Powered by Techcity

Nỗ lực triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phát triển thêm hơn 2.000 doanh nghiệp mới, qua đó hoàn thành mục tiêu toàn tỉnh có 20.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và số doanh nghiệp giải thể trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng tăng so với cùng kỳ. Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển doanh nghiệp và đặc biệt là đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển, hiện tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp. 

Cán bộ thường trực của các sở, ngành tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh giải quyết TTHC cho doanh nghiệp theo quy trình “5 bước trên môi trường điện tử”.

Theo kết quả báo cáo KT-XH quý I/2024, trên địa bàn tỉnh có 510 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc thành lập mới, đạt 18% so kế hoạch năm 2024 đề ra là thành lập mới 2.000 doanh nghiệp. Số vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 124,3% so với cùng kỳ. Số vốn đăng ký bình quân của mỗi doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là gần 15 tỷ đồng. Cùng với đó, có gần 280 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, tăng 9,9% so với thời điểm này của năm 2023. Luỹ kế đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có gần 17.000 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc đăng ký kinh doanh (trong đó có 11.617 doanh nghiệp và chi nhánh đang hoạt động, có kê khai thuế), với vốn đăng ký đạt hơn 346 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, cũng trong quý I/2024, trên địa bàn tỉnh đã có gần 900 doanh nghiệp tạm ngừng, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2023; 61 doanh nghiệp giải thể, tăng gần 42% so cùng kỳ. Đánh giá về vấn đề này, ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cho rằng, nguyên nhân phần lớn là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, giá cả năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cùng với đó là những khó khăn nội tại của doanh nghiệp do khó tiếp cận thị trường, vốn, nguồn nhân lực…

Với mục tiêu phát triển thêm hơn 2.000 doanh nghiệp trong năm 2024, tỉnh xác định việc đồng hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn sẽ là yếu tố quan trọng nhất. Trong đó, tỉnh đang ưu tiên trước hết vào việc tập trung rà soát, đơn giản hóa, thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC theo quy trình giải quyết “5 bước trên môi trường điện tử” để phục vụ tốt hơn nữa người dân, doanh nghiệp; triển khai mô hình 53 dịch vụ công thiết yếu, mô hình TTHC không giấy tờ, giải quyết TTHC phi địa giới hành chính. Chuẩn hóa, xây dựng mẫu đơn tờ khai điện tử (e-form) theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa… Khai thác hiệu quả Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ…

Các sở, ngành chức năng của tỉnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức chương trình “Cafe Doanh nhân” để đối thoại chính sách, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp vào đầu tháng 5/2024.

Tỉnh cũng sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với tinh thần chủ động, quyết liệt. Trong đó, ưu tiên tập trung vào các giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức về nguồn vốn, nhân lực và mở rộng thị trường. Hiện nay, qua các kênh xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại, các sở, ngành chức năng của tỉnh đã và đang hỗ trợ đưa thông tin sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài (tập trung vào Thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, các nước ASEAN..) để tìm kiếm cơ hội giao thương, tìm kiếm đối tác nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật, bột mì – những sản phẩm sản xuất chủ lực của tỉnh phát triển thêm thị trường xuất khẩu tiềm năng (như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,…).

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp về nguồn lao động, hiện các sở, ngành, đơn vị đang tập trung vào công tác tạo dựng chuỗi liên kết lao động sau đào tạo với doanh nghiệp thông qua công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc miền núi – những vùng còn nhiều tiềm năng về nguồn lao động phổ thông phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời tổ chức các hội nghị giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp và thị trường lao động; tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ có kết nối trực tuyến trong và ngoài tỉnh…

Đặc biệt, dựa vào những kết quả tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua, Quảng Ninh cũng đã chú trọng đến việc thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn kinh tế nước ngoài lớn có khả năng kéo theo nhiều doanh nghiệp sản xuất vệ tinh, tạo thành chuỗi giá trị toàn cầu; thu hút các nhà đầu tư có uy tín, thương hiệu, có năng lực tài chính và trình độ, kinh nghiệm quản lý, có khả năng liên kết và tác động tích cực đến các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Mong WEF hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao trong các lĩnh vực ưu tiên

Sáng 22/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhân dịp dự Hội nghị Thường niên lần thứ 55 của WEF. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Giáo sư K.Schwab đã có buổi giao lưu, phát biểu truyền cảm hứng và động lực mạnh mẽ...

Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Ngày 15/1, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức phiên họp thứ 9 đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì phiên họp. Dự tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí...

Bứt phá phát triển, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia

Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 3,3%. Thặng dư thương mại toàn ngành lập kỷ lục mới, đạt 17,9 tỷ USD, tăng 46,8% so với năm 2023 và chiếm đến 71,6% xuất siêu cả nước. Vượt lên những khó khăn, thách thức từ thiên tai, thị trường, biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa hội nhập quốc tế mạnh mẽ...

‘Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp’

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI...

Doanh nghiệp nỗ lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2025 được dự báo nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Song, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đặt ra nhiều mục tiêu, kế hoạch, giải pháp nỗ lực hoàn thành kế hoạch đề ra, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tích cực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm nay, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV)...

Cùng tác giả

TP Uông Bí kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 – 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025)

Ngày 23/1, TP Uông Bí long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 - 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025) và trao huy hiệu Đảng dịp 3/2. Dự buổi lễ có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Tại buổi lễ các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường vẻ vang 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam....

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Ra mắt phim “Bộ tứ báo thủ”: Hai hoa hậu Kỳ Duyên và Tiểu Vy nhận nhiều lời khen về diễn xuất

Phim Tết “Bộ tứ báo thủ” của đạo diễn Trấn Thành đã có buổi ra mắt khán giả Hà Nội tại Galaxy Mipec Long Biên với đầy đủ dàn diễn viên, đạo diễn. Hai hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Trần Tiểu Vy đã nhận được nhiều lời khen khi lần đầu đảm nhận hai vai diễn dài hơi và có chiều sâu tâm lý. Buổi ra mắt phim có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi...

Tuyên dương, trao thưởng học sinh đoạt giải học sinh giỏi Quốc gia

Ngày 23/1, đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tuyên dương, trao thưởng học sinh đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 – 2025. Cùng dự có các đồng chí: Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ thi...

Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh gia súc, gia cầm

Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y đã phối hợp với địa phương xử lý tổng số 229 vụ vi phạm với tổng số 91.500...

Cùng chuyên mục

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh gia súc, gia cầm

Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y đã phối hợp với địa phương xử lý tổng số 229 vụ vi phạm với tổng số 91.500...

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Giá vàng phi mã, USD hạ nhiệt

Sáng nay (23/1), giá vàng trong nước tăng vọt trên mốc 88 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá USD hạ nhiệt. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 86,2 - 88,2 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng/lượng so với giá vàng sáng qua. Đây cũng là mức giá niêm yết mua vào - bán ra của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh tăng mạnh...

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng gần 1 triệu đồng/lượng, đạt mức cao nhất 3 tháng

Giá vàng nhẫn hôm nay (22/1) tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng, lên 87,2 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất 3 tháng nay. Theo đó, lúc 10h30 sáng nay, giá vàng nhẫn được Doji niêm yết ở mức 86 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 800.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng nay. Giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 85,8 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 600.0000 đồng/lượng. Không chỉ giá vàng nhẫn mà giá vàng miếng...

Thứ trưởng Bộ Công thương kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng xăng, dầu trên địa bàn tỉnh

Chiều 22/1, tại TP Hạ Long, đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã có cuộc kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Công ty Xăng dầu B12 . Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh Quảng Ninh. Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025,...

Bộ NN-PTNN đề xuất áp thuế suất 1% với khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công văn gửi Tổng cục Hải quan đề nghị xem xét lại thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi. Ngày 4/1, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai và một số doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất thức ăn chăn nuôi có văn bản kiến nghị gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất