp. Đến nay, diện tích cây vụ đông toàn tỉnh đã có 530ha cây khoai lang được trồng (theo kế hoạch là 1.048ha); cây lạc đã trồng được 27/27ha theo kế hoạch; rau các loại 1.380ha/4.950ha; cây hoa 270ha/385ha; cây khác là 150ha/251ha.

Bà Trần Thị Lương, thôn Đình, xã Tiền An, cho biết: Gia đình tôi đã bắt tay ngay vào làm đất và xuống giống rau vụ đông với các loại như: Su hào, bắp cải… Ngoài ra, một phần diện tích gia đình canh tác các loại rau gia vị (hành, tỏi, mùi). Xác định vụ rau đông là vụ quan trọng, tăng thu nhập cho gia đình nên gia đình tôi tranh thủ thời tiết thuận lợi để tập trung xuống giống, chăm sóc đảm bảo theo đúng khung thời vụ và quy trình.

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hoành Bồ kiểm kê, khắc phục thiệt hại về rừng sau bão số 3.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tiên Yên kiểm kê, khắc phục thiệt hại về rừng sau bão số 3.

Cùng với nuôi trồng thủy sản, hoa màu, hiện nay các đơn vị, doanh nghiệp, người dân trồng rừng cũng đang tích cực tận thu, dọn dẹp, chủ động ươm cây giống và chuẩn bị thực hiện trồng mới diện tích rừng. Ông Nguyễn Đình Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tiên Yên, Quảng Ninh cho biết: Hiện nay, để đẩy mạnh sản xuất và trồng lại diện tích rừng, chúng tôi đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân tận thu gỗ với việc nâng cao năng lực sản xuất của xưởng dăm gỗ lên gấp đôi, trung bình khoảng 400 tấn keo/ngày và chuẩn bị gần 3 triệu cây lim, keo chất lượng cao cho vụ trồng rừng mới. Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng kế hoạch trồng rừng phòng hộ trước để đảm bảo phát triển rừng phòng hộ cho môi trường và nguồn nước, rồi sau đó sẽ nhanh chóng chuẩn bị nguồn lực về cây giống và hiện trường trước Tết để trồng rừng sản xuất. Dự kiến, Công ty sẽ thực hiện trồng khoảng 60% diện tích rừng trong vụ xuân 2025.

Chị Hoàng Thị Hạnh, thôn Tềnh Pò, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên chia sẻ: Gia đình tôi cũng bị thiệt hại khoảng 3ha rừng do ảnh hưởng của bão vừa qua. Tới nay, cùng với xử lý hiện trường rừng, gia đình tôi cũng đang gieo ươm cây giống để sử dụng và cung cấp cho người dân trên địa bàn. Hiện tại, gia đình đã ươm được hơn 20 vạn giống cây, đáp ứng khoảng 100ha.

Với tinh thần “Kỷ luật, đồng tâm” tỉnh Quảng Ninh đã luôn đồng hành, sát cánh cùng người dân, doanh nghiệp trong các hoạt động khôi phục sản xuất, tái thiết lại một Quảng Ninh tươi đẹp, phát triển mạnh về KT-XH.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, để sớm khắc phục thiệt hại sau bão, khôi phục hoạt động sản xuất, tái thiết các công trình xây dựng, tài sản, cơ sở vật chất bị thiệt hại…, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thống nhất chủ trương sớm ban hành các cơ chế, chính sách để khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi triệt để, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão số 3.

Người dân xã Bản Sen nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất lĩnh vực thủy sản bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Song song với đó, tỉnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai ngay Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế. Đề án sẽ tập trung hướng đến những nhiệm vụ cần triển khai trước mắt và lâu dài; thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân bị hư hại; sử dụng nguồn lực đầu tư công và các nguồn lực xã hội khác để đầu tư tái thiết, xây dựng lại các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh tế, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, thu xếp việc làm và ổn định đời sống nhân dân…

Với mục tiêu đồng hành, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tái sản xuất, kinh doanh, khôi phục hoạt động, ổn định đời sống, có nguồn lực để trả nợ cho ngân hàng, hạn chế những ảnh hưởng đến nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng thương mại…, UBND tỉnh cũng đã đề nghị các ngân hàng xem xét, có các cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: Khoanh nợ, giảm lãi suất cho vay, cho vay mới đối với những khách hàng không còn tài sản thế chấp, cho vay mới với lãi suất phù hợp…

Cán bộ Ngân hàng CSXH TP Cẩm Phả giải ngân cho các hộ dân cho vay. Ảnh: Cao Quỳnh.
Cán bộ Ngân hàng CSXH TP Cẩm Phả giải ngân cho các hộ dân cho vay. Ảnh: Cao Quỳnh

Tới nay, nhiều ngân hàng thương mại thống nhất chính sách hỗ trợ thuộc thẩm quyền nhằm giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn sau bão. Điển hình như, các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank); Ngoại thương Việt Nam (VCB); Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Công Thương Việt Nam (Vietinbank); Bản Việt (BVBank) đã triển khai các chính sách hỗ trợ như: Điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,5-2%/năm; miễn giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả; giảm lãi suất cho vay và hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng vay mới, đặc biệt là khoản vay ngắn hạn, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh từ ngày 6/9…

Ông Nguyễn Đức Hiển, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh, cho biết: Ngân hàng sẽ tiếp tục cập nhật, tổng hợp thiệt hại của khách hàng, báo cáo Ngân hàng Nhà nước để chỉ đạo các ngân hàng thương mại bao gồm cả các ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng hiện hữu bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Đồng thời, có chương trình tín dụng cho vay mới với lãi suất hợp lý, trong đó cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng hiện hữu bị thiệt hại do bão để có vốn khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, để hỗ trợ người dân thúc đẩy sản xuất, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã báo cáo Sở NN&PTNT đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ 5 tấn ngô nếp giống HN88 (từ nguồn dự trữ Quốc gia) để hỗ trợ cho nông dân tại một số địa phương: Đông Triều, Đầm Hà, Hạ Long, Tiên Yên bị ảnh hưởng nặng về diện tích trồng trọt khôi phục sản xuất. Đầu tháng 10 vừa qua, ngay sau khi được Bộ NN&PTNT hỗ trợ, Chi cục đã xây dựng kế hoạch phân bổ và hoàn thành cấp phát toàn bộ giống ngô nếp HN88 cho người dân. Đến nay, nông dân các địa phương được hỗ trợ đã triển khai trồng trên diện tích 250ha và đang có sự sinh trưởng, phát triển tốt.

Với những chính sách đồng hành của tỉnh, cùng ý chí, nghị lực, sự quyết tâm của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, những khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai đã sớm được khắc phục, cuộc sống người dân đã cơ bản ổn định trở lại.



Nguồn

Cùng chủ đề

Từ cách kinh doanh “trọng tình” tới ngôi vương của VinFast tại Việt Nam

Theo các chuyên gia, một trong những bí quyết giúp VinFast từ con số 0 thần tốc vươn lên chiếm lĩnh ngôi vị số 1 thị trường ô tô Việt Nam là chiến lược kinh doanh “trọng tình”, không “bỏ rơi” khách hàng cũ, khiến người đã mua xe VinFast luôn thấy yên tâm suốt vòng đời sản phẩm. Cách làm độc nhất vô nhị của hãng xe Việt cũng góp phần nâng cấp chuẩn mực về sản phẩm và...

Chuẩn bị sản phẩm OCOP phục vụ thị trường cuối năm

Sau khi khắc phục hậu quả của bão số 3 và khôi phục sản xuất ổn định, các đơn vị, doanh nghiệp OCOP của tỉnh đã bắt tay ngay vào hoạt động sản xuất, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường cuối năm. Đồng thời, nhiều sản phẩm mới cũng đang trong kế hoạch đưa ra thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hoá cho dịp Tết. Hiện nay, toàn tỉnh có trên...

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị. Cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh, Việt Nam...

Lộ trình tăng giá điện cần ít tác động đến đời sống, sản xuất, kinh doanh

Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần phải tính đúng, tính đủ giá thành điện sao cho ít tác động nhất đến đời sống dân sinh, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo Quyết định 05 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ thì cơ cấu chi phí giá phát điện, bao gồm các khoản như chi phí phát điện, chi phí truyền tải điện, chi phí phân phối bán lẻ điện và chi phí phụ trợ quản...

Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật năm 2024”

Sáng 10/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, Giáo dục pháp luật Trung ương chủ trì Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024, với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”. Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự tại điểm cầu...

Cùng tác giả

Nhân dân là chủ thể trong xây dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa

Chiều 15/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức tọa đàm "Phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh". Dự tọa đàm có đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh. Tọa đàm có sự tham gia của các nhà...

Bế giảng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 3, khóa 6 năm 2024

Chiều 15/11, tại Trung đoàn 244 (phường Nam Khê, TP Uông Bí), Hội đồng giáo dục Quốc phòng và An ninh (QPAN) tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ bế giảng bồi dưỡng kiến thức QPAN cán bộ thuộc đối tượng 3, khóa 6 năm 2024. Đây là khóa cuối cùng thuộc cán bộ đối tượng 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024. Đến dự Lễ bế giảng có: Đại tá Ngô Xuân Khiên, Trưởng phòng Dân quân tự...

Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp

Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây. Tháng 11 này, tour cho giới siêu giàu trên các đảo vắng ở vịnh Hạ Long được triển khai. Theo đại diện ban tổ chức, tour sẽ mang đến lịch trình và trải nghiệm "chưa từng có" cho những tỷ phú thuộc...

Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tiếp xúc cử tri TP Uông Bí

Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh, chiều 15/11, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, cùng Tổ đại biểu HĐND tỉnh, HĐND TP Uông Bí có buổi tiếp xúc cử tri phường Phương Đông, TP Uông Bí. Thay mặt Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã thông tin khái...

Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh

Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng. Tập đoàn Doji niêm yết giá nhẫn tròn 79,8 - 82,1 triệu đồng/lượng, giảm 1,1 triệu đồng/lượng so với sáng qua. Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 80,12 - 82,22 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra,...

Cùng chuyên mục

Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp

Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây. Tháng 11 này, tour cho giới siêu giàu trên các đảo vắng ở vịnh Hạ Long được triển khai. Theo đại diện ban tổ chức, tour sẽ mang đến lịch trình và trải nghiệm "chưa từng có" cho những tỷ phú thuộc...

Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh

Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng. Tập đoàn Doji niêm yết giá nhẫn tròn 79,8 - 82,1 triệu đồng/lượng, giảm 1,1 triệu đồng/lượng so với sáng qua. Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 80,12 - 82,22 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra,...

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam

Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước. 10 tháng năm nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về hơn 51,7 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với thị phần 21,6%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị...

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng ‘bùng nổ’ cuối năm

Các kênh phân phối bán lẻ lớn đã liên tiếp mở các cửa hàng mới trên khắp cả nước, tung nhiều khuyến mãi để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Doanh nghiệp tăng cường mở mới cửa hàng Giữa tháng 11 vừa qua, Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam (MM Mega Market Việt Nam) tổ chức động thổ Dự án Trung tâm Thương mại MM Mega Market Đà Nẵng tại quận Liên Chiểu, Thành phố...

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá. Nhu cầu tìm nhà cung ứng linh, phụ kiện của tập đoàn nước ngoài đang rất lớn Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thuý - Chuyên gia chính sách công nghiệp, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội: "Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp...

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự hồi sinh của ngành dệt may Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng 8,9% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Tín hiệu tích cực...

Hồng thạch trân châu Trung Quốc hút khách Việt

Hồng thạch mini Trung Quốc (24-26 trái một kg) có màu đỏ bắt mắt đang hút khách Việt dù giá cao gấp đôi hàng nội địa. Lần đầu nhập về khoảng 100 kg hồng mini Trung Quốc, chị Nguyễn Thị Hồng ở Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết toàn bộ số hàng đã bán hết trong ngày. Loại này mỗi ký khoảng 24-26 trái, khi chín quả dẻo như thạch, vị ngọt đậm và thơm. Giá bán dao động 80.000-100.000...

Khai mạc Tuần xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản Quảng Ninh 2024

Tối 14/11, tại Quảng trường 12/11, Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công Thương Quảng Ninh phối hợp với thành phố Cẩm Phả tổ chức khai mạc Tuần Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản Quảng Ninh năm 2024. Tham gia sự kiện có trên 30 gian hàng với trên 150 sản phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất OCOP trên địa bàn 11/13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Tuần lễ...

Tỷ giá tăng mạnh, nhiều ngân hàng lãi lớn

Tỷ giá biến động mạnh trong nửa đầu năm nay khiến mảng kinh doanh ngoại hối mang lại lợi nhuận lớn cho nhiều ngân hàng. Theo thống kê, có 12/29 ngân hàng báo cáo tổng lãi thuần ngoại hối tăng trong 9 tháng đầu năm. Tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của 29 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính lên tới 19.621 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Sau 9 tháng, BIDV...

Vé máy bay Tết Ất Tỵ bán chậm

Còn hơn hai tháng đến Tết nhưng thị trường vé máy bay khá trầm lắng, nhiều chặng bay bận rộn mọi năm vẫn còn vé. Thời gian này mọi năm, nhiều chặng bay đã hết vé từ sớm. Nhưng khảo sát năm nay cho thấy lượng dồi dào, chỉ một vài chặng bay trong ngày cao điểm mùng 4 và 5 tháng Giêng Âm lịch mới ghi nhận tình trạng hết vé tạm thời. Gia đình chị Hoàng Anh, giám đốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất