Powered by Techcity

Những lễ hội đầu xuân du khách không thể bỏ qua

Quảng Ninh được biết đến là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá với hàng trăm di tích, danh thắng, hàng chục lễ hội làng, hội chùa, trong đó có những lễ hội đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đặc biệt, nhiều lễ hội diễn ra vào dịp đầu xuân, rất thuận lợi để du khách trẩy hội xuân, tham quan, vãn cảnh.

Mỗi dịp tết đến, xuân về, khi hương vị tết vẫn còn nồng đượm thì ở Quảng Ninh đã có nhiều lễ hội được khai mở. Đầu tiên là lễ hội Tiên công diễn ra chính hội vào ngày 7 tháng Giêng hằng năm ở vùng Hà Nam (TX Quảng Yên). Theo lệ xưa, vào ngày này, những cụ già thọ 70, 80, 90 thuộc các dòng họ tiên công có công khẩn hoang, lập nên vùng đảo Hà Nam trù phú như ngày nay được con cháu rước lên miếu Tiên Công ở xã Cẩm La để tế tạ ơn tổ tiên, trời đất. Vào những ngày này, con cháu xa gần tụ về sum họp, chúc mừng ông bà, cha mẹ. Bởi thế, lễ hội Tiên công còn gọi là lễ hội rước người, là sự thể hiện đạo hiếu với ông bà, cha mẹ, biết ơn tổ tiên, là nét đẹp văn hoá truyền nối hàng trăm năm nay. Vào ngày chính hội, bên cạnh miếu Tiên Công còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian như tổ tôm điếm, đánh đu, bịt mắt đập niêu, thi kéo co, hát đối… bởi thế, ngoài người dân địa phương, lễ hội còn thu hút nhiều du khách gần xa tới xem, vui chơi.

Lễ hội Tiên công là lễ hội văn hoá diễn ra sớm nhất hằng năm ở Quảng Ninh.
Mùa xuân, lễ hội Tiên công là lễ hội văn hoá diễn ra sớm nhất 

Sau lễ hội Tiên công 3 ngày, là dịp khai hội xuân Yên Tử (ngày 10 tháng Giêng). Đây là lễ hội có quy mô tổ chức, thời gian diễn ra lớn nhất trong các lễ hội ở Quảng Ninh. Trong tiết trời se lạnh, mưa xuân giăng bụi, du khách tìm về Yên Tử không chỉ đi lễ cầu may, mà còn là dịp vui xuân, vãn cảnh cùng người thân, bạn bè. Cũng bởi vậy, lượng khách trẻ đến với Yên Tử nói riêng, các di tích đình, chùa nói chung ngày một chiếm xu thế. Non thiêng Yên Tử gồm hệ thống chùa, tháp phân bố từ đầu Dốc Đỏ tới xã Thượng Yên Công lên tới chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử. Tất cả đều gắn bó mật thiết với cuộc đời, sự nghiệp tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông và sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm. Yên Tử được xem như kinh đô Phật giáo Việt Nam thời Trần. Quần thể này cùng với các chùa, tháp liên quan đến Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Hải Dương, Bắc Giang đang được lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Giao thông đi lại thuận tiện, hệ thống cáp treo được vận hành, di tích được trùng tu, tôn tạo và nhất là các giá trị lịch sử, văn hoá của Yên Tử được làm sáng tỏ, quảng bá là những yếu tố để nơi đây ngày càng thu hút đông du khách. Thời điểm những tháng mùa xuân, mỗi ngày có hàng ngàn lượt du khách về Yên Tử.

Diễn ra sau hội xuân Yên Tử gần 1 tháng (tức 3 tháng 2 âm lịch) nhưng đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả) thờ danh tướng Trần Quốc Tảng thường thu hút du khách ngay từ những ngày áp Tết. Lượng khách đổ về đền vào những ngày cuối tuần thường tới hàng ngàn người. Trong số đó, có rất nhiều du khách đến từ các tỉnh xa. Khách viếng thăm đền thường kết hợp thăm đền Cặp Tiên (xã Đông Xá) và thăm chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn). Giống như hội xuân Yên Tử, lễ hội đền Cửa Ông diễn ra vài tháng mùa xuân, thường thu hút hàng triệu lượt khách viếng thăm.

Đám rước thần tại lễ hội đình Lục Nà mang đậm màu sắc văn hoá với sự tham gia của đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ.
Đám rước thần tại lễ hội đình Lục Nà (Bình Liêu) mang đậm màu sắc văn hoá với sự tham gia của đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh.

Đi xa hơn một chút, dịp đầu xuân, du khách có thể tới thăm huyện Bình Liêu, dự lễ hội đình Lục Nà ở xã Lục Hồn được tổ chức chính hội vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm. Đình Lục Nà thờ thành hoàng là Hoàng Cần, tương truyền là người có công đánh giặc cứu nước, bảo vệ dân làng. Vào ngày lễ hội, các gia đình, dòng họ, đoàn thể trong xã Lục Hồn lại soạn mâm cỗ dâng cúng thành hoàng. Sau đó, thường tổ chức thụ lộc ngay tại sân đình. Du khách không kể xa lạ sẽ được mời cùng thưởng thức. Trong lễ hội diễn ra nhiều hoạt động như lễ rước thần, thi đánh quay, kéo co, bóng chuyền, đi cà kheo… Lễ hội đình Lục Nà là một trong những lễ hội văn hoá tiêu biểu không chỉ của người Tày mà còn là của đồng bào các dân tộc huyện Bình Liêu.

Ngoài các lễ hội tiêu biểu trên, dịp đầu xuân, du khách có thể dự các lễ hội rước “ông Bồ” – tức rước lợn tế tổ ở làng Đồn Sơn, xã Yên Đức (TX Đông Triều) diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng. Theo các bậc cao niên trong thôn thì lợn – “ông Bồ” từ vật nuôi bình thường của người nông dân, ở một thời khắc nhất định đã được gắn liền với các nghi thức của một nghi lễ truyền thống và trở nên linh thiêng bởi các yếu tố tâm linh. Ngoài ra, còn có nhiều hội đình, hội làng khác được tổ chức. Mỗi lễ hội lại có màu sắc văn hoá và sự hấp dẫn riêng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Tôn vinh văn hóa vùng miền tại Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh

Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 có chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực”, dự kiến diễn ra từ ngày 26-29.12. Món gà hắc xì dầu tại gian hàng huyện Bình Liêu. Ảnh: Đoàn Hưng Điểm nhấn của Liên hoan năm nay là những phiên chợ quê, nơi tái hiện không gian văn hóa dân gian gắn liền với các đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Ninh. Du khách sẽ được thưởng thức những...

Tổng kết công tác xây dựng Đảng tỉnh Quảng Ninh năm 2024

Ngày 18/12, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đây là hội nghị tổng kết chung của các ngành: Tuyên giáo, Tổ chức, Nội chính, Dân vận, Văn phòng cấp ủy lần đầu tiên được tổ chức, thể hiện cải cách hành chính trong Đảng. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị. Dự hội...

Quảng Ninh cơ bản hoàn thành xây dựng phương án hợp nhất và đề xuất sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy

Thực hiện Kế hoạch 04-KH/BCĐ ngày 13/11/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã khẩn trương tập trung triển khai chỉ đạo tổng kết...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao Tập đoàn Amata

Sáng 18/12, đồng chí Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc điều hành Amata Việt Nam để trao đổi về việc đầu tư của Tập đoàn tại Quảng Ninh trong thời gian tới. Tại buổi tiếp, bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc điều hành Amata Việt Nam bày tỏ cảm ơn đối với sự đồng hành, hỗ trợ của Quảng Ninh trong suốt quá trình triển khai đầu tư, thực hiện...

Cùng tác giả

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút ngày 23/12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh. Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Cùng chuyên mục

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Tour tàu xuyên Việt giá hơn 200 triệu đồng mỗi khách

Chuyến tàu hạng sang với giá vé lên tới hơn 200 triệu đồng mỗi khách khởi hành từ ga Sài Gòn, đưa 13 khách quốc tế đi xuyên Việt trong 7 ngày 6 đêm. Theo đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Việt Nam, chuyến tàu hỏa cao cấp xuyên Việt đầu tiên mang ký hiệu SE61, khởi hành từ ga Sài Gòn ngày 18/12, dừng tại ga Phan Thiết hôm 19/12. Tàu sau đó di chuyển...

Khai thác du lịch từ nghệ thuật hát xẩm

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh vừa tổ chức giới thiệu trải nghiệm nghệ thuật hát xẩm trung tuần tháng 12/2024. Đây cũng là gợi mở để xây dựng một sản phẩm, trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn. Theo đó, trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể Quảng...

Độc đáo homestay Hương Hồi Quế

Homestay là loại hình lưu trú đặc thù không còn xa lạ tại Bình Liêu. Hầu hết các homestay của Bình Liêu đều được hướng dẫn phát triển theo hướng để du khách được cùng ăn, cùng nghỉ, cùng sinh hoạt và trải nghiệm như một người dân bản địa thực thụ. Nằm ở vị trí thuận lợi tại thôn Khe Tiền (xã Đồng Văn) homestay Hương Hồi Quế mới hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo thêm...

Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước dịch vào năm 2025, với 18 triệu lượt khách quốc tế và đóng góp trực tiếp 6-8% vào GDP. Mục tiêu được đưa ra trong buổi hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" sáng nay. Cục phó Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết du lịch Việt thời...

Dân châu Á đắn đo giá cả khi du lịch, khách Việt thoải mái hơn

Mặc dù nhạy cảm với giá cả ít hơn so với khu vực, 37% du khách người Việt vẫn coi giá cả là yếu tố quan trọng khi chọn chỗ ở, xếp trên các yếu tố khác như sự thoải mái và các sáng kiến bền vững. Theo khảo sát của Traveloka, phần lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, yếu tố nhạy cảm về giá cả đóng vai trò quan trọng. Gần một nửa số du khách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất