Powered by Techcity

“Nước rút” hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2023, tuy nhiên đến nay, nhiều sắc thuế thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh không đạt như kỳ vọng, ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn thu NSNN. Để hoàn thành mục tiêu của cả năm, nhiệm vụ đặt ra từ nay đến cuối năm đối với Quảng Ninh rất nặng nề, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các đơn vị, địa phương và sự đồng thuận, chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế.

Nhiều sắc thuế không đạt như kỳ vọng

Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu thu NSNN đạt 54.000 tỷ đồng (thu hoạt động XNK 12.000 tỷ đồng, thu nội địa 42.000 tỷ đồng). Tính đến hết tháng 9, tổng nguồn thu NSNN đạt 41.178 tỷ đồng, bằng 76% dự toán tỉnh giao, bằng 106% kịch bản đầu năm, bằng 101% kịch bản điều chỉnh, bằng 105% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thu từ hoạt động XNK đạt 12.500 tỷ đồng, bằng 104% dự toán, bằng 143% kịch bản đầu năm, bằng 127% kịch bản điều chỉnh, bằng 110% so cùng kỳ 2022. Tuy nhiên, thu nội địa mới đạt 28.678 tỷ đồng, bằng 68% dự toán, bằng 95% kịch bản đầu năm, bằng 92% kịch bản điều chỉnh, bằng 103% so cùng kỳ 2022.

Hoạt động sản xuất tại Cảng xăng dầu B12 (TP Hạ Long). Ảnh: Mạnh Trường
Cảng xăng dầu B12 (TP Hạ Long).

Theo đánh giá của cơ quan thuế, thu nội địa chưa đạt như kỳ vọng có nhiều lý do. Trong đó thu tiền sử dụng đất hiện đạt thấp với số thu đạt khoảng 3.027 tỷ đồng, bằng 40% dự toán, bằng 61% kịch bản đầu năm, bằng 61% kịch bản điều chỉnh, bằng 77% so cùng kỳ 2022. Nguyên nhân thu tiền sử dụng đất chưa đạt như kế hoạch là do thị trường bất động sản kém sôi động, khiến cho giá đất trên thị trường giao dịch giảm mạnh, không tổ chức đấu giá thành công; công tác thuê tư vấn thẩm định để thực hiện đấu giá, đấu thầu gặp nhiều khó khăn. Hiện chỉ có duy nhất TP Móng Cái đạt tốc độ thu bình quân tiền sử dụng đất, còn lại 12/13 địa phương chưa đạt tốc độ thu bình quân. Một số địa phương có tỷ lệ thu thấp như: Đông Triều (18%), Ba Chẽ (9%), Vân Đồn (8%), Hải Hà (7%), Cẩm Phả (3%), Cô Tô (2%).

Cụ thể như tại địa bàn TX Đông Triều, từ đầu năm đến nay, do biến động của thị trường bất động sản đóng băng, nhiều khu dân cư tự xây nằm trong kế hoạch đấu giá thu tiền sử dụng đất mặc dù đã được thị xã đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, thuận tiện cho người dân trong giao thương hàng hoá, gần khu trung tâm hành chính và các chợ, trường học nhưng khi tổ chức đấu giá gần như không có nhà đầu tư tham gia đấu thầu.

Theo lãnh đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch TX Đông Triều: Do giá đấu thầu các khu đất được xây dựng tương đương với giá thị trường khiến cho nhà đầu tư không mặn mà. Do vậy, nhiều cuộc tổ chức đấu giá trên địa bàn thị xã đã không thành công, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu tiền sử dụng đất của địa phương. Hiện số thu tiền sử dụng đất mới đạt 65,5/330 tỷ đồng, bằng 32% so với cùng kỳ 2022.

Hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cửa khẩu cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái). Ảnh: Mạnh Trường
Hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cửa khẩu cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái). 

Đặc biệt, đánh giá theo sắc thuế, khoản thu, hiện chỉ có 10/17 khoản thu đạt tốc độ thu bình quân (75%), gồm: Thu từ DNNN Trung ương quản lý (88%), thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý (85%), thuế thu nhập cá nhân (77%), thuế sử dụng đất nông nghiệp (300%), thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (92%), các loại phí, lệ phí (75%), thu cấp quyền khai thác khoáng sản (112%), thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (76%), thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế (101%), thu khác ngân sách (84%). Còn lại 7/17 khoản thu chưa đạt tốc độ thu bình quân (75%), gồm: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (63%), thu từ khu vực ngoài quốc doanh (61%), lệ phí trước bạ (44%), tiền sử dụng đất (40%), tiền thuê mặt đất, mặt nước (41%), thuế bảo vệ môi trường (55%), thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác (60%).

Đánh giá theo cơ quan thu, về cơ bản các khoản thu do Cục Thuế thu đều đạt tiến độ thu bình quân, tuy nhiên số thu vẫn phụ thuộc nhiều từ ngành than. Còn phần địa phương thu 9 tháng mới đạt 49% dự toán, bằng 87% so với cùng kỳ 2022. Hiện mới chỉ có 5/13 địa phương đạt tốc độ thu bình quân thuế, phí: Móng Cái (90%), Tiên Yên (75%), Hải Hà (77%), Đầm Hà (75%), Cô Tô (83%). Các địa phương còn lại đang phải loay hoay với bài toán đảm bảo nguồn thu từ nay đến cuối năm.

Quyết liệt các giải pháp tăng thu  

Với số thu đến hết tháng 9/2023 là 41.178 tỷ đồng, thì những tháng còn lại của năm, các cơ quan thu NSNN còn phải thu thêm 12.822 tỷ đồng, như vậy đến hết năm 2023 mới đạt 54.000 tỷ đồng như kế hoạch đã đề ra tại Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh.

Hoạt động bốc xúc, tiêu thụ than tại khu vực Hòn Nét - Con Ong (TP Cẩm Phả). Ảnh: Mạnh Trường
Hoạt động bốc xúc, tiêu thụ than tại khu vực Hòn Nét – Con Ong (TP Cẩm Phả).

Từ những đánh giá, phân tích khoản thu đã đạt và dư địa trong những tháng cuối năm, các đơn vị được giao thu NSNN quyết tâm sẽ tăng thu từ hoạt động XNK, trong đó phấn đấu quý IV/2023 đạt 2.000 tỷ đồng, qua đó cả năm sẽ đạt 14.500 tỷ đồng, bằng 121% dự toán tỉnh giao; thu nội địa quý IV/2023 phấn đấu đạt 10.822 tỷ đồng, qua đó cả năm đạt 39.500 tỷ đồng, bằng 94% dự toán (cụ thể thu từ thuế, phí quý IV đạt 8.849 tỷ đồng và cả năm đạt 34.500 tỷ đồng, bằng 100% dự toán; thu tiền sử dụng đất quý IV đạt 1.973 tỷ đồng và cả năm đạt 5.000 tỷ đồng, bằng 67% dự toán).

Với tính toán, đề xuất như trên, dự kiến sẽ có 12/17 khoản thu hoàn thành dự toán vào cuối năm, gồm: Thu từ DNNN Trung ương quản lý (110%), thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý (122%), thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (100%), thuế thu nhập cá nhân (100%), thuế sử dụng đất nông nghiệp (375%), thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (114%), tiền thuê mặt đất, mặt nước (103%), các loại phí, lệ phí (100%), thu cấp quyền khai thác khoáng sản (154%), thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (101%), thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế (105%), thu khác ngân sách (104%). Còn lại 5/17 khoản thu dự kiến không hoàn thành dự toán, gồm: Thu từ khu vực ngoài quốc doanh (90%), lệ phí trước bạ (60%), tiền sử dụng đất (67%), thuế bảo vệ môi trường (71%), thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác (82%).

Cán bộ Chi cục thuế TX Đông Triều hướng dẫn, hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thực hiện kê khai thuế. Ảnh: Mạnh Trường
Cán bộ Chi cục thuế TX Đông Triều hướng dẫn, hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thực hiện kê khai thuế.

Ông Trần Văn Lâm, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết: Với tính toán như hiện tại của đơn vị, về cơ bản các địa phương đều hoàn thành dự toán số thu tiền thuế, phí. Riêng về tiền sử dụng đất, dự kiến chỉ có 3/13 địa phương hoàn thành dự toán (Cẩm Phả 100%, Móng Cái 172%, Bình Liêu 100%), còn lại 10/13 địa phương không hoàn thành dự toán (Quảng Yên 72%, Đông Triều 60%, Hạ Long 54%, Tiên Yên 47%, Uông Bí 43%, Ba Chẽ 27%, Hải Hà 14%, Đầm Hà 12%, Vân Đồn 12%, Cô Tô dưới 10%).

Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN năm 2023 được HĐND tỉnh giao 54.000 tỷ đồng, thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương phấn đấu tăng thu XNK, tăng thu từ thuế phí. Đồng thời khẩn trương, sớm hoàn thành thủ tục về giá đất, đặc biệt là các dự án do tỉnh thực hiện nhằm đảm bảo đủ chỉ tiêu pháp lệnh về thu nội địa HĐND tỉnh giao dự toán đầu năm là 42.000 tỷ đồng.

Sản xuất sản phẩm công nghiệp dệt may tại Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Liên Hợp Việt Nam tại KCN Cảng biển Hải Hà. Ảnh: Mạnh Trường
Sản xuất sản phẩm công nghiệp dệt may tại Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Liên Hợp Việt Nam tại KCN Cảng biển Hải Hà. 

Một số nhiệm vụ, giải pháp được UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo, đó là cần tiếp tục phát huy vai trò của Tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh thu NSNN năm 2023 trên địa bàn theo Quyết định số 1080/QĐ-UBND ngày 26/4/2023 của UBND tỉnh và Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2023 theo Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 28/6/2023 của UBND tỉnh. Trong đó yêu cầu các thành viên Tổ công tác bám sát nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ động giải quyết khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền. Đối với nội dung vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Khách du lịch qua trạm thu, soát vé Bến cảng cao cấp Ao Tiên (Vân Đồn). Ảnh: Mạnh Trường
Khách du lịch qua trạm thu, soát vé Bến cảng cao cấp Ao Tiên (Vân Đồn). 

Đối với Cục Thuế, Cục Hải quan, Sở Tài chính và UBND các địa phương, cần phải theo dõi, triển khai công tác thu, đặc biệt là các doanh nghiệp trọng điểm (than, điện, xăng dầu, xi măng; các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo; doanh nghiệp kinh doanh bất động sản…); thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao tại Văn bản số 2340/UBND-KTTC ngày 25/8/2023 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý thuế; tập trung thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo từng ngành, lĩnh vực trọng điểm, nhạy cảm (các hoạt động giao dịch liên kết, kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có dự án, doanh nghiệp hoạt động xây dựng…). Đồng thời với đó, cần phải tăng cường kiểm tra chặt chẽ các dự án đang nợ đọng thuế, hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh để kịp thời quản lý thu các khoản thuế đầy đủ vào NSNN. Kiên quyết áp dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế theo quy định, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ thuế trên tổng dự toán thấp hơn chỉ tiêu Trung ương giao (dưới 8%).



Nguồn

Cùng chủ đề

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Hải quan Quảng Ninh: Nhiều giải pháp tăng thu ngân sách

Nhiều năm nay, Cục Hải quan tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc số thu NSNN được giao và liên tục đứng trong nhóm 8 đơn vị dẫn đầu toàn Tổng cục về thu ngân sách. Đồng hành cùng doanh nghiệp và khai thác các nguồn thu trọng điểm là chìa khóa cốt lõi giúp Hải quan Quảng Ninh duy trì được thứ hạng trên. Điểm mới trong cách làm của Cục Hải quan tỉnh trong thực hiện thu NSNN là...

Hạ Long: Khó khăn trong thu tiền sử dụng đất

Năm 2024, UBND tỉnh giao TP Hạ Long thu 4.687 tỷ đồng tiền sử dụng đất, nguồn thu này cũng chiếm tới gần 50% tổng số thu ngân sách của thành phố. Tuy nhiên, đến hết ngày 15/10, số thu từ tiền sử dụng đất của thành phố mới đạt gần 800 tỷ đồng (đạt 17% kế hoạch và 77% so với cùng kỳ năm 2023) - con số rất thấp so với chỉ tiêu được giao. Nguyên nhân chính...

Hải quan Quảng Ninh tiếp tục là 1 trong 10 đơn vị có số thu NSNN cao nhất trong toàn ngành Hải quan

Trong 9 tháng năm 2024, Cục Hải quan tỉnh đã bám sát các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, bộ, ngành và tỉnh về thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, hiện, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Theo báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, tính đến hết ngày 20/9, các đơn vị đã thực hiện thủ tục hải quan qua Hệ thống VNACCS/VCIS (thông quan tự động) cho gần 99.600 tờ...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Vướng mắc nào sẽ được tháo gỡ?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát...

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách liên quan xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính cho biết trong quá trình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán, có ý kiến cho rằng việc thu theo...

Eximbank được NHNN chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng

Ngân hàng Eximbank (Mã chứng khoán: EIB) vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm 1.218 tỷ đồng (mức vốn điều lệ trước đây là hơn 17.469 tỷ đồng) thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023 sau khi trích...

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể vượt 16 tỷ USD

Tính chung 10 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm ngoái. Ngành gỗ đang hướng tới triển vọng vượt 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả năm nay, vượt xa mục tiêu trên 14,2 tỷ USD mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt ra từ đầu năm. Tại Công ty Cổ phần Woodsland, kho hàng chờ xuất khẩu luôn sẵn sàng...

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành ‘đại gia’

Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi "chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'. Với giá thành sản xuất khoảng trên dưới 25.000 đồng/kg, nhiều nông dân trồng cà phê đang có thu nhập khủng. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê giao dịch ngày 26-11 ở mức phổ biến 26.000-27.500 đồng/kg tươi và 118.000-120.000 đồng/kg nhân tùy...

Sàn thương mại điện tử có thể xuất hoá đơn thay người bán

Thủ tướng giao Bộ Tài chính sửa Nghị định để người bán có thể ủy nhiệm cho các sàn bán lẻ online lập hóa đơn điện tử giao tới người mua. Tại công điện ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng giới thiệu, giao sản phẩm đến người tiêu dùng. Song sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này khiến cơ quan quản lý gặp thách...

Không lo thiếu thịt lợn dịp Tết

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho biết, đến cuối năm nay tổng sản lượng thịt lợn dự báo vẫn đạt trên 5 triệu tấn. Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Vào dịp cuối năm này, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân lại tăng lên. Dịch bệnh kéo dài rồi đến thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi ở nhiều địa phương. Vậy...

Quy mô kinh tế Đông Nam Á dự báo vượt Nhật Bản vào 2029

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%, quy mô 6 nền kinh tế Đông Nam Á sẽ vượt Nhật Bản vào 2029, theo tính toán của HSBC. Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, quy mô nền kinh tế Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) khoảng 4.000 tỷ USD vào 2023. Mức này đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự...

Lộ diện ngân hàng lãi ‘khủng’ từ bán bảo hiểm

Nhiều ngân hàng ghi nhận doanh thu tăng từ phí dịch vụ bảo hiểm. Đơn cử như KienlongBank trong quý III vừa qua thu từ bảo hiểm gần 40 tỷ đồng, tăng gần 73% cùng kỳ. Báo cáo tài chính quý III của Techcombank cho thấy, thu từ phí dịch vụ bảo hiểm mang về 594 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Techcombank và Manulife Việt Nam có 8 năm hợp...

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (26/11), giá vàng trong nước quay đầu giảm 400.000 - 800.000 đồng/lượng. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 86 triệu đồng, vàng nhẫn mức 85 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,6 - 86,6 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 400.00 đồng/lượng so với sáng qua. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất