Powered by Techcity

Nỗ lực thực hiện thành công chủ đề công tác năm

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh lựa chọn chủ đề công tác năm là “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, thể hiện rõ quan điểm của tỉnh trong việc cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội nhanh, mạnh, bền vững với gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa, lấy văn hóa làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển. Với sự quyết tâm, nỗ lực, đoàn kết, chung sức, đồng lòng của các cấp, các ngành, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Quảng Ninh đã và đang đạt nhiều kết quả khả quan trong thực hiện chủ đề công tác năm.

2 tàu biển quốc tế là Noordam (quốc tịch Hà Lan) và Celebrity Solstice (quốc tịch Malta) đưa hơn 4.700 du khách đến với Hạ Long vào đầu tháng 11, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó 3,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024 của tỉnh.

Giữ vị thế cực tăng trưởng của vùng và cả nước

Bước vào năm 2024, trong bối cảnh chung có cả những khó khăn, thách thức, thuận lợi đan xen; nối tiếp thành tựu tăng trưởng 2 con số trong 9 năm liên tiếp (2015-2023), Quảng Ninh xác định phải nỗ lực duy trì đà phát triển ổn định. Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 2 con số, thu NSNN cả năm không thấp hơn 55.600 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, trọng điểm là thu hút vốn FDI cả năm đạt 3 tỷ USD, tổng khách du lịch cả năm đạt trên 19 triệu lượt, trong đó 3,5 triệu lượt khách quốc tế…

Bám sát Nghị quyết số 20-NQ/TU (ngày 27/11/2023) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và Nghị quyết của HĐND tỉnh, ngay từ đầu năm, cấp ủy, chính quyền địa phương, sở, ngành đã khẩn trương xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực để có giải pháp đảm bảo tăng trưởng. Song song với đó, tập trung vào các trụ cột tăng trưởng: Tăng nhanh quy mô, tỷ trọng đóng góp vào GRDP và thu ngân sách của công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư FDI thế hệ mới; giữ ổn định, phát triển hợp lý, bền vững ngành than, điện; phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển kinh tế biển, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Kết thúc nửa đầu năm 2024, GRDP của Quảng Ninh đạt 9,02%, nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Trong đó, dịch vụ tăng cao nhất với 13,85%, cao hơn 2,12% so cùng kỳ năm 2023. Công nghiệp và xây dựng dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tăng 7,68%. Đáng chú ý, các lĩnh vực chủ chốt của khu vực công nghiệp là khai khoáng, điện khí đốt, công nghiệp chế biến, chế tạo đều tăng so với kịch bản tăng trưởng. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò là động lực chính, tăng 23,05%, đóng góp 2,9 điểm trong GRDP. Kết quả trên có được là nhờ những nỗ lực lớn của tỉnh trong bối cảnh khó khăn chung của nửa đầu năm 2024.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương cùng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Quảng Ninh đã kiên trì thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm. Tỉnh tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, nội lực để tích cực chuyển đổi phương thức phát triển; quyết liệt thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy phát triển theo chiều sâu; đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhà máy của Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (Việt Nam) đã xây dựng hoàn thiện tất cả các hạng mục, đi vào hoạt động ổn định tại KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên).

Tuy bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm cao, mọi mặt công tác từ lãnh đạo, chỉ đạo đến lên kế hoạch, triển khai thực hiện đều “dọc ngang thông suốt, trên dưới đồng lòng” và đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng đầu tháng 9, cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào Quảng Ninh đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, các hạ tầng kinh tế – xã hội và hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tính đến hết tháng 10, thu ngân sách nội địa của tỉnh chỉ đạt 78% dự toán, không đạt tốc độ thu bình quân; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng mới đạt 35% kế hoạch giao đầu năm, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (44,6%); thu hút FDI mới đạt 68,2% kế hoạch năm, thu hút vốn đầu tư trong nước ngoài ngân sách tính mới đạt bằng 31,3% kế hoạch năm…

Trước những khó khăn đó, Quảng Ninh vẫn quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng. Đặc biệt, trong 2 tháng còn lại của năm, các cấp, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết, thông báo kết luận của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Tỉnh xác định nỗ lực khai thác tối đa các nguồn lực, các cơ hội phát triển, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu GRDP năm 2024. Trong đó, tập trung điều chỉnh kịch bản tăng trưởng, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, trọng tâm là việc hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người dân đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất, sản lượng. Đồng thời, tháo gỡ, giải quyết tối đa các khó khăn, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, khơi thông điểm nghẽn; giải quyết nhanh chóng các TTHC về đất đai, đầu tư, kinh doanh, cấp phép, thuế, tín dụng, thông quan hàng hóa, làm tốt công tác đền bù, GPMB…

Đối với các ngành, lĩnh vực có dư địa phát triển trong 2 tháng cuối năm, tỉnh yêu cầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để đạt mục tiêu cao nhất. Điển hình là chỉ đạo đẩy mạnh phát triển ngành nông, lâm, thủy sản, đảm bảo một số chỉ tiêu tăng so với kế hoạch đề ra. Yêu cầu ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ về nông sản Quảng Ninh, tập trung vào thị trường xuất khẩu; chủ động nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn ngành than, điện; phấn đấu giá trị tăng thêm ngành khai khoáng bằng 99,52% so cùng kỳ; làm việc cụ thể với từng công ty than, nhà máy điện, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để thay đổi các kịch bản phấn đấu sản xuất kinh doanh các mặt hàng chủ lực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những tháng còn lại của năm 2024…

Sở KH&ĐT, IPA Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức chương trình “Cafe doanh nhân”.

Nhờ những nỗ lực không ngừng và sự linh hoạt ứng phó với các điều kiện khó khăn khách quan, đến hết tháng 9, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GRDP của Quảng Ninh đạt 8,02%. Mặc dù thấp hơn 2,07 điểm % so với tốc độ tăng cùng kỳ, thấp hơn 1,61 điểm % so với kịch bản tăng trưởng 9 tháng đầu năm, nhưng đây là sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3. Trong đó, nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm của tỉnh tiếp tục đạt kết quả tăng trưởng khả quan.

Ước đến hết tháng 10/2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính với mức tăng trưởng đạt 26,01% so cùng kỳ. Khu vực dịch vụ ước tăng 25% so cùng kỳ; tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 16,769 triệu lượt, tăng 20% so cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế ước đạt khoảng 3 triệu lượt. Riêng trong tháng 10, Quảng Ninh ước đón 1,13 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 479.000 lượt. Tổng thu du lịch 10 tháng ước đạt hơn 40.000 tỷ đồng, tăng 38% so cùng kỳ năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 12,6% so cùng kỳ; doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tăng 28,2% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh luỹ kế 10 tháng đạt 2.866 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ, đạt trên 81% kịch bản tăng trưởng…

Văn hóa là nguồn lực nội sinh, động lực phát triển bền vững

Ngày 30/10/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững. Trong chủ đề công tác năm 2024 của tỉnh việc “phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh” tiếp tục là một trong hai nội dung được nhấn mạnh, cho thấy rõ quan điểm của tỉnh là phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội.

Lễ rước sắc phong tại lễ hội đình Lục Nà được tái hiện trong chương trình khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch và lễ hội mùa vàng huyện Bình Liêu năm 2024.

Thực hiện Kế hoạch số 67/KH-UBND (ngày 8/3/2024) của UBND tỉnh về thực hiện chủ đề công tác năm 2024 đối với nhiệm vụ “Phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, các cấp, các ngành, địa phương đã tập trung quán triệt, xây dựng kế hoạch với những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình cụ thể, gắn với triển khai Nghị quyết số 17-NQ/TU (ngày 30/10/2023) của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 383-KH/TU (ngày 26/3/2024) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 869/CTr-UBND (ngày 12/4/2024) của UBND tỉnh.

Trong đó, các nhiệm vụ cụ thể trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh thông qua xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy chế, quy tắc ứng xử, bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh… tiếp tục được các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện. Trong năm, Sở VH&TT đã hoàn thành việc bổ sung, điều chỉnh Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh; xây dựng Bộ tiêu chí khu dân cư văn hóa kiểu mẫu; ban hành và triển khai hiệu quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2024; tổ chức triển khai quy định về xét tặng các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” theo Nghị định số 86/2023/NĐ-CP (ngày 7/12/2023) của Chính phủ. Sở Nội vụ đã tham mưu xây dựng và trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết về tặng thưởng danh hiệu “Công dân ưu tú tỉnh Quảng Ninh”; tiếp tục khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa thể thao từ cấp tỉnh đến cơ sở…

Xác định vấn đề cốt lõi là nét đẹp văn hóa phải được gìn giữ, bảo vệ, xây dựng và phát triển từ trong cộng đồng, lấy người dân là trung tâm và là đối tượng thụ hưởng chính, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn, tỉnh liên tục được tổ chức với nội dung và hình thức đa dạng, góp phần nâng cao chất lượng thụ hưởng của nhân dân. Từ đầu năm đến nay, ở cấp tỉnh đã tổ chức 19 cuộc thi, hoạt động triển lãm, trưng bày, hội diễn, công bố tác phẩm văn học, nghệ thuật về văn hóa, con người Quảng Ninh; 130 buổi biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân khắp các vùng miền trên địa bàn tỉnh.

Ở cấp cơ sở, các hoạt động, sự kiện văn hóa thể thao cũng được tổ chức sôi nổi, phong phú, tiêu biểu như chương trình nghệ thuật mừng Đảng – mừng Xuân; các hoạt động chào mừng Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Quốc tế Lao động (1/5), Ngày Quốc khánh (2/9)… Một số địa phương đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa quy mô, đặc sắc như: Carnaval Hạ Long 2024 với màn biểu diễn thực cảnh trên bờ biển thu hút đông đảo nhân dân và du khách; Tuần Văn hóa – Du lịch và lễ hội mùa vàng huyện Bình Liêu năm 2024 với chủ đề “Bình Liêu – Mùa hội về”; lễ hội Mùa vàng miền soóng cọ Tiên Yên năm 2024; lễ hội Trà Đường Hoa năm 2024…

Tính từ đầu năm, trên toàn địa bàn tỉnh cũng đã có 11 giải thể thao cấp tỉnh; 3 sự kiện thể thao quốc tế, quốc gia được Quảng Ninh đăng cai tổ chức thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Đoàn chuyên gia của Hội đồng Di tích và di chỉ quốc tế (ICOMOS) thẩm định thực địa tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử. Ảnh: Hoàng Nga

Đặc biệt, đầu tháng 11/2024, tất cả các khu dân cư tại 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với chủ đề “Ngày hội đoàn kết – Thắm tình quân dân”. Tại ngày hội, nhân dân các dân tộc và CBCS lực lượng vũ trang trên địa bàn đã cùng tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, tạo khí thế vui tươi, sôi nổi, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thi đua hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ Tổ quốc. Những sắc màu rực rỡ của trang phục truyền thống các dân tộc, những thanh âm rộn ràng, vui tươi của những trò chơi dân gian… đã hòa quyện với nhau tạo thành một bản hợp ca rộn ràng, vui tươi, vẽ nên một bức tranh tươi sáng về những nét đẹp văn hóa, con người Quảng Ninh…

Bên cạnh việc tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, công tác bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị các di sản văn hóa Quảng Ninh tiếp tục được quan tâm. Từ đầu năm tỉnh đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho dự án bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng; khảo sát và đang hoàn thiện hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với 4 hồ sơ: Trang phục truyền thống dân tộc Dao Thanh Phán tỉnh Quảng Ninh; trang phục truyền thống dân tộc Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh; lễ cầu mùa dân tộc Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh và hát đối, hát giao duyên vùng biển tỉnh Quảng Ninh.

Đầu tháng 5/2024, tỉnh đã tổ chức thành công việc tiếp đón và làm việc với Đoàn chuyên gia của Hội đồng Di tích và di chỉ quốc tế (ICOMOS) của UNESCO đến thẩm định thực địa Hồ sơ đề cử Di sản thế giới đối với Quần thể danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc…

Quân và dân xã Bản Sen (huyện Vân Đồn) hòa chung lời ca, điệu múa trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Mạnh Trường

Việc giáo dục, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với những nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc cũng được các sở, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh phối hợp thực hiện hiệu quả. Đến nay, 100% trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức được các chương trình cho học sinh tham quan di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh. Một số trường đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức tham quan, tìm hiểu lịch sử thông qua hiện vật nhằm giáo dục học sinh về di sản. Công tác bảo tồn và phát huy đặc biệt được các địa phương quan tâm chú trọng thông qua phục dựng các nét văn hóa truyền thông, giữ gìn các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số; duy trì các câu lạc bộ văn nghệ dân gian; tổ chức các lễ hội đảm bảo theo quy định…

Với sự quyết tâm, nỗ lực, chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, những thành quả của Quảng Ninh đã đạt được từ đầu năm 2024 đến nay trong thực hiện chủ đề công tác năm sẽ được giữ vững và nâng cao, đưa thêm về cho mảnh đất địa đầu vùng Đông Bắc của Tổ quốc những “trái ngọt” trên hành trình phát triển đẹp giàu, hạnh phúc…



Nguồn

Cùng chủ đề

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hỗ trợ đóng góp lớn trong tổng trị giá xuất nhập khẩu Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ đóng góp lớn trong tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước, tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng...

Nỗ lực trở thành nhà cung cấp thực phẩm Halal toàn cầu

Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, xuất khẩu sản phẩm Halal của chúng ta vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong khi đó, đây là khu vực thị trường giàu tiềm năng với mức chi tiêu của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu cho thực phẩm Halal đạt khoảng 1.900 tỷ USD trong năm 2024 và dự kiến đạt 15.000 tỷ USD vào năm...

Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời tiếp tục phát huy các mô hình hợp tác điển hình như khu công nghiệp Việt Nam-Singapore. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 3/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam. Tổng thống Tharman Shanmugaratnam nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Singapore của Chủ tịch Quốc hội Trần...

Ngân hàng Việt Nam 2024: Ổn định trước áp lực, nỗ lực để vươn lên

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành ngân hàng Việt Nam tiếp tục giữ vững sự ổn định bất chấp áp lực từ thiên tai và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Báo cáo vừa qua của Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho thấy các ngân hàng lớn vững vàng vượt khó, trong khi nhóm ngân hàng nhỏ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản và lợi...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Cùng tác giả

Sức hút mạnh mẽ của du lịch với du khách dịp Tết Ất Tỵ 2025

Dịp Tết Nguyên đán 2025 hứa hẹn chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch khi lượng khách du lịch trong nước, nước ngoài, Việt kiều và khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng với các chuỗi tour, tuyến, dịch vụ phục vụ người dân, du khách dịp Tết. Từ 23 tháng Chạp đến mùng 10 Tết Ất Tỵ 2025, hệ thống Lữ hành Saigontourist trên toàn...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Giá vàng phi mã, USD hạ nhiệt

Sáng nay (23/1), giá vàng trong nước tăng vọt trên mốc 88 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá USD hạ nhiệt. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 86,2 - 88,2 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng/lượng so với giá vàng sáng qua. Đây cũng là mức giá niêm yết mua vào - bán ra của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh tăng mạnh...

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 tại Thuỵ Sĩ, chiều 22/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành APF

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ, đó là hòa bình, dân chủ và đa dạng văn hóa-ngôn ngữ, đoàn kết, hợp tác và phát triển. Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) khai mạc chiều 22/1 tại thành phố Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức,...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 tại Thuỵ Sĩ, chiều 22/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành APF

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ, đó là hòa bình, dân chủ và đa dạng văn hóa-ngôn ngữ, đoàn kết, hợp tác và phát triển. Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) khai mạc chiều 22/1 tại thành phố Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức,...

Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 22/1, nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 và hướng tới kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng. Cùng đi với Tổng Bí thư có đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Xúc động thắp hương tưởng niệm, Tổng Bí thư Tô Lâm...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD tại Davos

Thủ tướng đề nghị OECD xem xét để Việt Nam sớm gia nhập OECD, cho biết Việt Nam sẽ đáp ứng đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn và điều kiện để gia nhập OECD, hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp...

Mong WEF hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao trong các lĩnh vực ưu tiên

Sáng 22/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhân dịp dự Hội nghị Thường niên lần thứ 55 của WEF. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Giáo sư K.Schwab đã có buổi giao lưu, phát biểu truyền cảm hứng và động lực mạnh mẽ...

Việt Nam hoan nghênh phán quyết về bồi thường nạn nhân thảm sát Quảng Nam

Việt Nam hoan nghênh phán quyết vừa qua của Tòa phúc thẩm Seoul, một phán quyết phản ánh sự thật lịch sử, góp phần hiện thực hóa tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Ngày 22/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Tòa phúc thẩm tại Seoul (Hàn Quốc) giữ nguyên phán quyết, yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc bồi thường hơn 30 triệu won...

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 3 nhân sự Bộ Quốc phòng

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 3 nhân sự Bộ Quốc phòng, gồm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Chính ủy Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật và Tư lệnh Quân khu 3. Ngày 22/1, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng. Cụ thể, tại Quyết định số 205/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm Trung tướng Trần Minh Đức, Chủ...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết, động viên cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng

Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 22/1, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân uỷ trung ương, đến thăm, làm việc, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh và các đồn biên phòng trong cả nước. Dự hội nghị tại điểm cầu...

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng quà Tết tại Đầm Hà

Ngày 22/1, đồng chí Nguyễn Hồng Dương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết một số gia đình chính sách trên địa bàn huyện Đầm Hà. Cùng đi có đồng chí Đặng Văn Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện. Đồng chí Nguyễn Hồng Dương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo huyện Đầm Hà đã tặng...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 1

Chiều 22/1, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 1 đánh giá kết quả thực hiện công tác tháng 12/2024; cho ý kiến về công tác trọng tâm trong thời gian tới. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp. Trong tháng 12/2024, Thường trực HĐND tỉnh bát sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng đoàn HĐND tỉnh đã xây dựng và ban...

Tin nổi bật

Tin mới nhất