Powered by Techcity

Những sự kiện trọng đại trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3.9.1945, tức là sau lễ Tuyên ngôn độc lập một ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…” (1).

Ts. Bùi Ngọc Thanh Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Cuộc tổng tuyển cử thần kỳ

Tiếp đó, ngày 8.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14-SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội để thành lập một cơ quan lập pháp chính thống (Quốc hội) của nước Việt Nam mới. Sắc lệnh nói rõ, “Chiểu theo Nghị quyết của quốc dân Đại hội ngày 16 – 17.8.1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hòa và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu ra theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên;

Xét rằng nhân dân Việt Nam do Quốc dân đại hội thay mặt là quyền lực tối cao để ấn định cho nước Việt Nam một Hiến pháp dân chủ cộng hòa;

Xét rằng trong tình thế hiện giờ sự triệu tập Quốc dân đại hội không những có thể thực hiện được mà lại rất cần thiết để cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống nạn ngoại xâm…(2). Chương trình công tác đối nội đầu tiên của Chính phủ liên hiệp lâm thời là, “Làm cho cuộc toàn dân tuyển cử được thành công mỹ mãn và chuẩn bị sẳn sàng việc khai Quốc hội”(3).

Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%). Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử, các Ban bầu cử đã được thành lập cho tới tận xã, làng, bản, ấp do các UBND các cấp chịu trách nhiệm. Danh sách cử tri và các ứng cử viên được niêm yết công khai. Nhân dân sôi nổi trao đổi, tranh luận, nhằm lựa chọn đúng đắn những người xứng đáng nhất đại diện cho mình và hạn chế tới mức thấp nhất tình huống kẻ cơ hội tranh giành quyền lực, chức tước làm tổn hại cách mạng.

Càng gần đến ngày Tổng tuyển cử, khí thế trong cả nước càng sôi nổi. Một số địa phương ở phía Nam do lệnh lùi ngày bầu cử không kịp đến nên vẫn Tổng tuyển cử như kế hoạch đã định là 23.12.1945. Tuy nhiên, ở những nơi đó Tổng tuyển cử vẫn diễn ra và thắng lợi tưng bừng làm cho không khí chính trị trong cả nước sôi động hướng tới ngày 6.1.1946. Uy tín của Đảng, của Bác ngày càng dâng cao. Ở Hà Nội có 118 Chủ tịch các UBND và tất cả các giới làng, xã đã công bố một bản kiến nghị: “Yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh được miễn phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới vì Cụ đã được toàn dân suy tôn làm Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

Bác đã hết sức trân trọng tấm lòng người dân và đã gửi thư cho đồng bào ngoại ô như sau: “Tôi rất cảm động được đồng bào quá yêu mà đề nghị: tôi không phải ra ứng cử, đồng bào các nơi khác cử tôi vào Quốc hội. Nhưng tôi là một công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định.

Tôi ra ứng cử ở Hà Nội, nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa.

Xin cảm tạ các đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”(4).

Ngày 3.1.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì phiên họp của Chính phủ liên hiệp lâm thời để kiểm tra lần cuối các công việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và ngày 5.1.1946, Bác ra lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong Lời kêu gọi có đoạn, “Ngày mai tất cả các bạn cử tri đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập tự do”. Chiều hôm đó Bác đã tham dự cuộc mít tinh lớn của hơn hai vạn nhân dân Thủ đô tại Đông Dương học xá (nay là Trường Đại học bách khoa), nhiệt liệt chào mừng Tổng tuyển cử.

Khu vực bỏ phiếu trong ngày Tổng tuyển cử 6.1.1946. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Một sách lược tuyệt vời về chính sách đoàn kết, tập hợp lực lượng

Ngày 6.1.1946, cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành sôi nổi ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Tại Hà Nội, đúng 7 giờ sáng, tiếng chuông, tiếng trống ở các nhà thờ, các chùa chiền đã vang lên khắp các phố phường, kéo dài tới 15 phút, báo hiệu giờ Tổng tuyển cử bắt đầu.

Hà Nội tổ chức Tổng tuyển cử khá chu đáo, diễn ra với khí thế ngập tràn phấn khởi. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với hàng chục vạn cử tri đã đi làm nghĩa vụ công dân. Người đã bầu cử ở phòng bỏ phiếu tại nhà số 10 phố Hàng Vôi (nay thuộc phố Lý Thái Tổ), sau đó Người còn đi thăm nhiều nơi bỏ phiếu ở các phố Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Trống, Thụy Khuê, Ô Đông Mác…

Có thể khẳng định rằng, Tổng tuyển cử là một cuộc thử thách máu lửa trên phạm vi cả nước mà nhân dân ta đã anh dũng vượt qua và đã chiến thắng.

Ngay tại Thủ đô, ở khu Ngũ Xã, bọn phản động đã huy động một lực lượng khá đông có trang bị súng liên thanh trực tiếp ngăn cản cử tri đi bỏ phiếu; chúng cấm treo cờ đỏ sao vàng, cấm đặt các hòm phiếu… Nhưng nhân dân không hề nao núng, vẫn làm nghĩa vụ công dân khá đầy đủ; 172.765 trên tổng số 187.880, tức 91,95% cử tri của cả 74 khu phố nội đô và 118 thôn, làng ngoại ô đã đi bỏ phiếu.

Trong số 74 ứng cử viên đã có 6 người trúng cử đại biểu Quốc hội. Người trúng cử thấp nhất cũng đạt 52,50% số phiếu hợp lệ. Người trúng cử với số phiếu cao nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh 98,40%.

Ở phía Bắc, một vài nơi đã xảy ra đổ máu. Tại Hải Phòng (các khu vực bỏ phiếu như Nhà hát lớn, phố Tràng Kênh…) quân Tưởng xông vào cướp súng của tự vệ đang bảo vệ hòm phiếu, ta bắn cảnh cáo, chúng huy động lực lượng đến cướp hòm phiếu; công an, tự vệ ta phải giằng co để giữ cho được hòm phiếu. Chúng đã bắt của ta 16 công an, 40 tự vệ và hành hung rất dã man nhiều người khác. Chúng ta đã kịp thời huy động hàng nghìn người mít tinh, biểu tình, thị uy, phản đối kịch liệt hành động của chúng, buộc chúng phải thả những người đã bị bắt. Mặc dù vậy, Hải Phòng vẫn có tới 96% cử tri đi bỏ phiếu (5).

Cử tri đi bỏ phiếu. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Ở các tỉnh, thành phía Nam, nhất là Nam Bộ, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra dưới đạn bom rất ác liệt của quân thù, vì ngay từ cuối tháng 10.1945 sau khi được tăng viện, thực dân Pháp đã đánh phá khắp các tỉnh Nam Bộ, chúng đổ bộ lên Nha Trang, đánh phá rộng ra các tỉnh Nam Trung Bộ và các vùng rừng núi Tây Nguyên. Chúng dự tính trong một thời gian ngắn phải thôn tính cho được từ vĩ tuyền 16 trở vào. Cuộc Tổng tuyển cử gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng nhân dân miền Nam đã thể hiện rõ ý chí độc lập, thống nhất cao, kiên quyết kháng chiến chống lại thực dân Pháp xâm lược; nhiệt liệt ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam. Bất chấp bom đạn của thực dân Pháp, nhân dân vẫn đi bỏ phiếu rất đông.

Nhiều nơi cử tri phải đánh đổi cả xương máu để thực hiện cho được quyền tự do dân chủ của mình. Tại Sài Gòn – Chợ Lớn, quân pháp đã chiếm đóng toàn bộ thành phố và các vùng lân cận. Tiếng súng kháng chiến đã vang lên dưới nhiều hình thức, diệt tề trừ gian; tập kích đốt phá kho tàng của địch… Cuộc Tổng tuyển cử ở đây đã diễn ra trong sự lùng ráp, khủng bố gắt gao của quân thù. Ủy ban hành chính thành phố đã phải chuyển ra ngoại ô phía Tây Nam, nhưng vẫn bám sát chỉ đạo nhân dân nội ô, ngoại ô tiến hành Tổng tuyển cử. Không có nơi đặt hòm phiếu cố định, hàng trăm hòm phiếu được lưu chuyển đến từng ngõ, từng nhà cho cử tri bỏ phiếu; 42 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ Tổng tuyển cử.

Tại Nha Trang, máy bay Pháp ném bom khủng bố làm chết 4 người, 12 người bị thương.

Tại Tân An, máy bay địch xả đạn vào nơi cử tri đang bỏ phiếu, làm 14 người chết, nhiều người bị thương, nhiều nơi phải bỏ phiếu ban đêm, vậy mà có đến 90% cử tri đã hoàn tất việc bỏ phiếu.

Tại Cần Thơ, quận Trà Ôn, làng Đông Thành, máy bay địch oanh tạc dữ dội nhưng 1.827 trong số 2.188 cử tri vẫn đến được hòm phiếu làm nghĩa vụ công dân; ở làng Thành Mỹ Hưng, bất chấp địch càn quét, đánh phá, 4.209 trên 4.288 cử tri vẫn tới được hòm phiếu làm nghĩa vụ của mình.

Ở Mỹ Tho, máy bay địch rà theo kênh, rạch bắn phá suốt ngày, nhưng tại Mỹ Hạnh Đông, cán bộ ta vẫn chèo ghe, xuồng, đánh trống, chở hòm phiếu len lỏi vào các kênh mương, rạch nhỏ nơi đồng bào tản cư để cử tri bỏ phiếu… (6).

Tại Tây Nguyên, hai ngày trước ngày bầu cử, thực dân Pháp đã huy động máy bay liên tục ném bom lửa xuống các làng Ra Đê và tấn công nhiều làng khác cách Buôn Ma Thuột 19 km…

Có thể nói, các tỉnh, thành phía Nam, trừ Tây Ninh, nơi chiến sự đã xảy ra rộng khắp và vô cùng ác liệt, trước ngày bầu cử, một trong hai ứng cử viên đã bị địch giết hại nên không thực hiện được cuộc bầu cử, còn tất cả các tỉnh, thành đều đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử với tuyệt đại bộ phận các cử tri đã đi bỏ phiếu, trong đó nhiều tỉnh cử tri đi bầu đạt tỷ lệ rất cao như Sa Đéc 93,54%, Bạc Liêu 90,77%…

Nhìn chung, cuộc Tổng tuyển cử ở cả 71 tỉnh, thành trong cả nước đã có tới 89% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu, phổ biến đạt mức 80%, nhiều nơi đạt cao tới 95%. Có một vài nơi phải bầu bổ sung, còn tuyệt đại đa số các địa phương chỉ bầu một lần. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu là phụ nữ; 34 đại biểu là người dân tộc thiểu số.

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã ra đời.

Chúng ta không thể không nhắc đến một sự kiện quan trọng trong việc thành lập Quốc hội khóa đầu tiên. Đó là một sách lược tuyệt vời của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chính sách đoàn kết, tập hợp lực lượng, làm dịu tình hình đang hết sức căng thẳng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 2.3.1946. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Sáng 2.3.1946, Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khai mạc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc kỳ họp, Bác đã nêu lên thắng lợi và ý nghĩa lớn lao của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6.1.1946, đã “tỏ cho thế giới, cho toàn dân biết là chúng ta đoàn kết nhất trí”. Sau đó Người đề nghị với Quốc hội mở rộng số đại biểu Quốc hội thêm 70 người nữa; 70 người đó dành cho các vị ở hải ngoại về là Việt Nam quốc dân đảng (Việt quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt cách). Tất cả các đại biểu dự kỳ họp đều tán thành đề nghị của Bác.

Như vậy, Quốc hội khóa I gồm 333 đại biểu được nhân dân bầu ra và 70 đại biểu mở rộng thêm không qua bầu cử, tổng cộng là 403 đại biểu.

______

(1) Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8 (1945-1947), Nxb CTQG, HN 2000, trang 2.

(2) Việt Nam dân quốc công báo, số ra ngày 29.9.1945.

(3) Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, Nxb. CTQG, HN 1994, trang 39.

(4) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. ST, tập 4, HN 1987, trang 71.

(5) Hải Phòng, Lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược, Nxb. QĐND, HN. 1986, tr. 89.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nghĩ về ngày tổng tuyển cử đầu tiên và trách nhiệm thế hệ hôm nay

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước ta, tới nay ý nghĩa và tinh thần của sự kiện này vẫn còn nguyên giá trị. Hướng đến Kỷ niệm 78 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2024), xin trân trọng giới thiệu bài viết: “Nghĩ về ngày Tổng tuyển cử đầu tiên và trách nhiệm...

Cùng tác giả

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18

Đối với cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức TW: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%); giảm 3 đầu mối cấp phòng, tương đương 18,7%. Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện...

Thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với Saudi Arabia, UAE, Qatar

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược quốc gia. Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia , Các Tiểu Vương quốc...

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Truyện thiếu nhi kinh điển Chile được dịch sang tiếng Việt

Tập một "Papelucho" - sách văn học thiếu nhi kinh điển của Chile - ra mắt độc giả trong nước ngày 20/12. Papelucho xuất bản lần đầu vào năm 1947 và hoàn thành 12 cuốn vào năm 1974. Bộ truyện kể lại những chuyến phiêu lưu của chú bé Papelucho tràn đầy năng lượng, giàu suy tư, hài hước và trí tưởng tượng. Cậu không ngần ngại dấn thân vào rắc rối, từ đó nảy ra những giải pháp lạ...

Quảng Yên: Cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, khu phố trong nhiệm kỳ 2025-2027, nhất là trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trưởng thôn, khu phố tham gia hoạt động lần đầu, chiều 24/12, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Quảng Yên đã khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố ở 19 xã, phường trên địa bàn thị xã. Tham...

Cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18

Đối với cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức TW: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%); giảm 3 đầu mối cấp phòng, tương đương 18,7%. Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện...

Thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với Saudi Arabia, UAE, Qatar

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược quốc gia. Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia , Các Tiểu Vương quốc...

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Quảng Yên: Cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, khu phố trong nhiệm kỳ 2025-2027, nhất là trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trưởng thôn, khu phố tham gia hoạt động lần đầu, chiều 24/12, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Quảng Yên đã khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố ở 19 xã, phường trên địa bàn thị xã. Tham...

Đại hội chi bộ điểm đầu tiên tại thành phố Hạ Long

Ngày 24/12, Chi bộ khu phố Đồn Điền trực thuộc Đảng bộ phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là chi bộ được Đảng bộ phường Hà Khẩu chọn là đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho đại hội các chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường. Nhiệm kỳ qua, tập thể Chi bộ đã đoàn kết, thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiệu quả công...

Phát huy mạnh mẽ vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh. Qua 5 năm thi hành Luật PCTN, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến quan trọng, mạnh mẽ. Theo đó, tình trạng tham nhũng được kiềm...

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút ngày 23/12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh. Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Tin nổi bật

Tin mới nhất