Powered by Techcity

Những đường hào siết chặt ‘con nhím thép’ ở Điện Biên Phủ

Trong lịch sử quân sự thế giới, các chiến hào xuất hiện từ lâu, nhưng thường được sử dụng làm nơi ẩn nấp và phòng thủ.

Lực lượng xung kích theo đường hào tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam và tiêu diệt cứ điểm quan trọng này ngay trong ngày mở màn chiến dịch 13/3/1954. Ảnh: TTXVN

Chiến hào chưa bao giờ được xem là phương thức tiến công. Cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ, hình thức tác chiến “đào hào, vây lấn” của quân đội nhân dân Việt Nam đã khiến thực dân Pháp bất ngờ, khiến giới quân sự thế giới sửng sốt, trở thành một hình thái chiến tranh sáng tạo, độc đáo, góp phần quyết định chiến thắng lịch sử của dân tộc ta.

Khoét sâu nhược điểm của địch, phát huy cao nhất khả năng của ta

Khi tập đoàn cứ điểm mà quân đội Pháp xây dựng tại Điện Biên Phủ dần hoàn thiện, rất nhiều nhân vật cấp cao của cả Pháp và Mỹ tới thăm đều nhất trí đánh giá, đây là một “pháo đài không thể công phá”. Pháp đã xây dựng những công sự, hầm chỉ huy hết sức kiên cố, bảo đảm chịu được cả đạn cối 120mm. Mỗi cứ điểm đều có những tuyến chiến hào lượn quanh và giao thông hào nối liền các cứ điểm với nhau, cùng nhiều lớp rào dây thép gai từ 50 đến 75 mét vây bọc. Ngoài ra còn có các bãi mìn dày đặc và lực lượng cơ động với hệ thống hỏa lực rất mạnh. Mọi cuộc tiến công của bộ đội ta trên cánh đồng đều phải vượt qua hỏa lực máy bay, đại bác, xe tăng và sự phản kích của quân cơ động, kể cả quân dù, trước khi đối đầu với hỏa lực bắn thẳng, hàng rào dây thép gai và bãi mìn của bản thân cứ điểm.

Về chiến thuật này, Clausewitz, nhà lý luận quân sự kinh điển, đã viết: “Phải thừa nhận là một số lớn những đồn (nhỏ) như vậy được xây dựng sát bên nhau, tạo thành một mặt trận có sức mạnh to lớn, hầu như không thể công phá được”. (1)

Trước những thay đổi tăng cường phòng ngự của địch, đồng thời thấy rõ những bất lợi của ta nếu triển khai phương thức tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh chiến dịch, vô cùng trăn trở. Phải tìm ra cách đánh thích hợp với trình độ của bộ đội, khoét sâu vào những nhược điểm cơ bản của địch, hạn chế tới mức thấp nhất sức mạnh phi pháo và phát huy tới mức cao nhất khả năng tác chiến của bộ đội và tính năng các loại vũ khí của ta. Cuối cùng, Đại tướng quyết định lùi ngày mở màn và thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”. Thay vì một cuộc tiến công vào toàn bộ tập đoàn cứ điểm, ta sẽ xây dựng trận địa bao vây, chia cắt quân địch, đưa pháo vào những vị trí an toàn, đặt cứ điểm trong tầm bắn, khống chế sân bay, tiếp đến tiến hành một loạt trận công kiên, tiêu diệt từng trung tâm đề kháng, tiến tới bóp nghẹt “con nhím Điện Biên Phủ”.

Kế hoạch tiến công được lùi lại hơn 1 tháng so với ban đầu. Trong thời gian đó, ta củng cố hậu phương, hậu cần, đặc biệt tập trung xây dựng trận địa tiến công, đào hào vây lấn, siết chặt vòng vây quanh Điện Biên Phủ. Bên cạnh tập đoàn cứ điểm cũ của địch, đã có một “tập đoàn cứ điểm thứ 2, một tập đoàn cứ điểm di động” hình thành. Vòng dây khổng lồ sinh sôi nhanh chóng này chính là cái “thòng lọng” sẽ quyết định số phận của “con nhím thép” Điện Biên Phủ.

Siết chặt vòng vây

Ngày 22/4/1954, quân ta đã bất ngờ tấn công vị trí 206 và tiêu diệt hoàn toàn vị trí này, đây là vị trí cuối cùng ở phía Tây sân bay Mường Thanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Sân bay chính Mường Thanh được ví như “yết hầu”, cổ họng lớn của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiếc máy bay vận tải từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng), Gia Lâm (Hà Nội), tiếp tế khoảng 200 – 300 tấn hàng và thả dù khoảng 100 – 150 tấn cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ qua sân bay Mường Thanh. Nếu kìm chế được cầu hàng không này, ta sẽ ép quân Pháp vào tình thế khó khăn.

Ngay từ ngày 23/3/1954, nghĩa là chỉ 10 ngày sau khi mở màn chiến dịch, sân bay Mường Thanh đã nằm trong tầm ngắm chuẩn xác của pháo binh ta từ các trận địa, chiến hào mà ta vây lấn, chia cắt. Đến ngày 30/3, các máy bay đã không thể tiếp cận sân bay và chỉ có thể tiếp tế bằng cách thả dù. Chiều 22/4/1954, quân ta đã hoàn toàn làm chủ sân bay Mường Thanh. Tướng Nava – Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương phải thừa nhận trong tuyệt vọng: “Đối phương tìm cách xâm nhập ngày càng sát vào tập đoàn cứ điểm. Chiến hào của họ xuất hiện khắp xung quanh, nhất là mặt phía đông. Cả phản pháo lẫn ném bom của ta đều không bịt miệng được pháo phòng không và pháo mặt đất của Việt Minh.” (2)

Thực tế chiến trường cho thấy, chiến cuộc càng ác liệt, các chiến hào càng phát huy giá trị. Chiến hào của quân ta không chỉ là chiến tuyến phòng thủ, cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho bộ đội, nó bao vây, chia cắt, làm hạn chế viện binh của địch, ngăn cản sự tiếp tế của chúng, đồng thời giúp ta phát huy được tất cả các cỡ hỏa lực để uy hiếp khu vực trung tâm, tạo điều kiện cho quân đội tiếp cận và tấn công địch.

Trận địa hào xây dựng chủ yếu vào ban đêm và triển khai cùng một lúc trên toàn mặt trận. Đây thực sự là một cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh. Bộ đội ta phải lao động cật lực, với những công cụ đào thủ công trong điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, ngay dưới làn đạn pháo dày đặc của quân Pháp.

Khi đường hào đã kéo dài hàng chục kilômét trên cánh đồng thì bộ đội ta không còn cách nào ngụy trang để che mắt quân địch, mỗi tấc đất chiến hào bắt đầu phải trả bằng máu. Pháo địch bắn suốt đêm vào những đường hào của ta mà chúng đã phát hiện ban ngày. Máy bay liên tiếp thả đèn dù phát hiện những mục tiêu mới cho những trận oanh tạc. Địch đưa quân ra những trận địa ở gần, đánh bật bộ phận canh gác của ta, san lấp những đoạn hào, gài mìn ngăn bộ đội ta đào tiếp. Quá trình xây dựng trận địa tiến công, đào hào vây lấn, siết chặt vòng vây trở thành một cuộc chiến đấu gay go giữa ta và địch.

Thế nhưng các chiến hào vẫn như những mũi khoan, từ nhiều hướng lao nhanh về phía các cứ điểm của địch ở khu vực trung tâm, ngày càng siết chặt, với một sức mạnh không gì ngăn cản được. Mọi thủ đoạn phá hoại của địch đều bị thất bại.

Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã đào hai loại chiến hào: một là loại giao thông hào trục, dùng cho việc cơ động bộ binh, cơ động pháo binh, vận chuyển thương binh, hình thành một đường vòng rộng, vây quanh trận địa ở phân khu trung tâm của địch; hai là loại giao thông hào tiếp cận của bộ binh, xuất phát từ vị trí trú quân của các đơn vị trong rừng đổ ra cánh đồng, cắt ngang giao thông hào trục, tiến vào những vị trí địch mà ta định tiêu diệt, dọc giao thông hào bộ binh, có đầy đủ hố phòng pháo sát thương, hầm trú ẩn, hào chiến đấu và ụ súng, cũng là nơi bộ đội ta hội họp, vui chơi giải trí. Các giao thông hào có độ sâu 1,7m (lút đầu người), đáy hào trục rộng 1,2m, đáy hào bộ binh rộng 0,6 mét. Về chiều dài, lúc đầu được ước tính trên bản đồ khoảng 100km, nhưng trong suốt quá trình chiến dịch, bộ đội ta đã phải đào lên gấp đôi, đến hơn 200km, hoàn toàn bằng sức người. Lưỡi xẻng ngày đầu mới được phát sáng loáng, tròn trĩnh, đến ngày đào xong chiến hào tiếp cận địch, lưỡi xẻng mòn hết, chỉ còn trơ lại một mảnh sắt nhỏ, cong như một vầng trăng khuyết.

Trong khi quân Pháp phải sinh hoạt trong những điều kiện thiếu thốn khủng khiếp, quân ta lại có điều kiện sinh hoạt khá phong phú. Nhờ trận địa chia cắt, ta còn thu được nhiều hàng tiếp tế của quân Pháp, trong đó có những mặt hàng rất cần thiết cho ta như đạn 105mm, đạn súng cối, huyết thanh khô, lương thực thực phẩm… Không chỉ khiến cho quân đội Pháp rơi vào tình thế tuyệt vọng, cuối cùng hoàn toàn thảm bại vào ngày 7/5/1954 , chiến thuật “Vây, lấn, tấn, diệt” trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã góp phần nâng tầm nghệ thuật quân sự Việt Nam lên một mốc thang mới, đồng thời đóng góp một hình thái chiến đấu sáng tạo, độc đáo vào nghệ thuật quân sự thế giới.
—————————————————–
(1) “Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng tập Hồi ký” Sđd trg. 948
(2) “Thời điểm của những sự thật – Henri Navarre”, NXB Công an Nhân dân, 2024.



Nguồn

Cùng chủ đề

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra. Sau một thời gian mệt mỏi tìm mua nhà ở...

Siết chặt kỷ luật đảng và phép nước: Vị trí càng cao, trách nhiệm càng lớn

Đảng, Nhà nước đã có quy định về trách nhiệm cá nhân trước tập thể từ phía cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị dựa trên nguyên tắc vị trí càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Việc cương quyết xử lý những hành vi sai phạm của cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, trong đó có vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm đối với người đứng đầu thể...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: “Hồi chuông cáo chung chủ nghĩa thực dân cũ”

Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết hợp với sức mạnh của quân đội và tinh thần yêu nước của hàng vạn người Việt Nam. "Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Trận chiến trên xe thồ tiếp tế cho tiền tuyến

Trong bài viết “Điện Biên Phủ: Trận chiến trên xe thồ” trên nhật báo Granma của Cuba, tác giả khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. “Điện Biên Phủ: Trận chiến trên xe thồ” là nhan đề một bài viết đăng tải ngày 7/5 trên nhật báo Granma - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba - nhân kỷ niệm 70 năm Chiến...

Chiến thắng Điện Biên Phủ – bài học về phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khơi nguồn cho sự vùng dậy mạnh mẽ của các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ...

Cùng tác giả

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Cùng chuyên mục

Phát huy mạnh mẽ vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh. Qua 5 năm thi hành Luật PCTN, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến quan trọng, mạnh mẽ. Theo đó, tình trạng tham nhũng được kiềm...

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút ngày 23/12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh. Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Hiệu quả đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị

Với tinh thần chủ động, khẩn trương và quyết liệt, không chờ đợi, Quảng Ninh đã sớm có quyết sách về đổi mới, sắp xếp mô hình, tổ chức bộ máy cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp tỉnh, cấp huyện. Đến nay, mô hình đã mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Trường Đào tạo cán...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất