Powered by Techcity

Nỗ lực thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2021-2025

Ngày 5/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai và các đồng chí phó Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị.

Cùng dự tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ, có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng chủ trì Hội nghị.

Phát biểu ý kiến khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ, Hội nghị rất vui mừng được chào đón và cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, dành thời gian đến dự. Đặc biệt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, do điều kiện bận công tác chưa đến dự được, đã gửi lời chúc mừng đến Hội nghị và kết quả của năm 2023 có thể nói cao hơn năm 2022 và giao nhiệm vụ cho Chính phủ không được chủ quan, thỏa mãn mà phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để năm 2024 lại có kết quả nhiều hơn năm 2023.

Thay mặt Chính phủ và với tình cảm cá nhân, Thủ tướng xin gửi tới đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng toàn thể các đồng chí, quý vị đại biểu lời cảm ơn chân thành, lời chào trân trọng, lời thăm hỏi thân tình và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất!

Thủ tướng nhấn mạnh, trên tinh thần bám sát Kết luận số 64 của Trung ương, Kết luận số 65 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 103 của Quốc hội và tình hình thực tiễn; các báo cáo và dự thảo các Nghị quyết của Chính phủ gửi các đại biểu đã đánh giá đầy đủ, khá toàn diện về bối cảnh tình hình năm 2023, kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời dự báo tình hình; đề ra định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị.

Thủ tướng nêu một số vấn đề trọng tâm, mang tính gợi mở, định hướng để Hội nghị trao đổi, đóng góp ý kiến:

Về bối cảnh tình hình năm 2023: nhìn lại năm 2023, về tổng thể tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; trong đó có “những cơn gió ngược” như lạm phát, lãi suất neo ở mức cao; suy giảm tăng trưởng; hậu quả dịch bệnh kéo dài; cạnh tranh chiến lược, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza; thiên tai, biến đổi khí hậu; nguy cơ mất an ninh lương thực, năng lượng trên toàn cầu…

Ở trong nước, nền kinh tế chịu “tác động kép” của các yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn sau đại dịch Covid-19. Trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, xuất phát điểm thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, có độ mở cao, khả năng chống chịu, sức cạnh tranh còn hạn chế – một biến động nhỏ bên ngoài cũng có thể tác động, ảnh hưởng lớn đến bên trong.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá, làm sâu sắc hơn bối cảnh tình hình năm 2023 và tác động, ảnh hưởng đến nước ta thế nào? Trong bối cảnh đó, Việt Nam thể hiện rõ là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế ra sao? Thí dụ, chúng ta vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trong nước, vừa đẩy mạnh xuất khẩu gạo đạt 8,3 triệu tấn, thu về trên 4,8 tỷ USD, lại góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu…

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước tham dự Hội nghị.

Về công tác chỉ đạo điều hành: việc đánh giá “Nhìn chung, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có kinh nghiệm hơn, đổi mới, chủ động, linh hoạt, hiệu quả hơn” đã đúng chưa, đã khách quan chưa? Điểm mới trong chỉ đạo, điều hành năm 2023 là gì? Phải chăng trong điều kiện khó khăn, Chính phủ, chính quyền địa phương đã bám sát các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn nhằm “xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái” để có được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực như trong báo cáo gửi các đại biểu?

Trên thực tế, các cấp, các ngành, các địa phương đã nắm chắc tình hình và có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả chưa? Đã lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, các tổ chức quốc tế thế nào?

Việc tổ chức kịp thời nhiều hội nghị và ra nhiều quyết sách; việc thành lập 5 Tổ công tác giải ngân đầu tư công và 26 Tổ công tác đến các địa phương góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ta bài học cụ thể gì? Có điểm gì cần lưu ý để tổ chức tốt hơn trong thời gian tới?

Về kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2023: Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, chúng ta đã cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; an sinh xã hội và đời sống người dân được cải thiện; phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt kết quả toàn diện, nổi bật; uy tín, vị thế của đất nước và niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Đánh giá khái quát như vậy đã đúng, đã thực tế và khách quan chưa? Trong bối cảnh tình hình khó khăn, chúng ta khẳng định những kết quả quan trọng, khá toàn diện đạt được, nhưng cũng cần phân tích, đánh giá có được là vì sao? Điều hành tỷ giá, lãi suất, tín dụng năm 2023 có gì nổi bật so với năm 2022? Bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, nợ công, nợ nước ngoài quốc gia ở ngưỡng cảnh báo, nhưng để tận dụng được dư địa chính sách tài khóa này cho phát triển kinh tế-xã hội thì cần phải làm gì trong năm tới? Các cấp, các ngành, các địa phương đúc rút được bài học kinh nghiệm gì trong thực tiễn chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa? Còn những lĩnh vực nào, chỉ tiêu gì có thể làm tốt hơn, cải thiện hơn trong năm 2024?

Một số chỉ tiêu quan trọng đạt cao nhất trong nhiều năm qua (như vốn FDI thực hiện, giải ngân đầu tư công, xuất siêu, thu ngân sách nhà nước, công tác quy hoạch, sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu gạo…) trong bối cảnh khó khăn thể hiện điều gì? Vì sao tình hình thương mại, đầu tư quốc tế khó khăn mà vốn FDI thực hiện vẫn đạt được 23,18 tỷ USD? Giải ngân vốn đầu tư công dự báo đạt 95% kế hoạch, số tuyệt đối cao hơn 146 nghìn tỷ đồng phải chăng là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương? Thu ngân sách nhà nước vượt 8,2% dự toán là do kinh tế phục hồi, do tăng cường quản lý thu, hay do cả 2 nguyên nhân hoặc còn các yếu tố khác, hay do dự toán thu chưa sát thực tế? Việc chúng ta đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu xã hội có được là do đâu? Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực rút ra bài học gì? Kết quả toàn diện, nổi bật của công tác đối ngoại năm 2023 mang lại những cơ hội mới, vận hội mới cần phải tận dụng như thế nào?

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị.

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo quản lý, chỉ đạo điều hành có thể khẳng định: Đạt những kết quả nêu trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, tích cực, đồng hành của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, chủ động, kịp thời, sát thực tiễn, có hiệu quả của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế. Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, làm rõ hơn các yếu tố này để tiếp tục làm tốt hơn, hiệu quả hơn trong năm 2024.

Về tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, Thủ tướng nêu rõ, trong khi chúng ta khẳng định “Kết quả đạt được là cơ bản, nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức”; đề nghị các đại biểu phân tích, làm rõ thêm nguyên nhân chủ quan và nêu giải pháp cụ thể đối với các vấn đề: Còn 5 chỉ tiêu không đạt kế hoạch (trong đó cần đặc biệt lưu ý, cần phải làm gì để năng suất lao động tăng nhanh và bền vững trong thời gian tới); sức ép lạm phát và nợ xấu có xu hướng tăng (nhất là trong bối cảnh lạm phát thế giới neo ở mức cao, đồng tiền nhiều nước mất giá, giá dầu thô, lương thực đang biến động mạnh); những khó khăn, điểm nghẽn trong sản xuất kinh doanh, nhất là về xuất khẩu, thị trường, tiếp cận vốn, vướng mắc trên các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; cơ cấu lại nền kinh tế còn những hạn chế, bất cập gì; cần làm gì để bảo đảm hiệu quả, bền vững? Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường có gì đáng lưu ý và cần quan tâm hơn? Quốc phòng, an ninh, đối ngoại cần chú trọng vấn đề gì? Vì sao tội phạm ma túy, tội phạm mạng vẫn diễn biến phức tạp? Gần đây vẫn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng; phải chăng còn có sự lơ là, chủ quan của một số địa phương, cơ quan, đơn vị?…

Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp tại Văn phòng Chính phủ và trực tuyến đến các địa phương.

Về nguyên nhân tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá, chỉ rõ tồn tại, hạn chế; nguyên nhân khách quan là gì? Và nhất là nguyên nhân chủ quan, phải chăng là do việc nắm bắt, dự báo tình hình và phản ứng chính sách trong một số trường hợp còn bị động, lúng túng, chưa kịp thời, thiếu hiệu quả? Hay do một số cơ quan, đơn vị, một bộ phận cán bộ, công chức chưa chủ động, tích cực, né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai? Việc huy động nguồn lực còn khó khăn, vướng mắc ở đâu, do thể chế hay do điều hành, do tổ chức thực hiện?…

Về bài học kinh nghiệm, Thủ tướng đề nghị các đại biểu nêu rõ những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Phải chăng cần phải theo dõi sát hơn tình hình, có phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả? Cần phải đoàn kết, thống nhất, phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ? Hay cần phải nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và vận dụng sáng tạo, hiệu quả, phù hợp thực tiễn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình?…

Về định hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024: Thủ tướng nêu rõ, về dự báo tình hình năm 2024, đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá, dự báo tình hình năm 2024 có vấn đề gì mới? Có diễn biến gì khác biệt, khó khăn hơn năm 2023?

Về trọng tâm chỉ đạo điều hành: để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, chúng ta cần phải làm gì? Điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa kết hợp với các chính sách khác thế nào? Làm thế nào để vừa thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), vừa đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, trí tuệ nhân tạo, các ngành, lĩnh vực mới nổi, liên kết vùng)?…

Về các đột phá chiến lược: làm thế nào công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế đạt được kết quả tốt hơn, đột phá hơn, hiệu quả hơn, đúng tiến độ và chất lượng cao hơn? Cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, công tác quy hoạch cần tiếp tục đổi mới thế nào? Cần có sáng kiến gì, biện pháp gì để đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng quan trọng quốc gia và hạ tầng chiến lược? Làm sao để huy động được nhiều nguồn lực hơn cho kết cấu hạ tầng chiến lược? Cần có giải pháp gì để tạo chuyển biến có tính đột phá về giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tăng năng suất lao động?…

Quang cảnh Hội nghị.

Về cơ cấu lại nền kinh tế, để bảo đảm cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả hơn cần phải có chính sách, giải pháp gì? Làm sao để thúc đẩy cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, sớm giải quyết các dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ còn lại? Có phải liên kết vùng chính là một động lực mới quan trọng để thúc đẩy phát triển 6 vùng kinh tế-xã hội theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị?…

Về văn hoá, xã hội, môi trường: cần làm gì để giải quyết bài toán gắn kết hài hòa hơn giữa phát triển văn hóa, xã hội với kinh tế? Để phát triển công nghiệp văn hoá, thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân? Để huy động, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu?…

Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Làm thế nào để không bị động, bất ngờ về chiến lược, như chúng ta đã làm tốt trong những năm vừa qua? Để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn kết với phát triển kinh tế-xã hội? Cần có cách làm, giải pháp mới gì để thực hiện hiệu quả cam kết của hoạt động đối ngoại cấp cao? Các cấp, các ngành, các địa phương cần phải làm gì để đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách, tạo đồng thuận xã hội? Để phát huy hơn nữa vai trò của công tác dân vận, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể nhân dân cùng cả nước nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2021-2025?

Tại Hội nghị này, chúng ta rất mong được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu góp ý, chỉ đạo để bổ sung, hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, đặc biệt là chỉ ra những hạn chế, yếu kém, giải pháp để Chính phủ thực hiện hiệu quả hơn trong năm 2024 và những năm tới. Với tinh thần đó, Thủ tướng tuyên bố khai mạc Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng tốc trong năm then chốt của nhiệm kỳ

Năm 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Quảng Ninh trong việc hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, qua đó tạo ra những bứt phá, tạo đà cho nhiệm kỳ mới, sẵn sàng cùng cả nước hiện thực hóa khát vọng phát triển trong kỷ nguyên mới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, toàn tỉnh đang quyết tâm, quyết liệt triển...

10 sự kiện nổi bật của TP Móng Cái năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thử thách, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc TP Móng Cái với khát vọng đổi mới vì mục tiêu phát triển đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, vượt khó thành công, hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, chủ đề công tác năm “Hoàn thành các quy hoạch, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn...

Huyện Đầm Hà: Quyết tâm bứt phá trong năm mới

Quyết tâm có nhiều tăng trưởng bứt phá hơn nữa trên mọi lĩnh vực đã được huyện Đầm Hà cụ thể hóa thành các chỉ tiêu phấn đấu cho cả năm 2025, trong định hướng nhiệm vụ triển khai đồng bộ tới từng cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.  Tạo nền tảng vững vàng Với sự vào cuộc quyết liệt, nhất quán trong chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, lĩnh vực kinh tế năm 2024...

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hỗ trợ đóng góp lớn trong tổng trị giá xuất nhập khẩu Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ đóng góp lớn trong tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước, tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng...

Vững vàng chặng đường mới

Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2024 trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại nặng nề. Với ý chí kiên cường, sức mạnh nội lực, tinh thần vượt khó, tỉnh đã chung sức, đồng lòng hoàn thiện nhiều chỉ tiêu, vững vàng cho chặng đường mới. Bám sát chỉ đạo của trung ương và chủ đề công tác năm 2024 “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về...

Sáng 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào. Tham dự Kỳ họp có Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam...

Quan hệ Việt Nam-Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững

Đại sứ Cuba nhấn mạnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững, đặc biệt, Cuba đang thực hiện những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng ông Rogelio Polanco Fuentes...

Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam

Việt Nam xác định quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ. Chủ tịch Quốc hội Trần...

Bất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnh

Hiệp hội các công ty lữ hành Nga cho biết Việt Nam là điểm đến truyền thống phổ biến cho khách du lịch nghỉ dưỡng biển của Nga, đặc biệt là từ các vùng Ural, Siberia và Viễn Đông. Lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam trong năm 2024 đã tăng 84,9%, đạt 232.300 lượt khách, bất chấp vẫn thiếu các chuyến bay thẳng và thuê bao từ các khu vực. Mặc dù lượng khách du lịch Nga đến Việt...

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Lào đoàn kết, nhất trí, nỗ lực đầu tư, vươn lên phát triển mạnh mẽ

Chiều 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và tham dự Kỳ họp lần thứ 47, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 với chủ đề “Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng”. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ,...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về...

Sáng 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào. Tham dự Kỳ họp có Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam...

Quan hệ Việt Nam-Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững

Đại sứ Cuba nhấn mạnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững, đặc biệt, Cuba đang thực hiện những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng ông Rogelio Polanco Fuentes...

Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam

Việt Nam xác định quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ. Chủ tịch Quốc hội Trần...

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Lào đoàn kết, nhất trí, nỗ lực đầu tư, vươn lên phát triển mạnh mẽ

Chiều 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và tham dự Kỳ họp lần thứ 47, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 với chủ đề “Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng”. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ,...

Thông báo kết quả kiểm tra về công tác tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Chiều 9/1, Đoàn kiểm tra số 1349 của Bộ Chính trị và Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị thông báo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Các đồng chí: Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó trưởng Đoàn kiểm tra 1349; Vũ Đại Thắng,...

Hội nghị trù bị Ban thư ký Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân 2025

Chiều 9/1, tại TP Hạ Long, đã diễn ra Hội nghị trù bị Ban thư ký Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân 2025 và Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp lần thứ 16 giữa các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành của 5 tỉnh/khu đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến phương...

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho phát triển nhà ở xã hội

Ngày 9/1, đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì họp, nghe và cho ý kiến chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển các dự án đầu tư nhà ở xã hội (NOXH) trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp. Với mục tiêu từng bước hiện thực hóa các chủ trương về nâng...

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tăng cường trách nhiệm, sứ mệnh trong giai đoạn phát triển mới

Sáng 9/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu, đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các tỉnh, thành phố phía nam. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Ủy viên...

Hạ Long: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2024 tăng 42%

Ngày 9/1, TP Hạ Long tổ chức hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 78-NQ/TU ban hành ngày 2/1/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về ưu tiên nguồn lực, khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết 78). Nghị quyết 78 được ban hành nhằm tiến tới xóa bỏ khoảng cách chênh lệch giữa các...

Khởi hành vượt hơn 450 hải lý đưa quà Tết ra đảo Cồn Cỏ và Lý Sơn

Ngày 9/1, tại TP Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức đưa Đoàn công tác khoảng 300 đại biểu, cán bộ, chiến sĩ, phóng viên đi thăm, tặng quà Tết cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên 2 huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) và Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Khoảng 300 đại biểu đến từ 35 địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước tham gia chuyến công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất