Powered by Techcity

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Marx-Lenin

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhờ đó đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất toàn quốc, ngày 5/9/1955. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Cơ sở lý luận quan trọng

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn An Ninh (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng việc cách mạng Việt Nam lựa chọn “con đường đi theo chủ nghĩa Lenin” để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước là thành tựu tư duy lý luận lớn nhất trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dĩ nhiên, từ lý luận mang tính tổng quát của một học thuyết mang tính chất toàn thế giới, khi vận dụng vào thực tiễn của một quốc gia, bao giờ cũng cần tới một hàm lượng lớn của sự sáng tạo của Đảng và của lãnh tụ.

Chính vì vậy, trong thực tiễn nghiên cứu lý luận hiện nay, tất cả các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều có một nhà tư tưởng.

Họ là người đầu tiên nhận thấy, truyền bá và vận dụng thành công chủ nghĩa Marx-Lenin vào quá trình cách mạng của đất nước. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một trường hợp như vậy.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn An Ninh, Lenin coi lý luận về “sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân” là “trọng tâm và nội dung chủ yếu của học thuyết Marx.”

Người cũng là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản Nga đã thực hiện thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917).

Tóm lại, tư tưởng giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng xã hội, giải phóng con người là trục chính của học thuyết này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo ở chỗ, lấy học thuyết về giải phóng giai cấp làm cơ sở lý luận cho quá trình giải phóng dân tộc.

Trước đó, tất cả các nhà cách mạng Việt Nam đều trên lập trường “dân tộc chủ nghĩa.” Chính vì vậy mà đương thời, cụ Phan Bội Châu đã đánh giá “chủ nghĩa xã hội là chiếc xe tăng xông vào thành trì của chủ nghĩa dân tộc.”

Đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở “công nông là gốc của cách mệnh,” “các giai cấp khác là bầu bạn” của cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước là một tư tưởng rất mới mẻ và rất sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Như thực tiễn đã xác nhận, đây là một tư tưởng rất đúng đắn vì phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Một sáng tạo lớn cần phải kể tới là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề trách nhiệm của các Đảng Cộng sản đương thời với vấn đề giải phóng dân tộc thuộc địa.

Chính Lenin là người đầu tiên đề cập đến trách nhiệm này trong một văn kiện quan trọng của Đại hội lần thứ II Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1920).

Tại Đại hội này, V.I.Lênin đã trình bày “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” và đã được cả Đại hội ủng hộ. Từ đây, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã đặt tiến trình giải phóng dân tộc trong tiến trình cách mạng vô sản và coi “cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.”

Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập và rèn luyện “là con nòi của dân tộc,” là Đảng của giai cấp công nhân và đồng thời là “Đảng của dân tộc Việt Nam.” Giải phóng dân tộc để tạo tiền đề giải phóng các giai cấp bị áp bức bóc lột là một cách tiếp cận rất mới mẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” cũng là một ví dụ tiêu biểu tư duy sáng tạo Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm một năm ngày V.I.Lênin qua đời, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài “Lênin và các dân tộc thuộc địa,” trên tạp chí Đỏ (Liên Xô) số 2 (1925).

Khẳng định những cống hiến lớn lao của Lênin, Người viết: “Trong lịch sử cuộc đời khổ đau và bị mất quyền của các dân tộc thuộc địa, Lênin là người sáng tạo ra cuộc đời mới, là ngọn hải đăng chỉ dẫn con đường đi tới giải phóng cho toàn thể nhân loại bị áp bức.”

Từ tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn độc lập của dân tộc với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Nước giành được độc lập thì nhân dân phải được hưởng những giá trị của chủ nghĩa xã hội: “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc; ai cũng được học hành.”

Phù hợp với điều kiện của cách mạng Việt Nam

Phân tích về cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Thị Thanh Hà, Phó Viện trưởng Viện Xã hội học và phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết C.Marx và Ph.Engels khẳng định, cách mạng vô sản sẽ nổ ra đồng loạt ở các nước tư bản phát triển như: Anh, Pháp, Mỹ.

Đến Lenin, ông đã có bước phát triển khi cho rằng, cách mạng vô sản có thể nổ ra ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển trung bình như Nga và ở những nước thuộc địa, cách mạng vô sản chỉ có thể thành công khi cách mạng vô sản ở chính quốc thành công, sau đó trở lại cách mạng vô sản ở chính quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo quan điểm của Lênin khi cho rằng: “Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không nhất thiết phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, mà có thể chủ động giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.”

Đây là cái nhìn hết sức mới mẻ và độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính việc vận dụng sáng tạo lý luận này của chủ nghĩa Marx-Lenin vào cách mạng Việt Nam mà Việt Nam đã giành thắng lợi năm 1945.

Về đấu tranh giai cấp, trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, qua khảo sát thực tế ở các nước trên các châu lục Âu, Phi, Mỹ và ngay cả trên đất Pháp, nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã rút ra nhận xét rằng: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc mọi sự đau khổ của công nhân, nông dân lao động ở cả “chính quốc” cũng như ở thuộc địa; cách mạng tư sản Pháp cũng như cách mạng tư sản Mỹ là cách mạng không đến nơi; “‘Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.”

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không “bê” nguyên xi lý luận của chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, bởi theo Người, “Marx đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại.”

Vì vậy, chủ nghĩa Marx-Lenin cho rằng vấn đề giai cấp quyết định vấn đề dân tộc: “Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ.”

Nhưng nhận xét về tính đặc thù của cuộc đấu tranh giai cấp ở phương Đông, Hồ Chí Minh viết: “Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế không giống như xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây;” “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng.”

Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng ở Việt Nam đấu tranh giai cấp phải gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc trên lập trường giai cấp vô sản.

Về lực lượng cách mạng, theo chủ nghĩa Marx-Lenin, để cách mạng vô sản thành công cần có sự liên minh giai cấp: công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức.

Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một, hai người;” “sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền;” “công-nông là người chủ cách mệnh,” “công-nông là gốc cách mệnh;” “dân tộc cách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”…

Trong bối cảnh hiện nay, Đảng ta khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin và chính điều này đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác,” Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Thị Thanh Hà nhấn mạnh.

Tạo nên sức mạnh của cả dân tộc

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn An Ninh cho rằng, việc vận dụng trung thành và sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin có ý nghĩa rất quan trọng trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.

Đầu tiên là giá trị định hướng chiến lược cho cách mạng Việt Nam. Từ khi lựa chọn “con đường đi theo chủ nghĩa Lenin,” cách mạng Việt Nam đã liên tục giành những thắng lợi vĩ đại và đưa cả dân tộc tiến cùng thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa Marx-Lenin khẳng định muốn có chủ nghĩa xã hội phải trên cơ sở vật chất của các cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của giai cấp công nhân; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng cơ sở vật chất của xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, “xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh”… là những giải pháp rất cơ bản được gợi ý từ chủ nghĩa Marx-Lenin.

Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 8, khoá XIII. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Đặc biệt, vận dụng sáng tạo sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin giúp cho vị thế làm chủ của giai cấp công nhân, của nhân dân mà sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại, phải thường xuyên được củng cố, phát triển.

Đó là liên kết bền vững và cơ bản nhất tạo nên sức mạnh của cả dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Thị Thanh Hà cho rằng, trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, chủ nghĩa Marx-Lenin luôn là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của cách mạng Việt Nam.

Bởi chủ nghĩa Marx-Lenin là một hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp luận khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của loài người, của tinh hoa văn hóa mà nhân loại đã sáng tạo ra.

Chủ nghĩa Marx-Lenin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hóa về nhiều mặt, đã đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho con người./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà 67

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở và làm việc trong Khu Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dâng hương tưởng niệm Người tại Nhà 67. Kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch (1954-2024), sáng 15/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ...

Thủ tướng dự Lễ đặt biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Rio de Janeiro

Thủ tướng nhấn mạnh, Biển tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Rio de Janeiro, nơi giao thoa các nền văn hóa, sẽ trở thành một điểm đến ý nghĩa, lịch sử... Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình dự Hội nghị G20 và hoạt động song phương tại Brazil, sáng 17/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khánh thành đặt biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí...

Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch nước Lương Cường chỉ rõ việc đặt bức tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong khuôn viên của công viên mang tên Người đã tiếp tục thực hiện sứ mệnh kết nối hai dân tộc. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, sáng 10/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam

Chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS 10, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất