Powered by Techcity

Những miền quê đáng sống

Những miền quê nơi vùng Đông Bắc địa đầu Tổ quốc đang trải qua một cuộc “lột xác” kỳ diệu nhờ chương trình xây dựng NTM và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Tỉnh ủy. Đường làng, ngõ xóm được mở rộng, nhựa hóa, bê tông hóa sạch đẹp, điện cao áp chiếu sáng, mô hình camera an ninh góp phần giữ làng quê yên bình, đời sống nhân dân được cải thiện, đủ đầy, giàu có hơn… Những miền quê Quảng Ninh giờ đây không chỉ đẹp về cảnh sắc, mà còn ấm no, thịnh vượng, là nơi lý tưởng để người dân xây dựng cuộc sống an lành, hạnh phúc.

Huyện miền núi, biên giới Bình Liêu đổi thay từng ngày với những bản làng trù phú. Ảnh: La Lành (CTV)

Nông thôn “thay áo” mới

Một ngày của nông dân Dương Thị Lụa (xã NTM kiểu mẫu Dực Yên, huyện Đầm Hà) bắt đầu bằng việc kiểm tra khu nhà trồng nấm và tưới ẩm cho các phôi nấm. Năm 2024 gia đình bà Lụa xây thêm một khu nhà để mở rộng diện tích trồng nấm, mộc nhĩ lên gần 10.000 phôi. Bà Lụa cho biết: “Nấm phát triển khoảng 1 tuần sẽ được thu hoạch, mỗi ngày tôi hái và xuất bán ra thị trường khoảng 1 tạ nấm, thu về 5-6 triệu đồng. Gia đình tôi còn duy trì nuôi hơn 1 vạn con gà mỗi năm. Thu nhập từ trồng nấm và nuôi gà gần 1 tỷ đồng/năm.

Những mô hình kinh tế gia đình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng ngày càng nhiều ở khắp các vùng nông thôn Quảng Ninh. Đặc biệt, khi chương trình xây dựng NTM được triển khai, dưới sự đồng hành, trợ lực của chính quyền, nhiều nông hộ đã mạnh dạn phát triển những cây, con có thế mạnh, kết hợp chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Dương Thị Lụa, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà đóng gói mộc nhĩ để chuyển cho khách hàng.

Hộ ông Trịnh Kim Bảo (thôn Thống Nhất, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên) hiện có trang trại chăn nuôi gà Tiên Yên quy mô khoảng 1,5 vạn con mỗi năm. Khi chủ trương của huyện về xây dựng thương hiệu gà Tiên Yên thảo dược được triển khai, ông tiên phong tham gia. Dưới sự hướng dẫn của xã, huyện, ông tìm mua các nguyên liệu như lá quế, vụn hoa hồi, đinh hương, sa nhân về nghiền nhỏ, pha trộn với ngô, cám để làm thức ăn cho gà. Hơn 1 năm triển khai, các lứa gà của gia đình ông xuất bán đều được thương lái và người tiêu dùng phản hồi tốt về chất lượng. Mỗi năm trừ chi phí, ông Bảo thu về khoảng 500-600 triệu đồng. Dưới sự hướng dẫn của xã, ông Bảo tham gia CLB nuôi gà Tiên Yên thảo dược xã Hải Lạng để chia sẻ với nhau những kinh nghiệm về phát triển thương hiệu, đầu ra cho sản phẩm gà Tiên Yên. Ông Bảo nói: “Gà Tiên Yên đã có thương hiệu, lại được nuôi thảo dược cho thịt thơm hơn, ngon hơn. Gia đình tôi đang tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi. Đầu ra thì yên tâm, ngoài sự chủ động từ gia đình, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm kết nối với các đơn vị tiêu thụ”.

Mô hình chăn nuôi gà Tiên Yên bằng thảo dược của hộ ông Trịnh Kim Bảo (thôn Thống Nhất, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên) cho lợi nhuận 500-600 triệu đồng/năm.

Sự trù phú từ mỗi trang trại, cánh đồng mang lại cuộc sống sung túc hơn cho người dân nông thôn Quảng Ninh. Song song với khơi dậy tinh thần tự lực, vượt khó làm giàu của người dân, các ngành, các cấp tập trung thay đổi diện mạo các vùng nông thôn, miền núi thông qua đầu tư hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông…

Cuối tháng 7/2024 tuyến đường tỉnh 342 dài 20km nối TP Hạ Long – huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) với huyện Đình Lập (Lạng Sơn) hoàn thành. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Tuyến đường đã trở thành động lực mới cho khu vực vùng cao của tỉnh, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu thúc đẩy liên kết vùng, từng bước kéo gần khoảng cách chênh lệch vùng miền, hướng đến mục tiêu phân bổ nguồn lực đồng đều tất cả các khu vực… Anh Lý Tài Ngân (thôn Khe Phương, xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long) phấn khởi nói: “Có thêm tuyến đường mới, người dân chúng tôi đi lại thuận tiện hơn, mở ra nhiều cơ hội giao thương phát triển kinh tế cho bà con. Chúng tôi kinh doanh du lịch cũng kỳ vọng tuyến đường sẽ mang thêm nhiều du khách tỉnh ngoài đến Kỳ Thượng”.

Đường tỉnh 342 nối TP Hạ Long với huyện Ba Chẽ và tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Đỗ Phương.

Đáng chú ý, dựa trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật viễn thông được đầu tư đồng bộ, nhiều vùng đồng bào DTTS đã ứng dụng thành công CNTT, mạng Internet trong đời sống và sản xuất, trở thành những “công dân số” thực thụ. Qua đó người dân nắm bắt nhanh thông tin, chỉ đạo của huyện, của tỉnh, học được nhiều kiến thức có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều ứng dụng CNTT được đẩy mạnh với việc cài đặt ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, sử dụng nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa; ứng dụng bảo hiểm xã hội số (VssID); tuyên truyền tăng sự tương tác của chính quyền với cộng đồng dân cư qua các nhóm mạng xã hội facebook, zalo.

Anh Hoàng Văn Sằn (xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu) là một trong những “công dân số” tiên phong của địa phương sử dụng công nghệ, internet vào làm du lịch. Nhờ tiếp cận, bắt nhịp vào dòng chảy chuyển đổi số trong thời đại 4.0, Homestay Hoàng Sằn hiện trở thành từ khóa tìm kiếm “hót” trên các diễn đàn du lịch, công cụ tìm kiếm của Google, Facebook, Zalo… của nhiều du khách khi đến Bình Liêu. Anh Sằn phấn khởi nói: “Hạ tầng viễn thông đến tận thôn, bản, người dân chúng tôi được hướng dẫn về chuyển đổi số, biết cách khai thác thông tin, áp dụng mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu những cái hay, cái đẹp của đồng bào đến mọi miền. Công nghệ cũng mở đường cho du khách đến với đồng bào, mang lại thu nhập và giao lưu văn hóa”.

Người Dao Thanh Y xã Bằng Cả (TP Hạ Long) sử dụng các tiện ích công nghệ trong cuộc sống thường ngày. Ảnh: Dương Phượng Đại (CTV)

Từ nguồn lực đầu tư của tỉnh qua chương trình xây dựng NTM và Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy “Về phát triển bền vững kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, đã có hàng trăm công trình hạ tầng nông thôn được đầu tư, đưa vào khai thác, sử dụng, tạo sức bật cho khu vực nông thôn, miền núi. Người dân nông thôn phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước để vươn lên làm giàu; chung tay xây dựng những miền quê ngày càng trù phú, khang trang.

Nguồn lực lớn từ nhân dân

Tiên Yên là một trong 2 huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Từ nền tảng đó, Đảng bộ huyện đang tập trung triển khai nhiều giải pháp, phấn đấu đạt đô thị loại III, trở thành trung tâm văn hóa giàu bản sắc các dân tộc vùng Đông Bắc, đáp ứng lộ trình tái lập TX Tiên Yên trước năm 2027. Những chủ trương, giải pháp mang theo quyết tâm lớn của các cấp ủy, chính quyền được đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia. Nổi bật nhiều hộ dân đã chủ động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề kinh doanh dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp; nhiều công ty, doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất được thành lập, mạnh dạn ứng dụng công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

Mô hình trồng dưa nhà lưới của anh Trương Thế Đô, xã Đại Bình, huyện Đầm Hà cho thu nhập khoảng 2 tỷ đồng mỗi năm.

Từ những giải pháp căn cơ của huyện đã tạo làn gió mới, không khí mới, tinh thần trong xây dựng NTM. Trong đó điểm nhấn là thu nhập bình quân khu vực nông thôn của huyện đạt gần 74 triệu đồng/người, cao gấp 5,4 lần so với thời điểm bắt tay xây dựng NTM năm 2010. Huyện cũng không còn hộ nghèo theo tiêu chí của trung ương. Đời sống kinh tế khấm khá, người dân càng có điều kiện thuận lợi để tham gia xây dựng đời sống văn hóa mới, cảnh quan môi trường sạch đẹp, đóng góp kinh phí, hiến đất nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh.

Thành quả ngọt ngào từ xây dựng NTM không chỉ nằm ở những giá trị hiện hữu như điện, đường, trường, trạm, cảnh quan môi trường, thu nhập nâng cao…, mà còn là sự thay đổi rõ rệt trong suy nghĩ, nhận thức của người dân vùng nông thôn. Thay vì trông chờ thụ động, hời hợt trong thi đua, hoặc né tránh trách nhiệm công việc chung, giờ đây đại bộ phận người dân đã thực sự hiểu và phát huy tốt vai trò chủ thể của mình. Ở nhiều địa phương cho thấy phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong xây dựng NTM đã đi vào hiện thực sinh động, rõ nét trong nhiều mô hình, công trình, phần việc cụ thể. Tinh thần chủ động và sáng tạo của cộng đồng địa phương được cổ vũ mạnh mẽ, góp phần giúp những miền quê xa xôi nhất cũng có được thành tựu đổi mới và tiến bộ đáng kể về mọi mặt.

Người dân thôn Đồi Mây (xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên) đồng thuận hiến đất làm đường NTM.

Nội lực của nhân dân chính là yếu tố quyết định cho chương trình xây dựng NTM. Từ năm 2011 đến nay, nhân dân, cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã đóng góp gần 18.000 tỷ đồng, chiếm 8,1% tổng kinh phí xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn này. Người dân không những tự vươn lên làm chủ trong xây dựng NTM, thoát nghèo bền vững, mà còn hăng hái tham gia đóng góp tiền của, công sức, trí tuệ để xây dựng, kiến thiết quê hương; sử dụng chính bàn tay, khối óc, sức mạnh đoàn kết cộng đồng, cùng với lợi thế của KHCN hiện đại, chuyển đổi số toàn diện… để vươn lên làm giàu chính đáng. Nỗ lực từ mỗi cá nhân đã tổng hòa vào bức tranh NTM toàn tỉnh. Sau gần 14 năm nỗ lực, Quảng Ninh đang được trung ương xét, công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Mô hình xử lý rác hữu cơ của người dân thị trấn Ba Chẽ (huyện Ba Chẽ) góp phần xây dựng nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp.

Sự tham gia sôi nổi, trách nhiệm của đông đảo người dân cũng đang cho thấy những chuyển biến tích cực trong giai đoạn mới. Đó là gắn xây dựng NTM với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh. Nhìn từ cách làm của huyện Ba Chẽ, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có sự phát triển, đổi mới liên tục nhiều năm qua. Những mô hình, điển hình tiêu biểu về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở không ngừng được nhân rộng, được cộng đồng các dân tộc đón nhận tích cực. Tiêu biểu như tại xã Đồn Đạc, CLB Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao Thanh Phán duy trì hoạt động, ngày càng lớn mạnh trong hơn 4 năm qua. Các thành viên đã trở thành sợi dây kết nối truyền thống – hiện đại, giúp khôi phục nghi lễ múa rùa, nhảy lửa của tổ tiên và gìn giữ những cuốn sách chữ Nôm Dao, là ghi chép nguyên gốc về phong tục, tín ngưỡng địa phương.

Một buổi sinh hoạt ngoại khóa của học sinh Trường Tiểu học Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ) với CLB Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao Thanh Phán.

