Powered by Techcity

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu Nghị quyết 06 trong năm 2024

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06), Quảng Ninh đạt nhiều thành công. Kiên trì thực hiện các mục tiêu, tỉnh tiếp tục ưu tiên nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững địa bàn đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo với phương châm lấy người dân làm trung tâm, mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thừa ủy quyền, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tiên Yên đạt chuẩn NTM nâng cao. Ảnh: Thu Chung

Thành quả từ sự nỗ lực

Quảng Ninh luôn lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích. Do đó, ngay từ năm 2020 tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đề án và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06. Đây là một trong những nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán trong chỉ đạo thực hiện các chính sách dân tộc và đầu tư phát triển đối với vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền.

Người dân xã Phong Dụ (huyện Tiên Yên) phát triển chăn nuôi từ nguồn vay vốn tín dụng chính sách.

Với phương châm lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư và quan điểm NSNN là “vốn mồi” có ý nghĩa quan trọng tạo ra động lực để thu hút các nguồn lực khác, tỉnh tiếp tục tạo đột phá trong việc tập trung, ưu tiên dành nguồn lực rất lớn từ ngân sách, đồng thời huy động tổng thể các nguồn lực xã hội để thực hiện Nghị quyết 06 và các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong 3 năm, tỉnh huy động trên 118.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn NSNN khoảng 19.400 tỷ đồng (chiếm khoảng 16%), vốn tín dụng và xã hội hóa khoảng 98.600 tỷ đồng (chiếm 84%).

Như vậy, có thể thấy điểm nổi bật của Quảng Ninh là từ một đồng ngân sách đầu tư, tỉnh đã huy động được hơn 5 đồng ngoài ngân sách để đầu tư phát triển, nâng cao được chất lượng đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Đây cũng là kết quả khẳng định nỗ lực vượt bậc của người dân, thay đổi tư duy, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chủ động tiếp cận nguồn vốn, phát triển sản xuất. Chị Chíu Thị Hoa (thôn Đồng Và, xã Yên Than, huyện Tiên Yên) chia sẻ: Gia đình tôi đã được vay 100 triệu đồng nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết 06 để phát triển vườn ươm cây giống, chăn nuôi dê, trồng 20ha rừng quế, bạch đàn… Mô hình này đã mang lại cho gia đình 200-300 triệu đồng/năm, xây được nhà cửa khang trang, cuộc sống đủ đầy.

Tính đến hết năm 2023, tỉnh không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Trung ương; không còn nhà tạm, nhà ở dột nát; không còn xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới của Trung ương. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đạt 73,348 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2020, cao hơn khoảng 1,23 lần so với thu nhập bình quân cả nước, cao hơn khoảng 2,8 lần so với mục tiêu chung đến năm 2025 của cả nước về nâng mức thu nhập bình quân của người dân vùng DTTS.

Người dân xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu) thu hoạch hồi.

Hiện toàn tỉnh có 99,9% số hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đơn vị xã vùng đồng bào DTTS đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 5,28%. Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước kịp thời thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ 100% kinh phí cấp thẻ BHYT cho người dân sinh sống tại các xã, thôn mới ra khỏi vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn đến hết năm 2025, qua đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số có BHYT đạt trên 98%.

Ông Lý Tài Thông (thôn Bằng Anh, xã Tân Dân, TP Hạ Long) vui mừng chia sẻ: Nghị quyết 06 đã thực sự đi vào cuộc sống, mức sống của nhân dân được nâng lên. Thôn Bằng Anh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhiều người xây được nhà ở khang trang, sạch đẹp. Nhiều hộ đã có xe ô tô và có phương tiện sản xuất hàng hóa hiện đại, thu nhập bình quân đạt trên 100 triệu đồng/người/năm.

Một góc huyện Bình Liêu nhìn từ trên cao.

Hình mẫu để nghiên cứu, nhân rộng

Những thành quả đạt được sau 3 năm triển khai Nghị quyết 06 và các chương trình mục tiêu quốc gia của Quảng Ninh là hết sức căn bản, rõ nét. Đó là minh chứng khách quan, sinh động cho việc cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, khâu đột phá tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Nghị quyết đã sớm đi vào cuộc sống, cụ thể hóa, tạo sự chuyển biến đột phá, hết sức quan trọng về diện mạo nông thôn, miền núi và đời sống nhân dân; tạo nền tảng, cơ sở vững chắc để tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện và hoàn thành thắng lợi toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ trong cả giai đoạn 2021-2025.

Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đề án 409 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 tổ chức ngày 10/4, đồng chí Y Vinh Tơr, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, nhấn mạnh: So sánh với các địa phương tương đồng, Quảng Ninh có thành tích nổi bật nhất, đi đầu trong việc triển khai đầy đủ, hiệu quả các nội dung từ giải quyết cấp bách các nhu cầu, phát triển sản xuất, an sinh xã hội, cho tới thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng sức mạnh tổng hợp. Những quyết tâm, cách làm và kết quả của Quảng Ninh trong triển khai Nghị quyết 06 là điển hình, hình mẫu để các cơ quan Trung ương, đặc biệt là Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, nhân rộng tại các địa phương đặc thù tự cân đối ngân sách như Quảng Ninh trong việc thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đối với địa bàn DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

Từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, toàn tỉnh kiên trì nỗ lực, quyết tâm, củng cố thành quả xây dựng NTM, nâng cao chất lượng đời sống và hạnh phúc của nhân dân, Quảng Ninh nỗ lực hoàn thành 100% mục tiêu của Nghị quyết 06 và các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh cả giai đoạn 2021-2025 trong năm 2024.

Trong đó, tập trung củng cố, nâng chất các chỉ tiêu đã đạt, hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt, nhất là nâng thu nhập bình quân của người dân vùng nông thôn đạt trên 100 triệu đồng/người/năm; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện 3 đột phá chiến lược; rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách cụ thể hóa; thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo theo cơ cấu nguồn thu nhập, phù hợp với lợi thế của từng địa bàn.

Đồng thời, cụ thể hóa, thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TU (ngày 30/10/2023) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững; giữ vững QP-AN và trật tự xã hội nông thôn; tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, trao tặng bằng khen cho cá nhân, tập thể xuất sắc.

Tỉnh Quảng Ninh đã và tiếp tục kiên trì phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; thực hiện có hiệu quả 3 khâu đột phá đề ra tại Nghị quyết 06; tổ chức tốt các phong trào thi đua, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống văn hóa, cách mạng, tinh thần yêu nước, chủ động, sáng tạo và ý chí tự lực, tự cường, vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tập trung xây dựng nông dân văn minh từ sản xuất kinh tế, quản trị xã hội, tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng; bảo đảm vững chắc QP-AN, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, trong sạch, vững mạnh, nhất là ở cơ sở. Đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Chiều 18/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến Đại hội XIV của Đảng. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; tập thể...

TX Quảng Yên: Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân

Ngày 16/11, Thị ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân TX Quảng Yên tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND TX Quảng Yên với nhân dân lần thứ 2 năm 2024. 234 đại biểu, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, công đoàn cơ sở các doanh nghiệp và người lao động, đại diện các tổ chức tôn giáo... trên địa bàn thị xã dự hội nghị. Tại...

Quảng Ninh đồng loạt tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư

Ngày 10/11, tất cả các khu dân cư tại 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đồng loạt tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là năm thứ 3 Ngày hội được tổ chức đồng loạt tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh tạo không khí thi đua phấn khởi, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tính tự chủ của nhân dân. Ngày hội Đại...

Xây dựng Nhà nước pháp quyền: Lợi ích của Tổ quốc, nhân dân lên trên hết

Nghiên cứu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", các nhà khoa học lý luận chính trị nhận định, người đứng đầu Đảng ta truyền đi thông điệp về quyết tâm xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với phương châm đặt “lợi ích của Tổ quốc, nhân dân lên trên hết, trước hết”,...

Cần sớm đầu tư cầu cứng tại huyện Ba Chẽ

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, huyện Ba Chẽ đã bị thiện hại lớn, trong đó hạ tầng giao thông có 02 cầu treo dân sinh bắc qua sông Ba Chẽ là cầu treo Làng Lốc, xã Thanh Lâm và cầu treo Khe Pụt, xã Thanh Sơn bị sập đổ hoàn toàn. Việc này gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và tiềm ẩn nguy cơ  mất an toàn giao thông. Hiện trạng cầu treo Làng Lốc...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Ngày 22/11, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Dự Lễ trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị ICAPP 12

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12). Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất