Powered by Techcity

Nỗ lực thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, phát triển Cà Mau nhanh, xanh, bền vững

Sáng 9/12, tại thành phố Cà Mau, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đại diện các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp; đại diện một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, đối tác phát triển. Sự kiện này diễn ra trong chuỗi hoạt động liên quan Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn OCOP đồng bằng sông Cửu Long năm 2023.

Tại Hội nghị, lãnh đạo tỉnh đã công bố Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, ngày 17/11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển; hệ sinh thái được bảo tồn, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc; trong đó, Cà Mau phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt trên 7,5%/năm.

Quy mô GRDP năm 2030 gấp 2-2,5 lần so với năm 2020. Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng khu vực ngư, nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 23%; công nghiệp-xây dựng chiếm khoảng 36,5%; dịch vụ chiếm khoảng 37%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 3,5%; GRDP bình quân đầu người đạt trên 146 triệu đồng.

Về xã hội, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt trên 80%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65%, trong đó tỷ lệ lao động đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 30%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cà Mau là tỉnh kinh tế phát triển, xã hội văn minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hóa mang bản sắc của con người Cà Mau được giữ gìn và phát huy. Môi trường sinh thái, đa dạng sinh học được bảo vệ, bảo tồn. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, hạ tầng số phát triển đồng bộ, hiện đại. Chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.

Nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Cà Mau là chủ động đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động nguồn lực phát triển kinh tế biển, trọng tâm là đầu tư Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu kinh tế Năm Căn, Đề án xuất khẩu điện tỉnh Cà Mau (sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt), năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, du lịch, hạ tầng phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện chuyển đổi số toàn diện.

Quy hoạch đề ra mục tiêu phát triển, ngư, nông, lâm nghiệp hiện đại, thông minh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp sinh thái hữu cơ. Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng và vận hành trung tâm đầu mối gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản góp phần đẩy mạnh sản xuất, chế biến, phát triển chuỗi giá trị về thủy sản.

Tổ chức, sắp xếp không gian phát triển ngư, nông, lâm nghiệp theo 3 vùng: vùng bắc Cà Mau, vùng nam Cà Mau, vùng ven biển và hải đảo. Trong đó, giữ gìn và bảo vệ hệ sinh thái ngọt ở huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh.

Xây dựng và phát triển tỉnh Cà Mau trở thành một trung tâm kinh tế biển của cả nước; đầu tư xây dựng Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu kinh tế Năm Căn, Cảng sông Ông Đốc gắn với phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị ven biển; phát triển nuôi biển công nghệ cao, hiệu quả và bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong bảo quản sau thu hoạch, chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm biển.

Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo; phát triển và quản lý bền vững kinh tế biển theo phương thức tổng hợp, quản trị biển dựa vào không gian, liên ngành với sự tham gia của các cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh, Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng các ban, bộ, ngành Trung ương, sự phối hợp của các tỉnh, thành phố trong khu vực, ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các chuyên gia, Cà Mau đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1386/QĐ-TTg, ngày 16/11/2023.

Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở để tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập và đối ngoại trên địa bàn; là căn cứ quan trọng để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh. Khai thác hiệu quả các trục tăng trưởng, hành lang kinh tế của tỉnh trong phát triển thương mại và dịch vụ logistics gắn với các chuỗi cung ứng; tăng cường liên kết, hợp tác giao thương, trung chuyển, kết nối thị trường hàng hóa của Cà Mau với cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Phấn đấu đến năm 2030, Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Việc tổ chức Hội nghị này là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và toàn thể nhân dân nắm được các nội dung cơ bản, cốt lõi của quy hoạch, từ đó thống nhất cao trong nhận thức và hành động để triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nội dung của quy hoạch, tạo ra nguồn lực mới, không gian mới, cơ hội phát triển mới, giúp cho tỉnh Cà Mau “cất cánh”, trở thành một cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và xứng tầm là vùng địa đầu cực nam của Tổ quốc.

Nhân dịp này, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, tỉnh Cà Mau đã trao quyết định giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi tới Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Cà Mau, quý vị đại biểu, đại diện các tổ chức, đối tác phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước, quốc tế và các đại biểu lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc tốt đẹp nhất.

Các đồng chí lãnh đạo, đại biểu tham dự Hội nghị.

Thủ tướng nhấn mạnh quy hoạch phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, chỉ ra những khó khăn, thách thức, tồn tại để tìm cách hóa giải, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, quy hoạch đi trước một bước, có tính ổn định, phát triển lâu dài, tránh điều chỉnh quy hoạch tùy tiện; quy hoạch của tỉnh gắn với quy hoạch của vùng, quy hoạch của vùng gắn với quy hoạch quốc gia.

Thủ tướng hoan nghênh tỉnh Cà Mau mặc dù gặp nhiều khó khăn những đã hoàn thành Quy hoạch; vấn đề quan trọng là thực hiện quy hoạch tốt, quá trình này chính sách giám sát, kiểm tra, đôn đốc, có những vấn đề phải điều chỉnh, “không phải cứ quy hoạch xong” vì tình hình còn biến đổi, nhất là biến đổi khí hậu không thể dự báo hết. Quá trình này phải bảo đảm thực hiện tốt, hiệu quả; nếu phải điều chỉnh thì hạn chế tối đa ảnh hưởng quy hoạch chung.

Thủ tướng nêu rõ, về tổng thể, đất nước đang thực hiện thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, theo đó, Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện nhất quán mục tiêu chiến lược phát triển nhanh và bền vững; dựa trên 3 yếu tố nền tảng là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hộ chủ nghĩa; 3 đột phá chiến lược gồm thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng; lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; người dân cũng phải đóng góp vào xây dựng chính sách.

Chúng ta cũng phải thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển.; chính sách quốc phòng “bốn không”. Chúng ta cũng đang nỗ lực xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, cộng đồng quốc tế đánh giá Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế xám màu của thế giới; là hình mẫu trong việc hàn gắn chiến tranh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu lại 5 bài học kinh nghiệm, đó là: độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, nhân dân làm nên lịch sử; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; đại đoàn kết toàn dân tộc; có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Cà Mau phải quyết tâm làm để tạo bước phát triển. Cà Mau vì cả nước, cả nước vì Cà Mau; phải có niềm tin, bản lĩnh, kiên trì; phải kiên trì, kiên định, phát huy tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển, không trông chờ, ỷ lại.

Thủ tướng nêu rõ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất đặc sắc: người dân hiền hòa, yêu nước; có bản sắc văn hóa, cởi mở, thân thiện, thật thà, có di sản đờn ca tài tử; có truyền thống cách mạng hào hùng, một lòng theo Đảng; là vùng sông nước, rừng ngập mặn…

Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với các khó khăn như biến đổi khí hậu, ngập mặn, hạn hán; tiềm năng thì có nhưng giao thông hạn chế. Do đó, để tạo bước phát triển đột phá, Thủ tướng lưu ý các địa phương nói chung, Cà Mau nói riêng cần chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, từ đó giảm chi phí logistics, giảm chi phí đầu vào; nhất là các trục bắc-nam và đông-tây; phải phát triển hệ thống giao thông thủy nội địa của đồng bằng sông Cửu Long, nguồn vốn từ trung ương, địa phương, các doanh nghiệp. Vấn đề là phải thông về tư tưởng, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, làm có trọng tâm, trọng điểm.

Về giáo dục đào tạo, Thủ tướng đề nghị phải mở rộng phân hiệu của các trường đại học lớn, thay vì mỗi tỉnh mở một trường đại học; tăng cường đào tạo nghề, chú trọng tạo sinh kế cho người dân. Đây là khu vực trù phú, tiềm năng thì lớn nhưng cơ chế, chính sách hạn hẹp.

Thủ tướng nêu rõ, thực hiện quy hoạch của Cà Mau thì phải gắn với quy hoạch vùng, nhiệm vụ của vùng gắn với nhiệm vụ của tỉnh; phải nỗ lực giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các doanh nghiệp, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; nghiên cứu đầu tư làm đê kè biển gắn với phát triển du lịch, làm bài bản, đồng bộ. Các dự án vay vốn phải xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.

Thủ tướng chỉ rõ, tỉnh Cà Mau có các đặc điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng Cà Mau là tỉnh cực nam của Tổ quốc, 3 mặt giáp biển; có tiềm năng về năng lượng tái tạo như điện gió (cả gần bờ và ngoài khơi), mặt trời, sinh khối. Vùng sông nước Cà Mau thuận lợi cho việc nuôi tôm. Điều quan trọng là trong nuôi tôm phải tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tỉnh cũng cần khai thác tốt lĩnh vực du lịch vì tỉnh có nhiều đặc thù. Phát triển công nghiệp hóa chất, phân bón.

Theo Thủ tướng, Cà Mau đang thiếu hạ tầng giao thông, do đó hiện chúng ta đang làm đường cao tốc đến tận Đất Mũi. Đảng, Nhà nước và nhân dân tỉnh Cà Mau phải tính nguồn lực để phát triển đường cao tốc. Cần khai thác tối đa đường thủy của vùng sông nước, do đó phải xây dựng cảng thủy nội địa, điều này có thuận lợi là ít phải giải phóng mặt bằng. Về sân bay, cần nghiên cứu nâng cấp, cải tạo đường băng để tiếp nhận máy bay lớn (Boeing, Airbus). Cần khai thác các thế mạnh, đặc sản của tỉnh để thu hút khách du lịch như tôm, đờn ca tài tử.

Cà Mau cũng đang thiếu lao động chất lượng cao, do đó phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thu hút chất xám; kèm theo đó là các cơ chế, chính sách. Cơ chế, chính sách cũng là do chúng ta và trước hết phải do tỉnh.

Thủ tướng nhấn mạnh lại, điều quan trọng là tỉnh phải đẩy nhanh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông như sân bay, cảng biển, đường cao tốc; nguồn lực huy động từ ngân sách trung ương, địa phương, doanh nghiệp. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính; thái độ thân thiện của các cán bộ các cơ quan công quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, lành mạnh, không được tham nhũng, tiêu cực; tất cả vì nhân dân phục vụ. Tỉnh Cà Mau phải đoàn kết, kết hợp sức mạnh bên trong và bên ngoài, huy động nguồn lực hợp tác công tư, đặt mục tiêu, thời hạn cụ thể hoàn thành đường băng sân bay, đường cao tốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với các nhà đầu tư được tỉnh Cà Mau trao quyết định chủ trương đầu tư, khảo sát dự án tại Hội nghị.

Thủ tướng biểu dương Cà Mau có nhiều nỗ lực, cố gắng tổ chức hội nghị này; đạt GRDP cao hơn mức trung bình cả nước, thu nhập bình quân đầu người khá… chứng tỏ chúng ta có thể làm được, tự lực cánh sinh là chính, biết tận dụng nội lực để đi lên là con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa.

Đối với doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu thực hiện với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, cân bằng lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; có trách nhiệm đã hứa phải làm, đã cam kết phải thực hiện, có hiệu quả, sản phẩm, mang lại “cơm, áo, gạo, tiền”, sinh kế, ấm no, hạnh phúc cho người dân. Có khó khăn, vướng mắc thì Đảng bộ, chính quyền phải xử lý, nhân dân phải ủng hộ.

Thủ tướng tin chắc nỗ lực của các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ được đền đáp; cùng nhau chúng ta làm, tất cả vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đảng bộ, chính quyền phải trong sạch, hỗ trợ, đồng hành với các nhà đầu tư.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ GTVT

Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có vai trò quan trọng trong tổng thể chung các nhiệm vụ của Chính phủ, nhất là trong tăng tốc, bứt phá... Chiều tối 28/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và ông Trần Hồng Minh...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các...

Thủ tướng: Chung tay hành động, chung hưởng thành quả khởi nghiệp sáng tạo

Thủ tướng mong muốn cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy khí chất, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam; tạo nên những "kỳ lân" tầm cỡ khu vực và thể giới. Chiều 27/11, tại Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 (Techfest 2024), với chủ đề “Chung tay phát...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường và các chính sách khuyến khích tiêu dùng để khơi thông thị trường trong nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và...

Cùng tác giả

Củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với Singapore, Nhật Bản

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Singapore, Nhật Bản. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân...

Thời của bán hàng qua TikToker

Bán buôn trực tiếp đìu hiu, trong khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đối diện sức ép lớn về cạnh tranh thị phần, những TikToker dần trở thành kênh tìm kiếm khách hàng cho các doanh nghiệp. Và thực tế ngày càng nhiều doanh nghiệp bước chân vào cuộc chơi công nghệ này. Ông Nguyễn Văn Thứ, giám đốc Công ty GC Food (Đồng Nai), chia sẻ trên trang cá nhân khi lần đầu tiên sản phẩm...

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; bảo đảm việc xử lý người chưa thành niên phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức... Sáng 30/11, với 461/463 (chiếm 96,24%) đại biểu tham dự tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích...

Nhạc sĩ Lã Văn Cường qua đời

Nhạc sĩ Lã Văn Cường - nổi tiếng với các tình khúc "Có đôi khi", "Vườn yêu" - qua đời ở tuổi 67. Nhà sưu tầm mỹ thuật Lý Đợi - đồng nghiệp thân thiết với tác giả Có đôi khi - cho biết xót xa khi hay tin báo từ người nhà ông. Một tuần trước, anh còn gặp gỡ ông để bàn kịch bản nhân đêm nhạc kỷ niệm sự nghiệp nhạc sĩ, do cả hai quen biết...

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ năm 2025

Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương từ năm 2025 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Sáng 30/11, với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Quốc hội quyết nghị thành lập...

Cùng chuyên mục

Củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với Singapore, Nhật Bản

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Singapore, Nhật Bản. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân...

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; bảo đảm việc xử lý người chưa thành niên phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức... Sáng 30/11, với 461/463 (chiếm 96,24%) đại biểu tham dự tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích...

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ năm 2025

Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương từ năm 2025 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Sáng 30/11, với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Quốc hội quyết nghị thành lập...

Ngày cuối cùng kỳ họp: Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết và Luật quan trọng

Ngày 30/11, ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết, Luật quan trọng và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Cụ thể, tại phiên sáng Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên; Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố...

Dòng tiền của nhà nước đi tới đâu, phải có cơ chế quản lý và theo dõi tới đó

Với nguyên tắc ở đâu có tiền nhà nước đầu tư thì ở đó phải có cơ chế quản lý và theo dõi đồng tiền đó, đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng phạm vi quản lý, giám sát đối với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50% và cả những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều...

Thông cáo báo chí số 29, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu, ngày 29/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 29 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi...

Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri

HĐND tỉnh có nhiều đổi mới trong hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT). Theo đó, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo các ban HĐND, tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh chủ động triển khai nhiệm vụ, kết hợp nắm tình hình thực tiễn, lắng nghe kiến nghị của cử tri... Khẳng định vai trò cơ quan dân cử trong hệ thống chính trị của tỉnh, để phục vụ cho việc xây dựng dự thảo nghị quyết và hoạt...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 11

Sáng 29/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ nghe, cho ý kiến về tiến độ chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) của HĐND tỉnh và một số nội dung thuộc thẩm quyền. Đồng chí Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp. Từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND tỉnh chủ động từ sớm, phối hợp hiệu quả với...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng ủy Thanh tra tỉnh

Sáng 29/11, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Đảng ủy Thanh tra tỉnh về kết quả thực hiện công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ chính trị từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025 đến nay. Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo một số ban, ngành, đơn...

Quốc vương Campuchia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Chiều 29/11, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Ra tiễn đoàn tại sân bay quốc tế Nội Bài có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội; Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng; cùng một số cán bộ của Văn phòng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất