Powered by Techcity

Nông dân 4.0 – Báo Quảng Ninh điện tử

Chủ động bắt nhịp và ứng dụng tiến bộ khoa học vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, những nông dân thời công nghệ 4.0 đã thay đổi tư duy, cách làm để tiếp cận gần hơn với nền nông nghiệp thông minh. Cũng từ sự trợ lực của cánh tay công nghệ, nhiều nông sản của Quảng Ninh ngày càng vươn xa, khẳng định thương hiệu trên thị trường và mang lại thu nhập khá cho người nông dân.

Nông dân phường Phương Nam (TP Uông Bí) tập livestream bán vải chín sớm. Ảnh: Hồng Hoàn (CTV)

Thay đổi tư duy – thay đổi phương thức làm giàu

Mùa vải chín sớm năm nay, những hộ dân trồng vải phường Phương Nam (TP Uông Bí) đã bắt tay với một số người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội chuyên review về nông sản để livestream, quảng bá, bán vải chín sớm. Hướng đi này nhận được sự phản hồi tích cực khi trong vòng 20 ngày, 100% sản lượng vải chín sớm Phương Nam của các hộ dân đã được tiêu thụ với giá bán trung bình 38.000 đồng/kg, đạt tổng doanh thu gần 61 tỷ đồng, tăng 10,8 tỷ đồng so với năm 2023.

Ông Bùi Văn Trà, Chủ tịch Hội Nông dân phường Phương Nam, chia sẻ: Đối với người nông dân, kênh bán hàng qua sàn thương mại điện tử thực sự là hướng đi rất mới mẻ, nhưng có thể thấy được tiềm năng và thế mạnh của nó. Năm nay, nhờ việc livestream mà quả vải chín sớm Phương Nam được người dân trong và ngoài nước, nhất là những người trẻ biết đến nhiều hơn. Giá trị kinh tế cũng hiệu quả hơn, mỗi cân vải có thể bán được từ 50.000-60.000 đồng, trong khi bán theo hình thức truyền thống thường là từ 35.000-40.000 đồng/kg.

Livestream bán hàng hay khai thác các nền tảng mạng xã hội để mở rộng đầu ra cho nông sản cũng đang là lựa chọn của nhiều người làm nông nghiệp Quảng Ninh trong thời buổi công nghệ số. Chị Nguyễn Thị Thu Thương, chủ Cơ sở sản xuất ruốc tép Long Thương (TX Quảng Yên) cho biết: Ngoài bán hàng theo phương thức truyền thống như giao hàng vào các chợ, trung tâm thương mại, cơ sở đã quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua facebook, zalo, tiktok và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Nhờ đó kinh doanh thuận lợi hơn, thương hiệu được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng và sử dụng nhiều hơn. Hiện mỗi năm cơ sở đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng.

Chủ cơ sở sản xuất mắm tép – mắm ruốc Long Thương (TX Quảng Yên) quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội.

Còn với cơ sở sản xuất nước mắm sá sùng của anh Phan Mạnh (TP Hạ Long), việc livestream quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng tiktok, facebook được anh thực hiện thường xuyên. “Ngoài việc livestream bán hàng, tôi cũng đăng tải các video về quy trình chế biến, sản xuất các sản phẩm mắm sá sùng. Các bài đăng nhận được rất nhiều lượt tương tác, nhờ đó, bạn hàng cũng ngày càng nhiều hơn” – Anh Phan Mạnh cho biết.

Đặc biệt, nhiều nông dân cũng đã mạnh dạn đổi mới phương thức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào tối ưu hóa quá trình canh tác, nâng cao năng suất, giá trị nông sản.

Anh Phan Mạnh thường xuyên livestream bán hàng và giới thiệu sản phẩm của cơ sở trên các trang mạng xã hội.

Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, ông Đồng Quang Cường (xã Cẩm La, TX Quảng Yên) không cần thiết phải có mặt tại trang trại của mình mà vẫn có thể nắm rõ tình hình chăn nuôi. Việc vận hành trang trại 3,5ha với trên 15.000 con gia cầm đã thuận lợi hơn rất nhiều nhờ áp dụng chuyển đổi số. Thời gian còn lại ông Cường dành cho việc nghiên cứu thị trường, kết nối bạn hàng và hoạch định chiến lược phát triển trong tương lai.

Ông Cường chia sẻ: Trang trại được lắp đặt hệ thống điều khiển, tự động hóa như máy cho ăn tự động, nước uống tự động, hệ thống làm mát, khử mùi… Các thông số về độ ẩm, môi trường, ánh sáng, nhiệt độ sẽ được giám sát và kiểm soát ngay trên điện thoại thông minh. Dù ở không gian, thời gian nào, tôi cũng nắm rõ tình hình sản xuất thực tế, có thể trực tiếp điều chỉnh thông qua các mã lệnh được cài đặt trên ứng dụng, qua đó xử lý những tình huống phát sinh. Làm nông nghiệp bây giờ đỡ vất vả hơn trước rất nhiều.

Ông Đồng Quang Cường (bên trái) đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ số để kiểm soát quy trình chăn nuôi vịt tại trang trại của mình. Ảnh Hội Nông dân tỉnh cung cấp

Còn với gia đình ông Nguyễn Văn Cử (xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà), việc đầu tư hệ thống tưới tiêu tiết kiệm đã hỗ trợ rất nhiều cho gia đình ông trong việc chăm sóc chè. Với 6.000m2 chè Ngọc Thúy, ông mạnh dạn đầu tư lắp đặt 6 trụ tưới tiết kiệm. Các trụ này sẽ tự động quay và tưới phun xung quanh trên cơ sở tận dụng nguồn nước sẵn có của gia đình. Ông Cử cho biết: Từ khi ứng dụng mô hình, mỗi năm gia đình tôi thu hoạch được 7 lứa chè, tăng 1 lứa so với trước đây. Tổng sản lượng chè ước đạt 20 tấn/năm, cho doanh thu hơn 100 triệu đồng. Thời gian tưới nước cũng giảm từ 12 tiếng xuống còn 30 phút mỗi ngày; so với tưới tràn trước kia, mô hình này đã tiết kiệm được tới 60% lượng nước.

Ông Nguyễn Văn Cử (xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà) kiểm tra các trụ tưới tiết kiệm nước. Ảnh: Trần Trinh (CTV)

Tiếp sức cho nông dân làm chủ khoa học

Công nghệ 4.0 đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và nông dân. Tiếp cận và làm chủ công nghệ số sẽ là “chìa khóa” quan trọng để người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào toàn bộ quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…

Từ những lợi ích của chuyển đổi số mang lại, thời gian qua, các ban, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, khích lệ nông dân, chủ cơ sở sản xuất, HTX đổi mới, đầu tư công nghệ, bắt nhịp với kỷ nguyên số. Đơn cử như Hội Nông dân các cấp đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để nâng cao nhận thức, hành động về chuyển đổi số trong nông dân. Cụ thể tổ chức các hội nghị tuyên truyền công nghệ số, công nghệ thông tin về sản xuất nông nghiệp cho nông dân; hướng dẫn hội viên Hội Nông dân trong việc tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; giới thiệu các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt…

Nông dân Cô Tô sử dụng máy gặt lúa để nâng cao năng suất lao động.

Toàn tỉnh cũng đã thành lập 1.473 tổ công nghệ số cộng đồng, bao phủ toàn bộ 177 xã, phường, thị trấn và 1.452 thôn, bản, khu phố với sự tham gia của hơn 11.000 thành viên. Với nhiều nỗ lực và cách làm linh hoạt, các tổ công nghệ số cộng đồng đã tích cực hỗ trợ người dân, giúp lan toả công nghệ số đến mọi ngóc ngách của cuộc sống, đồng thời đóng góp quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi số toàn tỉnh. 

Hay như Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp TX Đông Triều. Nhằm khuyến khích người dân áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đầu tháng 4 năm nay, đơn vị này đã tổ chức trình diễn sử dụng thiết bị bay không người lái vào phun thuốc trừ sâu tại cánh đồng sản xuất lúa tập trung 7,5ha của 56 hộ dân thôn Đồng Ý. Buổi trình diễn đã thu hút được nhiều hộ dân tham quan.

Sử dụng thiết bị bay không người lái trong phun thuốc bảo vệ thực vật tại xã Việt Dân (TX Đông Triều). Ảnh: Cổng TTĐT Đông Triều.

Theo ông Bùi Văn Hanh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp TX Đông Triều: Việc phun thuốc trừ sâu trên lúa bằng thiết bị máy bay không người lái có ưu điểm là độ phân tán hạt thuốc đều, thời gian phun ngắn, chỉ khoảng 10-15 phút/ha cây trồng, có thể phun diện tích lớn, phun tập trung và sẽ tiết kiệm được 30% lượng thuốc và 90% lượng nước so với phương thức thủ công và đảm bảo an toàn cho người nông dân do không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình phun thuốc. Việc sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật cho các cánh đồng đã được Đông Triều triển khai từ năm 2021 đến nay. Hiện Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thị xã đã phổ biến kỹ thuật này đến các hộ dân của 20 xã, phường trên địa bàn. Đây cũng đang là một hướng đi trên hành trình chuyển đổi số của ngành nông nghiệp thị xã. 

Trang trại Trứng gà Tân An (TX Quảng Yên) sử dụng máy cho gà ăn tự động để kiểm soát lượng thức ăn và nâng cao hiệu suất làm việc.

Các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh cũng chủ động hỗ trợ phát triển sản phẩm có lợi thế. Chỉ đạo bố trí nguồn lực tập trung, tăng hỗ trợ lãi suất, máy móc, nhà xưởng, thiết bị sản xuất, hạ tầng vùng sản xuất tập trung… Số lượng máy và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không ngừng tăng. Toàn tỉnh hiện có trên 7.000 máy làm đất các loại, đáp ứng 90% diện tích canh tác, trên 2.500 máy tuốt đập, 3.000 máy xay xát đáp ứng trên 95% nhu cầu sản xuất và trên 700 máy gieo sạ, đáp ứng khoảng 40% diện tích cấy lúa…

Mô hình trồng chè sử dụng thiết bị tưới tự động nông dân xã Quảng Thành (huyện Hải Hà).

Hiện tại, ngành nông nghiệp Quảng Ninh cũng đang đặt mục tiêu phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; quản lý nông nghiệp dựa trên công nghệ số, xây dựng nền tảng dữ liệu số phục vụ quản lý ngành; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý giám sát nguồn gốc nông sản, chuỗi cung ứng sản phẩm; phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

“Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển đổi mô hình sản xuất giúp người nông dân tiếp cận khoa học công nghệ trong sản xuất. Người nông dân cũng cần thay đổi tư duy, chủ động bắt nhịp với xu thế chung của thế giới để thay đổi phương thức sản xuất, canh tác, nhằm nâng cao giá trị nông sản, từng bước đưa ngành nông nghiệp phát triển bền vững” – Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Nông dân thị xã Quảng Yên rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ hoa Tết Ất Tỵ 2025

Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần. Tại thị xã Quảng Yên, thời điểm này, các hộ nông dân trồng hoa trên địa bàn đang tất bật với công việc gieo trồng và chăm hoa để đưa ra thị trường đúng vào dịp Tết Ất Tỵ sắp tới. Khung cảnh nơi đây đã bắt đầu nhuộm đậm "hơi thở" mùa xuân. Về xã Tiền An – Làng hoa truyền thống của thị xã Quảng Yên, năm nay, các hộ nông dân...

Nông dân Quảng Ninh phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết

Thông qua nhiều phần việc, mô hình, hội viên, nông dân Quảng Ninh đã thể hiện vai trò tích cực trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh, góp phần phát huy, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Theo ông Đỗ Ngọc Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh (HND), công tác chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giới thiệu cán bộ, hội viên ưu tú để Đảng xem xét kết nạp...

Khởi nghiệp từ sản vật quê hương

Một ngày mới của chị Đỗ Thị Thuỳ (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) bắt đầu bằng việc ra bến cảng Cái Rồng đón mua hải sản tươi sống của ngư dân. Đây là nguồn nguyên liệu chính để chị Thuỳ chế biến các loại ruốc hàu, ruốc bề bề, ruốc tôm, cua, ghẹ… cung ứng ra thị trường. Sinh ra, lớn lên ở Vân Đồn, chị Đỗ Thị Thuỳ rất quen thuộc với nghề chài lưới và các loại...

Hình thức tổ chức sản xuất của người nông dân ngày càng phát huy hiệu quả

Trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất, là một trong những tiêu chí quan trọng, vì đây là phương thức tổ chức cho người nông dân phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Người nông dân sẽ không sản xuất riêng lẻ mà được khuyến khích tham gia vào hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã,...

Cùng tác giả

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2024, với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Thắng lợi nhờ chuyển dịch đơn hàng bất ngờ Sáng 25/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động năm 2024 và...

TP Hạ Long: Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

Chiều 25/12, thành phố Hạ Long tổ chức lễ truy tặng danh hiệu cao quý cấp Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Ất có đại diện thân nhân gia đình là bà Nguyễn Thị Hiên, trú tại khu 4, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long. Mẹ Phạm Thị Ất sinh năm 1915, sinh ra và lớn lên tại phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Mẹ có 2 con trai và 2...

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia. Ngày 24/12/2024, tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp...

 Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái: Thu ngân sách nhà nước đạt 2.388 tỷ đồng

Ngày 25/12, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm, Chi cục đã thực hiện thủ tục cho 97.766 tờ khai với tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt 4,13 tỷ USD, tăng 21% về tờ khai và tăng 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Chiều 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ...

Cùng chuyên mục

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2024, với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Thắng lợi nhờ chuyển dịch đơn hàng bất ngờ Sáng 25/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động năm 2024 và...

 Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái: Thu ngân sách nhà nước đạt 2.388 tỷ đồng

Ngày 25/12, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm, Chi cục đã thực hiện thủ tục cho 97.766 tờ khai với tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt 4,13 tỷ USD, tăng 21% về tờ khai và tăng 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt...

Hải Hà: Trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân

Hôm nay 25/12, UBND huyện Hải Hà tổ chức trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quảng Minh. Đây là những hộ dân đầu tiên trên địa bàn huyện được trao Quyết định giao khu vực nuôi biển. Theo đó, hạn mức mặt nước cấp phép cho các hộ dân nuôi trồng có diện tích từ 9.000m2 cho đến dưới 1ha; thời hạn giao trong vòng 10 năm....

Việt Nam vẫn là đối tác có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Singapore lớn nhất

Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tháng 11 tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực (tăng 31,32%), qua đó giữ vững tốc độ tăng trưởng 11 tháng của năm 2024 ở mức 32,11% so với cùng kỳ 2023. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết tình hình thương mại trong tháng 11/2024 của nước này với thế giới thể hiện tín hiệu tích cực khi cả ba chỉ tiêu là tổng kim ngạch...

‘Cháy’ vé máy bay Tết từ TPHCM đi các tỉnh thành

Nhiều đường bay từ TPHCM đi các địa phương trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (từ 21/1 tới 28/1/2025) đã có tỷ lệ đặt chỗ 90-100%. Cục Hàng không Việt Nam vừa có thông tin về tình hình đặt chỗ trên các đường bay nội địa dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (từ 21/1 tới 28/1/2025), tỷ lệ đặt chỗ...

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo

Năm 2024, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ 17 triệu tấn, Thái Lan 10 triệu tấn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, Việt Nam đã đạt kỷ lục cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu, khoảng 9 triệu tấn với 5,7 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600...

Giá xăng có thể đảo chiều giảm trong kỳ điều hành ngày mai 26/12?

Theo VPI, tại kỳ điều hành ngày mai (26/12), giá xăng có thể giảm 1,8%, còn giá dầu có thể giảm 0,1-1,2% nếu Liên bộ Tài chính-Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy tại kỳ điều hành ngày mai (26/12), giá xăng có thể giảm 1,8%, trong khi giá dầu có thể...

Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phục hồi bền bỉ với tốc độ phục hồi tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi nhưng cũng biến động khó lường. Trải qua một năm đầy biến động với thách thức nhiều hơn cơ hội, Việt Nam đã hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản. Hầu hết các lĩnh vực...

Giá lợn hơi liên tục tăng, cao hơn cả Trung Quốc, Thái Lan

Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg. Mức giá này chênh lệch khá lớn so với các nước trong khu vực, cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia từ 13.000 - 14.000 đồng/kg. Thị trường lợn hơi ngày 24/12 tiếp đà tăng tại cả ba miền. Theo khảo sát, lợn hơi trên cả nước có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, giá lợn hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng ở Vĩnh Phúc, Phú...

147 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024

Theo tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh, triển khai chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024, toàn tỉnh có 6.000 hộ tham gia. Kết thúc chương trình có 147 hộ đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện”. Nhằm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, từ ngày 25-31/5, Công ty Điện lực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất