Powered by Techcity

Nỗ lực trở thành nhà cung cấp thực phẩm Halal toàn cầu

Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, xuất khẩu sản phẩm Halal của chúng ta vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong khi đó, đây là khu vực thị trường giàu tiềm năng với mức chi tiêu của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu cho thực phẩm Halal đạt khoảng 1.900 tỷ USD trong năm 2024 và dự kiến đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2050.

Chế biến cà rốt xuất khẩu tại Công ty cổ phần AMEII Việt Nam, tỉnh Hải Dương. (Ảnh TRẦN ÐỨC)

Nguyên nhân là do doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal như: Chi phí đầu tư cao, thông tin về văn hóa Halal, thị trường Halal, tiêu chuẩn Halal còn nhiều hạn chế…

Nhu cầu hàng Halal tăng cao

Bà Nguyễn Minh Phương, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công thương) cho biết: Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Halal của Việt Nam sang thị trường Trung Ðông và châu Phi ước đạt gần 700 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Ai Cập, Nam Phi, Nigeria chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoảng 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Ðông và châu Phi là sản phẩm Halal.

Các mặt hàng thủy sản, nông sản và thực phẩm chế biến Halal cũng chiếm khoảng 30-35% tổng kim ngạch xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang khu vực này. Tuy nhiên, đây vẫn là con số ít ỏi so với nhu cầu thực tế bởi khu vực Trung Ðông có thu nhập và tỷ lệ tiêu dùng bình quân đầu người cao, phần đông là người Hồi giáo nhưng lương thực, thực phẩm gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Tương tự, tại khu vực Bắc Phi, nhu cầu thực phẩm nhập khẩu rất cao. Hiện các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Ðông và châu Phi là thủy sản, gạo, tiêu, điều, cà-phê và các sản phẩm từ dừa. Thực phẩm chế biến gồm thịt gia cầm, thịt bò, sữa…




Tại khu vực Ðông Nam Á, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia Phạm Thế Cường thông tin, Indonesia có dân số lớn thứ 4 thế giới với 87% là người Hồi giáo. Năm 2023, quy mô thị trường Halal Indonesia đạt khoảng 279 tỷ USD. Dự báo năm 2025 sẽ đạt 282 tỷ USD, chiếm 11,34% chi tiêu sản phẩm Halal toàn cầu. Sự gia tăng này là nhờ tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, nhập khẩu của Indonesia.

Mặt khác, nước này có tầng lớp trung lưu lớn với khoảng 50 triệu người và tiếp tục gia tăng nhanh đang là động lực thúc đẩy tiêu dùng. Năm 2023, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng Halal của Indonesia đạt khoảng 14,6 tỷ USD.

Và Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi xuất khẩu các sản phẩm Halal sang Indonesia do đây là thị trường dễ tính hơn so với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản; văn hóa Á Ðông gần gũi với Việt Nam; khoảng cách địa lý gần giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh hàng hóa; được hưởng ưu đãi thuế quan nội khối do thuộc Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) và có các hiệp định thương mại tự do (FTA) khối ASEAN với các đối tác và Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Những năm gần đây, hàng hóa Việt Nam cũng từng bước khẳng định vị thế của mình tại thị trường Indonesia với kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhờ có lợi thế so sánh đối với nhiều nhóm hàng nông, thủy sản. Ngoài ra, nông sản Việt Nam có thuận lợi trong vận chuyển do một số hãng hàng không đã có kết nối đường bay thẳng từ Việt Nam đến Indonesia.

Trong số các mặt hàng nông sản, đáng chú ý là mặt hàng gạo tăng trưởng tới 131,2% và đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn, chiếm tỷ trọng tới 9,8%, đứng thứ 3 trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Malaysia, vượt lên trên cả điện thoại các loại và linh kiện (chiếm 8,5%). Cùng với gạo, mặt hàng cà-phê cũng có mức tăng trưởng ấn tượng tới 117,5% so với cùng kỳ năm trước.

Chế biến thủy sản xuất khẩu ở Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex Hậu Giang. (Ảnh ANH TUẤN)

Xóa bỏ điểm nghẽn

Theo ông Lê Châu Hải Vũ, Giám đốc Công ty tư vấn doanh nghiệp Consultech, Việt Nam có thế mạnh là hàng nông sản và thực phẩm chế biến – những sản phẩm có nhu cầu lớn tại thị trường Hồi giáo. Chúng ta có khả năng cao đưa ngành công nghiệp Halal trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân và thâm nhập sâu vào thị trường Halal toàn cầu.

Ðiều này là nhờ vào ba yếu tố chính: Thế mạnh trong sản xuất, xuất khẩu và phát triển các ngành nông nghiệp, thực phẩm; thị trường xuất khẩu rộng lớn với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, khu vực và liên khu vực; có các chính sách, chiến lược, nền tảng pháp lý quan trọng định hình cho sự phát triển của ngành công nghiệp Halal.

Ngoài ra, các quốc gia Hồi giáo có ấn tượng tốt về chính sách và sự phát triển kinh tế, thương mại và hợp tác quốc tế cũng như sự đầu tư vươn lên của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chưa có tên trong danh sách 30 nhà cung cấp thực phẩm Halal tiêu biểu của toàn cầu.

Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa hiểu nhiều về văn hóa tiêu dùng, kinh doanh của các nước Hồi giáo, dẫn đến tâm lý e ngại và chưa mạnh dạn đầu tư; gặp nhiều khó khăn trong chứng nhận sản phẩm Halal do có nhiều tiêu chuẩn riêng biệt cho từng khu vực thị trường làm phát sinh chi phí; hệ thống sản xuất chưa bảo đảm tiêu chuẩn Halal; thiếu nguồn nhân sự (nhân viên theo đạo Hồi làm quản lý quy trình sản xuất Halal) và thiếu nguyên liệu Halal…

Ðể giải quyết những điểm nghẽn này, bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Giám đốc Marketing Văn phòng chứng nhận Halal (HCA Việt Nam) cho biết: Ðể xuất khẩu vào thị trường Halal, các sản phẩm phải được cấp giấy chứng nhận Halal bởi các tổ chức được công nhận quốc tế. Doanh nghiệp cần chọn tổ chức chứng nhận được chấp nhận ở thị trường xuất khẩu.

Cụ thể như tại Malaysia, tất cả thực phẩm và hàng hóa nhập khẩu được bán trên thị trường Malaysia sẽ không được mô tả là Halal trừ khi tuân thủ các yêu cầu hoặc được chứng nhận là Halal bởi cơ quan chứng nhận Halal nước ngoài được Bộ Phát triển Hồi giáo Malaysia (JAKIM) công nhận.

Tại Saudi Arabia, chứng chỉ Halal phải được cung cấp bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký với Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Saudi Arabia (SFDA). Còn tại UAE, các cơ sở phải có giấy chứng nhận Halal cho sản phẩm cuối cùng và nguyên liệu từ các Tổ chức Chứng nhận Halal đã đăng ký với Bộ Công nghiệp và Công nghệ tiên tiến (MoIAT).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần hết sức chú ý đến việc thiết kế bao bì, dấu hiệu, biểu tượng, logo, tên sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường Halal. Cụ thể như, không sử dụng các hình ảnh minh họa là Haram (bất hợp pháp/không được phép hoặc bị cấm) hoặc hình ảnh dẫn đến hiểu nhầm/ đi ngược lại với nguyên tắc của Luật Hồi giáo.

Tên của sản phẩm không được đặt tên trùng hoặc đồng nghĩa với sản phẩm không phải là Halal như: Hamburger, thịt lợn muối…; không bao gồm tên của các ngày lễ không thuộc về Hồi giáo (thí dụ: Christmas, Valentine,…). Ðồng thời, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật các quy định mới về Halal trên toàn cầu để thuận lợi cho việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal sang các thị trường tiềm năng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngân hàng Việt Nam 2024: Ổn định trước áp lực, nỗ lực để vươn lên

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành ngân hàng Việt Nam tiếp tục giữ vững sự ổn định bất chấp áp lực từ thiên tai và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Báo cáo vừa qua của Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho thấy các ngân hàng lớn vững vàng vượt khó, trong khi nhóm ngân hàng nhỏ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản và lợi...

Nỗ lực thực hiện thành công chủ đề công tác năm

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh lựa chọn chủ đề công tác năm là “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, thể hiện rõ quan điểm của tỉnh trong việc cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội nhanh, mạnh, bền vững với gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa, lấy văn hóa làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển. Với...

Điện ảnh Việt Nam nỗ lực vươn tầm quốc tế

Mỗi năm, có một lượng lớn dự án phim điện ảnh Việt Nam ra mắt và nhiều phim được chọn dự thi quốc tế. Những thành quả bước đầu với giải thưởng vừa tầm mang đến tín hiệu vui, nhưng vẫn chưa tạo nên dấu ấn mang tính quy mô, tầm cỡ. Với chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam, trong đó có công nghiệp điện ảnh, nền điện ảnh Việt đang có điều kiện thuận lợi...

Các doanh nghiệp nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm

Đối mặt với nhiều khó khăn, song Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng năm 2024 ở mức 2 con số. Do đó, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang tăng tốc sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch năm, khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3. Ngay sau cơn bão số 3 đi qua, việc đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, nhất là về khí mỏ, nước mỏ để...

Nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm gỡ “Thẻ vàng IUU” của EC

Chiều 28/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến đến 28 tỉnh, thành phố ven biển. Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiều năm qua, chúng ta đang...

Cùng tác giả

Sắp xếp bộ máy Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Giảm 22 đầu mối

Sau khi sắp xếp lại thành Bộ Kinh tế, Tài chính, sẽ giảm tổng số 22/56 đầu mối (giảm 39,3%), gồm 6/6 tổng cục (100%), giảm 11/44 vụ, cục, văn phòng, thanh tra, giảm 5/9 đơn vị thuộc bộ (55,56%). Chiều 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, tổng số đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Kế...

Bế mạc Phiên họp thứ 40 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao, chiều 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình phiên họp thứ 40. Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; thông qua Chương trình...

Chiêu Mr. Pips Phó Đức Nam lừa nghìn tỉ: Khoe lãi, tặng E-book, đưa tài khoản lỗ về ‘bờ’

Để lôi kéo các nhà đầu tư tham gia đầu tư ngoại hối, chứng khoán quốc tế, nhóm Phó Đức Nam giở chiêu bài tặng sách dạy đầu tư độc quyền, lập nhiều hội nhóm online, liên tục khoe lãi, cam kết đưa tài khoản lỗ về "bờ'... Trao đổi với PV, giám đốc phân tích một công ty chứng khoán cho biết các chiêu thức như tặng sách dạy đầu tư để lấy thông tin cá nhân, khoe lãi...

Hợp nhất nguyên trạng Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ

Hai Bộ thống nhất hợp nhất nguyên trạng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ để cộng hưởng, tối ưu hóa thế mạnh. Làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy vào chiều 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ việc hợp nhất hai Bộ là quyết định hết sức đúng đắn, để tối ưu hóa nguồn...

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Thu Đông 2024

Tối 11/12, tại TP Móng Cái đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Thu Đông 2024. Tham dự có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh. Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Thu Đông 2024 có sự tham gia của gần 200 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong nước với 1.180 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, đặc sản vùng miền...

Cùng chuyên mục

Sắp xếp bộ máy Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Giảm 22 đầu mối

Sau khi sắp xếp lại thành Bộ Kinh tế, Tài chính, sẽ giảm tổng số 22/56 đầu mối (giảm 39,3%), gồm 6/6 tổng cục (100%), giảm 11/44 vụ, cục, văn phòng, thanh tra, giảm 5/9 đơn vị thuộc bộ (55,56%). Chiều 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, tổng số đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Kế...

Chiêu Mr. Pips Phó Đức Nam lừa nghìn tỉ: Khoe lãi, tặng E-book, đưa tài khoản lỗ về ‘bờ’

Để lôi kéo các nhà đầu tư tham gia đầu tư ngoại hối, chứng khoán quốc tế, nhóm Phó Đức Nam giở chiêu bài tặng sách dạy đầu tư độc quyền, lập nhiều hội nhóm online, liên tục khoe lãi, cam kết đưa tài khoản lỗ về "bờ'... Trao đổi với PV, giám đốc phân tích một công ty chứng khoán cho biết các chiêu thức như tặng sách dạy đầu tư để lấy thông tin cá nhân, khoe lãi...

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Thu Đông 2024

Tối 11/12, tại TP Móng Cái đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Thu Đông 2024. Tham dự có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh. Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Thu Đông 2024 có sự tham gia của gần 200 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong nước với 1.180 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, đặc sản vùng miền...

Tăng cường phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

Chiều 11/12, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa 2 bên đến năm 2030. Mục tiêu của chương trình là tăng cường công tác phối hợp trong việc triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững; nâng cao tỷ trọng đóng góp...

ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong cả năm 2024 và năm sau, nhờ các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quả của Chính phủ. Ngày 11/12, ADB công bố ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), theo đó định chế tài chính này nhận định, tăng trưởng kinh tế của châu Á và Thái Bình Dương sẽ vẫn ổn...

Giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng 1,5 triệu đồng/lượng

Chỉ trong vòng hai ngày, giá vàng thế giới đã tăng đến 73 USD/ounce, tương đương 2,24 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt đi lên Trưa nay 11-12, giá vàng thế giới đã trở lại ngưỡng 2.710 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 83,2 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng mạnh đã kéo giá vàng nhẫn và vàng miếng tăng mạnh. Công ty Vàng bạc đá quý...

Oceanbank đổi tên và có lãnh đạo mới từ MB

Oceanbank sẽ đổi tên thành MBV từ 18/12 và vừa bầu chủ tịch, tổng giám đốc mới là nhân sự của Ngân hàng Quân đội. Ngân hàng Quân đội (MB) vừa thông báo về việc đổi tên và bổ nhiệm nhân sự đối với Ngân hàng Đại dương (Oceanbank), sau gần một tháng nhận chuyển giao bắt buộc nhà băng 0 đồng này. Oceanbank sẽ được đổi tên thành Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Việt...

Ngân hàng tăng huy động tiền gửi cuối năm

Đã có 10 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi trong 2 tháng qua, mức tăng từ 0,1-0,7% tùy kỳ hạn, và ngân hàng. Kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiền gửi dao động từ 4,6%-5,95%/năm. Trong khoảng 2 tháng trở lại đây, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại đã rục rịch tăng trở lại, điều này tạo ra sức ép lớn với lãi suất cho vay. Đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng phải...

Xây dựng thương hiệu cho nông sản – cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm. Gần 10.000 sản phẩm OCOP được "lên sàn" Khoảng 5 năm trở lại đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử đã trở thành hướng đi tất yếu giúp người nông dân, các hộ sản...

Thị trường vàng có hiện tượng lạ?

Chỉ trong 2 ngày qua, giá vàng nhẫn tăng gần 1 triệu đồng/lượng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng còn tăng mạnh giá mua vào cao hơn giá vàng miếng SJC từ 300.00 - 500.000 đồng/lượng. Sáng nay (11/12), giá vàng trong nước đồng loạt tăng từ 400.000 - 450.000 đồng/lượng. Giá vàng nhẫn liên tục tăng ngày thứ hai liên tiếp. Cụ thể, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 83,43 - 85,93 triệu đồng/lượng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất