Powered by Techcity

Nhiều động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và có thể tăng lên 6,5% trong giai đoạn 2025-2026. Theo chuyên gia, dự báo này là phù hợp, thậm chí còn có thể lạc quan hơn vì Việt Nam đang có rất nhiều yếu tố hỗ trợ tăng trưởng.

Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​nhu cầu hàng hóa toàn cầu tăng và sẽ chứng kiến ​​mức tăng ổn định trong tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 6,5% vào năm sau. Trong ảnh: Sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Samsung Bắc Ninh. Ảnh: hải nguyễn

Kinh tế Việt Nam dần lấy lại phong độ

Trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới đã dự báo GDP Việt Nam tăng 6,1%, cao hơn nhiều mức 5,5% tổ chức này đưa ra hồi tháng 4.

Theo WB, GDP Việt Nam tiếp tục tăng, khả năng đạt 6,5% cho hai năm tới. Ngoài WB, nhiều tổ chức tài chính quốc tế khác cũng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay đạt 6%, gồm IMF, ADB, UOB và Standard Chartered. HSBC thậm chí dự báo mức tăng là 6,5%.

Đánh giá về dự báo của WB và các tổ chức quốc tế, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng – giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế quốc dân – cho rằng, kinh tế Việt Nam trong thời gian tới hoàn toàn có thể tăng trưởng lên 6,5%, thậm chí tiệm cận mức 7% vì đang có nhiều động lực và cơ hội tốt để phát triển. Sau năm trì trệ vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã dần lấy lại được phong độ.

Việt Nam đang có nhiều động lực tích cực chủ yếu giúp tăng trưởng kinh tế như: Tiêu dùng nội địa, đầu tư công, xuất nhập khẩu và vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, theo vị chuyên gia này hiện nay Việt Nam đang có hàng loạt động lực thúc đẩy tăng trưởng về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, môi trường kinh doanh và cơ chế đặc thù.

Việt Nam đã có rất nhiều thể chế để đón đầu, chuyển dịch theo hướng số hóa, tuân theo những tiêu chuẩn phát triển bền vững và giải quyết những vấn đề xã hội. Đây chính là động lực mới để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh chiến lược, Nhà nước điều chỉnh các chính sách để nắm bắt cơ hội lớn từ quốc tế.

Tăng trưởng của Việt Nam sẽ ngày càng cải thiện, nhờ sự phục hồi xuất khẩu, du lịch, tiêu dùng và đầu tư. Mặc dù có triển vọng nhưng vẫn có những rủi ro từ cả bên ngoài và trong nước.

Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, ngoài hàng loạt cơ hội và động lực tích cực, Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức như cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực về các mặt hàng xuất khẩu. Khả năng nắm bắt và phát triển các ngành công nghệ mới, công nghệ cao vẫn còn hạn chế. “Để tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức, Việt Nam có thể thực hiện một số giải pháp và động lực mới cho sự phát triển của Việt Nam, bao gồm: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và cải thiện môi trường kinh doanh. Tạo cơ chế đặc thù cho các địa phương để khai thác tốt hơn các thế mạnh địa phương. Ngân hàng cần tham gia tích cực hơn vào quá trình thúc đẩy và hỗ trợ phát triển kinh tế, thay vì chỉ là nơi thu lãi. Cải tổ hệ thống ngân hàng để phục vụ tốt hơn cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội” – PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho biết.

WB dự báo GDP Việt Nam tiếp tục tăng, khả năng đạt 6,5% cho hai năm tới. Ảnh: Tuyết Lan

Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, dù có rất nhiều cơ hội, nhưng Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với giới hạn về khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất, do đã tồn tại chênh lệch lãi suất lớn giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế bên cạnh áp lực phải chịu về tỉ giá.

Đánh giá về nhận định này, TS Châu Đình Linh – chuyên gia Kinh tế, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TPHCM cho rằng, hiện nay nước ta đang đặt mục tiêu duy trì mức lãi suất ổn định như từ đầu năm 2024 đến nay để hỗ trợ và tăng cường sự phục hồi của các chủ thể trong nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực duy trì và giảm tiếp lãi suất không thông qua lãi suất điều hành mà thông qua các biện pháp như: Khuyến khích các ngân hàng giảm chi phí; sử dụng thị trường mở; điều phối trên thị trường liên ngân hàng và triển khai các gói tín dụng hỗ trợ…

Ngoài ra, áp lực tỉ giá cao do chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và thế giới, dẫn đến dòng vốn ngoại tệ chảy ra khỏi Việt Nam. Mặc dù áp lực “bủa vây” nhưng gần đây, tình hình tỉ giá đã có xu hướng ổn định hơn nhờ sự điều phối chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và dự báo về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất. Từ đó rủi ro tỉ giá sẽ giảm, dư địa về chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ tăng lên.

“Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách tiền tệ linh hoạt, điều hành nhịp nhàng hướng đến sự ổn định giá trị đồng tiền, an toàn – ổn định hệ thống ngân hàng bằng nhiều công cụ khác nhau như hạn mức tín dụng linh hoạt, điều hành nhịp nhàng thị trường OMO, tỉ giá trung tâm, lãi suất điều hành,… nhưng vẫn tồn tại những rủi ro cần phải kiểm soát tốt như: Rủi ro tín dụng, rủi ro tỉ giá, rủi ro thanh khoản,… Trong thời gian tới để phòng ngừa rủi ro về tín dụng, Việt Nam cần đảm bảo tỉ lệ nợ xấu ở mức kiểm soát, dưới 3% đối với toàn hệ thống” – TS Châu Đình Linh đề xuất.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện Việt Nam-Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Armenia tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, triển khai hiệu quả cơ chế, thỏa thuận hợp tác, góp phần củng cố tin cậy chính trị giữa hai nước. Chiều 19/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17-23/11. Ngay sau lễ...

Thúc đẩy phát triển ngành cá tra

Tổng diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 ước đạt 5.370 ha, tổng sản lượng cá tra thu hoạch khoảng 1,67 triệu tấn, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đến tháng 10/2024 đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cá tra là sản phẩm chủ lực của ĐBSCL Cá tra được xem là sản phẩm chủ lực của Việt Nam nói chung và của vùng ĐBSCL nói...

Luật dữ liệu là công cụ quan trọng để thúc đẩy Chuyển đổi Số quốc gia

Nguồn nhân lực phục vụ vận hành, quản trị Trung tâm dữ liệu quốc gia cơ bản là đội ngũ những người làm công tác xử lý, quản trị dữ liệu hiện có của Bộ Công an mà không làm phát sinh thêm biên chế. Chiều 15/11, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Dữ liệu. Phó Chủ tịch...

Phí ship 0 đồng thúc đẩy người dùng săn sale dịp 11-11

Lễ hội độc thân 11-11 tạo được không khí mua sắm trực tuyến sôi động, đồng thời mở ra cơ hội tăng trưởng doanh số cho nhiều nhãn hàng Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày 13-11, lần lượt các nền tảng, nhà bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đã công bố kết quả của mùa sale Lễ độc thân 11-11 năm nay. Sự kiện không chỉ thúc đẩy doanh số bán...

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Sáng 22/11, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol và Công ty Than Hòn Gai – TKV tổ chức hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng Ô-Dôn và kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tham dự hội nghị có 120 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đại diện cho 55 đơn...

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết

Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ...

Rau quả xuất khẩu hơn 6,6 tỷ USD trong 11 tháng

Đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,6 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này được Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán dựa trên dữ liệu từ hải quan. Trung Quốc vẫn là thị trường mua rau quả Việt nhiều nhất, gần 4,1 tỷ USD trong 10 tháng. Mức này tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất