Powered by Techcity

Nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm gỡ “Thẻ vàng IUU” của EC

Chiều 28/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến đến 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Thủ tướng phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiều năm qua, chúng ta đang phải chịu “Thẻ vàng” IUU của Ủy ban châu Âu (EC), EC đã tiến hành 4 lần thanh tra và chúng ta tập trung thanh tra, khắc phục những vấn đề mà EC chỉ ra; trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 32-CT/TW ngày 10/4/2024, Chính phủ có Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 32 của Ban Bí thư; Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để trung khắc phục các tồn tại, hạn chế trên thực tế thực hiện chống khai thác IUU.

Sau gần 1 năm từ đợt thanh tra lần thứ 4 của EC và sau 7 năm triển khai triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC, cùng với 4 đợt thanh tra thực tế của Đoàn thanh tra EC, mặc dù chúng ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng, được ghi nhận, nhưng nhiều nội dung EC chỉ ra, chúng ta chưa làm được, và đến nay chưa được gỡ “Thẻ vàng”. Do đó thiệt hại nhiều thứ: thiệt hại về uy tín của đất nước; thiệt hại về xuất khẩu thủy hải sản; thiệt hại liên quan chuyển đổi nghề của người dân chậm lại; ý thức chấp hành pháp luật đất nước, quy định chung của thế giới của người dân như thế nào mà tại sao họ vẫn cứ vi phạm; uy tín của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan.

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng nêu rõ, đường lối của Đảng về vấn đề này là rất rõ ràng, vừa qua Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị về vấn đề này để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc. Vậy nguyên nhân ở đâu, giải pháp gì để làm bằng được việc này? Trách nhiệm thuộc về ai? Nhiệm vụ giải pháp sắp tới như thế nào để chúng ta có thể giải quyết việc này?

Theo Thủ tướng, có nhiều việc khó hơn mà chúng ta còn quyết tâm thực hiện được, thế mà cho đến nay, việc này chuyển biến rất chậm. Do đó chúng ta cần thảo luận đánh giá lại những công việc đã triển khai đã “đúng, trúng” chưa, hiệu quả như thế nào, vì sao chưa đạt mục tiêu đề ra? Tới đây phải làm những việc gì?

Chỉ thị của Ban Bí thư đã được ban hành, Nghị quyết của Chính phủ đã có rồi, do đó phải khắc phục bằng được; Quốc hội đã thông qua một số chế tài để xử lý việc này; vấn đề là chúng ta tổ chức thực hiện như thế nào? Đặc biệt là các địa phương thì cấp tỉnh phải chỉ đạo như thế nào? Cấp huyện tổ chức thực hiện ra sao? Cấp xã phường phải quản lý được người dân như thế nào nhưng phải tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân chứ không phải quản lý chặt mà không tạo sinh kế.

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham dự Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Đây là vấn đề tổng hợp, do đó, Thủ tướng đề nghị hội nghị này phải đề ra được đường hướng, chủ trương phải rõ, đặc biệt chính là cơ sở; các tỉnh, thành phố phải có giải pháp chỉ đạo như thế nào, không để dai dẳng mãi 7 năm qua chịu Thẻ vàng IUU.

Thủ tướng đặt vấn đề các nước chung quanh họ quản lý được, vậy chúng ta cần có chế tài gì, cần làm gì nữa? Do đó cơ sở phải nói lên được điều này và tinh thần đã nói là phải làm, đã ra quân là chiến thắng, đã hứa là phải thực hiện, phải có sản phẩm cụ thể. Vấn đề là cách tổ chức, quản lý như thế nào; đi cùng với đó là cách tổ chức sinh kế để ổn định cuộc sống cho người dân.

Thủ tướng nêu rõ, thời gian có hạn, nội dung thảo luận phong phú, yêu cầu phải đạt được mục tiêu, chỉ ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương; đặc biệt là hệ thống chính trị cơ sở phải vào cuộc, không ai làm thay cho địa phương được; các lực lượng chức năng trên biển phải vào cuộc tích cực xử lý việc này.

Chúng ta phải tìm ra giải pháp thỏa đáng, phải phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ kết quả, rõ sản phẩm”, từ đó kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết, sơ kết, ai làm tốt thì biểu dương, khen thưởng, ai làm chưa tốt phải bị xử lý. Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh lại là chúng ta phải quyết tâm làm, không để mất hình ảnh, uy tín của đất nước, ảnh hưởng xuất khẩu…

Đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

* Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về những kết quả đạt được trong công tác chống khai thác IUU, khung pháp lý đã được hoàn thiện theo khuyến nghị của EC: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Nghị định số 38/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định 42/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2028 để xử lý dứt điểm đối với tàu cá “3 không”.

Ngày 12/6/2024, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự để xử lý liên quan đến hành vi đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024).

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 28 tỉnh, thành phố ven biển. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (tại Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 18/01/2024), Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (tại Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 9/5/2024), Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 20230, tầm nhìn đến năm 2050 (tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024).

Về tăng cường công tác quản lý đội tàu, theo dõi, kiểm soát và giám sát hoạt động tàu cá: đến nay đã rà soát, thống kê nắm được tổng số đội tàu cá cả nước là 85.495 chiếc; trong đó tàu đã được đăng ký là 70.910 chiếc; đã công bố hạn ngạch giấy phép tại vùng khơi giai đoạn 2024-2029 là 29.552 giấy phép.

Số lượng tàu cá từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) đạt 98,5% (28.512/28.953 tàu cá), đánh dấu tàu cá đạt 98%. Đối với các tàu cá không đủ điều kiện hoạt động, tàu cá có nguy cơ cao phạm khai thác IUU đã được các địa phương lập danh sách, theo dõi, quản lý.

Công tác theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, ra vào cảng, xuất nhập bến tại một số địa phương đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo quy định.

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Một số cảng cá tại các địa phương như Khánh Hòa (Cảng cá Hòn Rở), Bình Định (Cảng cá Quy Nhơn), Kiên Giang (Cảng cá Tắc Cậu), Bình Thuận (Cảng cá Phan Thiết), Tiền Giang (Cảng Mỹ Tho)… đã tổ chức triển khai thực hiện tương đối tốt công tác theo dõi, kiểm soát hoạt động tàu cá ra vào cảng, giảm sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng. Tuy nhiên, xét về tổng thể việc kiểm soát hoạt động tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác của toàn tỉnh mới đạt khoảng 50% theo quy định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của EC lần thứ 5, theo đó, trên cơ sở tình hình, kết quả chống khai thác IUU hiện nay, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, không tạo sự chuyển biến đột phá sẽ rất khó gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt thanh tra lần thứ 5 của EC, thậm chí nguy cơ cao bị nâng cảnh báo lên “Thẻ đỏ”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ban, bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ và các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU; trong đó cần tập trung cao độ thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách sau:

Chỉ đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an và địa phương tập trung cao điểm nguồn lực ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; đặc biệt tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định…; tăng cường lực lượng công an, biên phòng phối hợp chính quyền cơ sở (xã/phường/thị trấn) tại các địa bàn trọng điểm vừa tuyên truyền vận động, vừa kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa tàu cá, ngư dân có ý định đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Áp dụng triệt để quy định tại Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản, để xử lý nghiêm các hành vi liên quan khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, gửi, vận chuyển thiết bị VMS trái quy định của pháp luật; yêu cầu các tỉnh còn để xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chỉ đạo Bộ Công an, các địa phương tiếp tục rà soát, điều tra, xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật, nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân cố tình hợp thức hóa hồ sơ cho các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Chỉ đạo Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp các bộ, ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra trách nhiệm địa phương trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách trong thực thi công vụ, xử phạt các hành vi khai thác IUU.

Chỉ đạo Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin xác định ranh giới trên biển của Việt Nam với các nước trong khu vực theo quy định cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định, hướng dẫn cho tàu cá, ngư dân hoạt động khai thác hải sản hợp pháp trên các vùng biển theo quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế.

Chỉ đạo các địa phương: khẩn trương hoàn thành công tác quản lý đội tàu, đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá; xử lý dứt điểm tàu cá “03 không” trước ngày 31/12/2024. Điều tra, xử phạt nghiêm các vụ việc vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, ngắt, gửi, vận chuyển VMS trái phép được phát hiện từ đầu năm 2023 đến nay, bảo đảm có kết quả, số liệu chứng minh cụ thể. Kiểm soát chặt chẽ ngay từ trong bờ, kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân, lực lượng chức năng có liên quan không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong thi hành công vụ; bao che, dung túng, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU, để tàu cá vi phạm khai thác IUU ra vào cảng, xuất nhập bến tham gia hoạt động khai thác thủy sản.

Khẩn trương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT) để bảo đảm tính minh bạch, hợp pháp trong xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Bố trí, bảo đảm nguồn lực (nhân lực, kinh phí, phương tiện, trang thiết bị) cho các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan thực hiện nhiệm vụ chống khai thác, trực ban 24/24 giờ để theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, thực thi pháp luật, xử lý các hành vi khai thác IUU. Phân công thành viên Chính phủ chủ trì các Đoàn công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh công tác chống khai thác IUU tại địa phương trước ngày 30/9/2024.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗ lực trở thành nhà cung cấp thực phẩm Halal toàn cầu

Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, xuất khẩu sản phẩm Halal của chúng ta vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong khi đó, đây là khu vực thị trường giàu tiềm năng với mức chi tiêu của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu cho thực phẩm Halal đạt khoảng 1.900 tỷ USD trong năm 2024 và dự kiến đạt 15.000 tỷ USD vào năm...

Ngân hàng Việt Nam 2024: Ổn định trước áp lực, nỗ lực để vươn lên

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành ngân hàng Việt Nam tiếp tục giữ vững sự ổn định bất chấp áp lực từ thiên tai và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Báo cáo vừa qua của Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho thấy các ngân hàng lớn vững vàng vượt khó, trong khi nhóm ngân hàng nhỏ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản và lợi...

Nỗ lực thực hiện thành công chủ đề công tác năm

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh lựa chọn chủ đề công tác năm là “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, thể hiện rõ quan điểm của tỉnh trong việc cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội nhanh, mạnh, bền vững với gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa, lấy văn hóa làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển. Với...

Điện ảnh Việt Nam nỗ lực vươn tầm quốc tế

Mỗi năm, có một lượng lớn dự án phim điện ảnh Việt Nam ra mắt và nhiều phim được chọn dự thi quốc tế. Những thành quả bước đầu với giải thưởng vừa tầm mang đến tín hiệu vui, nhưng vẫn chưa tạo nên dấu ấn mang tính quy mô, tầm cỡ. Với chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam, trong đó có công nghiệp điện ảnh, nền điện ảnh Việt đang có điều kiện thuận lợi...

Các doanh nghiệp nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm

Đối mặt với nhiều khó khăn, song Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng năm 2024 ở mức 2 con số. Do đó, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang tăng tốc sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch năm, khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3. Ngay sau cơn bão số 3 đi qua, việc đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, nhất là về khí mỏ, nước mỏ để...

Cùng tác giả

5 ca sĩ trẻ đông fan nhất 2024: HIEUTHUHAI hay Phương Mỹ Chi?

Nhạc Việt 2024 chứng kiến sự đột phá của loạt nghệ sĩ trẻ. HIEUTHUHAI, Dương Domic, MONO, Phương Mỹ Chi, tlinh là những cái tên ngày càng được chú ý, thu hút nhiều người hâm mộ. 1. HIEUTHUHAI HIEUTHUHAI tên thật là Trần Minh Hiếu, sinh năm 1999, nổi bật từ chương trình King of Rap 2020. Sau cuộc thi, anh và nhóm Gerdnang ra mắt nhiều sản phẩm âm nhạc như: Mamma Mia, Vệ tinh, Nghe như tình yêu, Ngủ...

Chợ mạng vào cao điểm Tết

Ngay sau Black Friday, các thương hiệu đã đồng loạt mở các chuyên mục dành riêng cho sản phẩm Tết trên sàn thương mại điện tử, "đua" tung khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn. Dù chưa tới Tết dương lịch, các sản phẩm Tết Nguyên đán như áo dài, yếm, các phụ kiện thời trang Tết đã "lên sóng" sôi động. Không khí mua sắm trên chợ mạng rộn ràng nhờ những ưu đãi sâu, miễn phí vận chuyển... Sắm Tết...

TP Hạ Long: Thu ngân sách từ phí, lệ phí đạt 4.425 tỷ đồng

Theo thông tin từ UBND TP Hạ Long, tính đến hết ngày 22/12, số thu phí, lệ phí và thu khác đã đạt 4.425 tỷ đồng (bằng 102% dự toán tỉnh và 100% kế hoạch của thành phố, bằng 161% so với cùng kỳ năm 2023). Năm 2024, tổng thu nội địa ngân sách tỉnh giao TP Hạ Long thu là 9.025 tỷ đồng, trong đó số thu từ thuế phí, lệ phí, thu khác là 4.338 tỷ đồng, số...

Những anh trai được cứu

Bằng cách này hay cách khác, tất cả nghệ sĩ tham gia 2 show Anh trai đều được hưởng lợi. Có người được tận hưởng trở lại hào quang sau giai đoạn dài mất hút. Nhiều nghệ sĩ đã bứt lên phủ sóng mạng xã hội. Đầu tiên là trường hợp của SOOBIN Hoàng Sơn. Một năm trước, nam ca sĩ ra mắt MV tiền tỷ Heyyy, mở đầu cho album đầu tay của sự nghiệp. SOOBIN quảng bá rầm...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”

Tối 21/12, thành phố Uông Bí tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật và tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) với chủ đề “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”. Chương trình tọa đàm gặp gỡ các khách mời là những nhân chứng lịch sử và đại diện lực lượng vũ trang thành phố Uông Bí với chủ...

Thành phố Đông Triều: Gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 21/12, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Đông Triều (Quảng Ninh) long trọng tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tại buổi gặp mặt, trong không khí đầm ấm, đồng chí Nguyễn Văn Công, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố, phát biểu ôn lại...

Ủy ban MTTQ tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 21/12, Ủy ban MTTQ tỉnh khóa XII nhiệm kỳ 2024-2029 tổ chức Hội nghị lần thứ 2 đánh giá kết quả chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2024; bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đến dự, chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2024, Ủy ban...

Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh: Đón Bằng công nhận đạt chuẩn mức 1

Sáng 21/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Trường Đào tạo Cán bộ Nguyễn Văn Cừ đạt chuẩn mức 1. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là mốc son đánh dấu chặng đường hơn 60 năm xây dựng và phát triển của Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ. Đến dự buổi lễ có các đồng chí:...

Ngành Nội vụ dồn sức cho nhiệm vụ tinh gọn bộ máy

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo. Tại điểm đầu Quảng Ninh có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Trong năm 2024, toàn ngành Nội vụ đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức...

Tin nổi bật

Tin mới nhất