Nếu như trước đây, tốc độ phát triển đô thị hóa nông thôn được đẩy nhanh, khiến nhiều người vui mừng xen lẫn lo ngại khi cảm thấy hồn quê dường như dần dần bị đánh mất; thì giờ đây yếu tố văn hóa và đời sống tinh thần đã được quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Cụ thể như việc các tuyến đường hoa, vườn hoa, vườn cây xanh công cộng được xây dựng nhiều hơn trong các khu dân cư; các thiết chế văn hóa cơ sở được khai thác tối đa công năng, là nơi hội họp, sinh hoạt, vui chơi, tổ chức sự kiện… giúp cho đời sống tinh thần cộng đồng dân cư càng thêm phong phú.

Mỗi cư dân vùng nông thôn là chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng NTM, cũng là chủ thể thụ hưởng thành quả từ chương trình này mang lại. Hòa trong niềm vui đón năm mới 2025 với những vận hội mới, càng tự hào khi thấy hình ảnh những miền quê ấm no, trù phú tiếp tục được nối dài trên dải đất Quảng Ninh đầy tiềm năng trong kỷ nguyên mới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Sắc xuân trên những miền quê đổi mới

Các địa phương miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, bức tranh NTM đang bừng sáng với những gam màu “hạnh phúc”, hiện hữu từ những tuyến đường phong quang, sạch đẹp, những cánh đồng vàng "bờ xôi ruộng mật", sự đủ đầy, sung túc trong mỗi nếp nhà, lấp lánh trong niềm hân hoan của chính người dân khi “gặt” về những thành quả đáng tự hào...

Xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững

Chương trình xây dựng NTM năm 2024 trên địa bàn tỉnh đã gặt hái được nhiều thành quả tích cực. Đặc biệt, diện mạo cơ sở hạ tầng và nông nghiệp nông thôn ngày một phát triển, góp phần lớn trong việc nâng cao đời sống, kinh tế cho người dân. Hạ tầng đồng bộ, hiện đại Vào dịp Quốc khánh 2/9, người dân huyện Ba Chẽ phấn khởi vì Dự án cầu nối tỉnh lộ 330 với trung tâm thị...

Chăm lo đời sống tinh thần cho bộ đội

Những năm qua, việc đảm bảo đầy đủ và không ngừng nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho bộ đội luôn được Bộ CHQS tỉnh và các đơn vị chú trọng triển khai. Qua đó, vừa định hướng tư tưởng chính trị cho bộ đội vừa khích lệ cán bộ, chiến sĩ (CBCS) phấn đấu thi đua, gắn bó, xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong không khí thi đua...

Huy động tổng lực xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm 2024 đến nay, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục được triển khai quyết liệt. Nhờ đó, diện mạo các vùng quê trong tỉnh ngày càng khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Trong Nghị quyết số 20-NQ/TU (ngày 27/11/2023) về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 có đề ra giải pháp củng cố, giữ vững...

Nhân tố bền vững của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Móng Cái

Thời gian qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã lan tỏa mạnh mẽ, với những nội dung thiết thực, trở thành phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trên địa bàn TP Móng Cái, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. TP Móng Cái bám sát các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây...

Cùng tác giả

Giám sát trực tiếp tại 15 địa phương về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, sáng 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”. Theo Báo cáo của Đoàn giám sát, đối tượng giám sát gồm Chính phủ; các Bộ thuộc các lĩnh vực: Tài nguyên và...

Hà Anh Tuấn nói về nhận xét ‘chỉ phục vụ người có tiền’

Hà Anh Tuấn phủ nhận chỉ làm nhạc để phục vụ người có tiền. Bên cạnh đó, anh cho biết bản thân tiếc nuối khi chưa thể mời học sinh, sinh viên đến nghe nhạc của mình. Hà Anh Tuấn sắp tổ chức concert ở TP.HCM. Trong buổi gặp gỡ truyền thông vào ngày 6/1, nghệ sĩ phản hồi ý kiến cho rằng show nhạc của anh chỉ phục vụ đối tượng khán giả thượng lưu. "Tôi bị oan. Nếu nói...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trịnh Thị Minh Thanh dự sinh hoạt chi bộ Cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan...

Sáng 7/1, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã dự sinh hoạt Chi bộ Cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh. Tại buổi sinh hoạt, Chi bộ Cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã thông tin về tình hình thời sự, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và Đảng ủy Khối; tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo...

Chính phủ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025

Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo chương trình tại phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến vào: Dự án Luật Tổ chức...

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao. Từ dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam, quý IV/2024, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp...

Cùng chuyên mục

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao. Từ dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam, quý IV/2024, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp...

Xuất nhập khẩu tăng đột phá ở nhiều thị trường trọng điểm

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thị trường đối tác như: Hoa Kỳ, Indonesia, Philippines... tăng trưởng đột phá, lập nhiều kỷ lục mới. Kim ngạch xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/1/2025 cho biết, tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng...

Thu gần 190.000 tỷ đồng từ thuế thu nhập cá nhân

Số thu từ thuế thu nhập cá nhân năm 2024 ước khoảng 189.000 tỷ đồng, vượt dự toán cả năm khoảng 30.000 tỷ, theo Tổng cục Thuế. Năm nay, ngành tài chính dự kiến số thu từ thuế thu nhập cá nhân khoảng 160.000 tỷ đồng. Song theo thông tin từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), số thu từ thuế thu nhập cá nhân cả năm ước thực hiện là 189.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ...

CLB Đầu tư và khởi nghiệp Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tối 6/1, trên du thuyền Luna Ha Long Cruise, CLB Đầu tư và khởi nghiệp Quảng Ninh đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, CLB Đầu tư và khởi nghiệp Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp,  kết nối ngoại giao, xúc tiến thương mại. Trong đó, CLB Đầu tư và khởi nghiệp Quảng Ninh đã tổ chức chương trình cà...

Phát triển các khu công nghiệp sinh thái để thu hút vốn FDI

Đến năm 2030, dự kiến có khoảng 40-50% số tỉnh, thành phố chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% số địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới để từng bước lập kế hoạch xây dựng và thu hút ngành nghề đầu tư. Thực tế cho thấy, các khu công nghiệp phát triển theo hướng bền vững đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Văn Diện làm việc với nhà đầu tư

Ngày 6/1, đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi tiếp, làm việc với bà Ngô Tĩnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) để thống nhất, triển khai một số kế hoạch nghiên cứu, đầu tư tại Quảng Ninh. Tại buổi làm việc, bà Ngô Tĩnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương bày tỏ vui mừng được quay trở lại Quảng...

Xuất khẩu gỗ hướng đích 18 tỷ USD năm 2025

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vượt mốc lịch sử Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, trong quý IV/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,5 tỷ USD,...

TP Móng Cái: Xuất nhập khẩu khí thế mới thắng lợi mới

Ngay ngày đầu năm mới 2025, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) qua địa bàn TP Móng Cái sôi động, tạo nên khí thế mới thắng lợi mới, báo hiệu một năm khởi sắc. Trong ngày đầu năm mới (1/1/2025), tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, khu vực cầu Bắc Luân I và lối mở cầu phao Km3+4 Hải Yên/cặp chợ biên giới Đông Hưng (Trung Quốc) vẫn duy trì làm việc bình thường. Luồng thông quan người xuất,...

Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội tỉnh năm 2024

Ngày 6/1, tại TP Hạ Long, Cục Thống kê Quảng Ninh đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh năm 2024. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 của Quảng Ninh tăng 8,42%, đứng thứ 6 trong vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 20 cả nước. Quy mô GRDP theo giá hiện hành ước năm 2024 đạt 347,5...

Đầm Hà: 36 hộ gia đình, cá nhân nhận quyết định giao khu vực nuôi biển

Chiều 6/1, UBND huyện Đầm Hà tổ chức hội nghị trao quyết định giao khu vực nuôi biển cho 36 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.  Theo đó, hạn mức mặt nước cấp phép cho các hộ dân nuôi trồng có diện tích mỗi ô là 625m2, thời hạn giao trong vòng 15 năm tại khu vực Thoi Dây, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà. Những hộ dân này là đối tượng sinh kế được giao khu vực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất