Powered by Techcity

Nhận diện những giá trị văn hóa đặc trưng của Vịnh Hạ Long

Bên cạnh giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo đã được UNESCO công nhận, Vịnh Hạ Long còn được nhận định là nơi ẩn chứa nhiều giá trị khoa học khác, nhất là giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt, được chuyên gia Hội đồng Quốc tế về di tích và Di chỉ (ICOMOS) đề nghị nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất UNESCO xét, ghi danh vào danh mục di sản thế giới.

Vịnh Hạ Long – 3 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Theo các tài liệu nghiên cứu, khu vực Vịnh Hạ Long được xác định là một trong những cái nôi cư trú của người Việt cổ. Dấu tích sớm nhất của con người có mặt trong khu vực Vịnh Hạ Long thuộc về chủ nhân nền văn hóa Soi Nhụ (niên đại từ 18.000 – 7.000 năm cách ngày nay), tiếp đến là chủ nhân văn hóa Cái Bèo (niên đại từ 7.000 – 5.000 năm cách ngày nay) và sau cùng là văn hóa Hạ Long (niên đại từ 5.000 – 3.500 năm cách ngày nay).

Vịnh Hạ Long và vùng phụ cận cũng là nơi ghi nhận nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử nổi tiếng của dân tộc từ thời kỳ phong kiến đến thời kỳ cận hiện đại. Với vị trí chiến lược quan trọng, ngay từ thế kỷ XII (năm 1149) dưới triều vua Lý Anh Tông, thương cảng Vân Đồn đã được thành lập trong khu vực Vịnh Hạ Long. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu những chiến công hào hùng của dân tộc Việt Nam, từ câu chuyện huyền thoại về đàn rồng mẹ, rồng con hạ giới giúp người Việt đánh giặc ngoại xâm, đến những chiến công oanh liệt của cha ông ta trong các cuộc chiến đấu giành và giữ gìn nền độc lập của dân tộc.

Du khách tham quan Vịnh Hạ Long.

Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể, vùng Vịnh Hạ Long còn chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo của cộng đồng ngư dân thủy cư từng sinh sống trên Vịnh. Với cuộc sống đời nối đời gắn bó với biển, những người dân chài chất phác đã tự thích nghi và tìm ra cách ứng xử hài hòa với thiên nhiên bằng vốn tri thức dân gian phong phú của mình. Ngày nay, mặc dù đã di dời lên đất liền sinh sống nhưng những nét văn hóa độc đáo của cộng đồng ngư dân làng chài trên Vịnh Hạ Long với phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, phương thức kiếm sống… vẫn được gìn giữ, bảo tồn, phục dựng và phát huy, tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo. Qua đó, góp phần làm nên đặc trưng riêng có của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, do kiến tạo của tự nhiên, Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long luôn nằm trong tuyến chính của hệ thống giao thương duyên hải Đông Á và từng là điểm đến của nhiều đoàn thương thuyền, sứ thuyền, các đoàn truyền giáo, giao lưu văn hóa châu Á và thế giới. Văn hóa biển Hạ Long có chiều sâu và cơ tầng phong phú, với nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản tư liệu. Các di sản văn hóa đó là kết quả sáng tạo của các thế hệ cư dân Hạ Long – biển đảo Đông Bắc nhưng cũng là thành tựu của sự hội kết văn hóa từ nhiều vùng miền.

Vịnh Hạ Long từng được coi là một vùng biên viễn xa xôi, hiểm trở thời cổ trung đại nhưng đây cũng là vùng có tiềm năng, trữ lượng phong phú, giàu có bậc nhất về tài nguyên vị thế, tài nguyên tự nhiên và cả nguồn tài nguyên văn hóa, con người. Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long không chỉ là một vùng cảnh quan kỳ vĩ mà còn là một vùng có vị thế địa – chiến lược quan trọng. Trong lịch sử, chính trong không gian biển đảo này, các cộng đồng cư dân đã sáng tạo nên các nền văn hóa biển giàu năng lực sáng tạo. Văn hóa biển Hạ Long là kết quả của những phát triển tiếp nối của văn hóa Soi Nhụ, Cái Bèo và cả sự giao lưu văn hóa khu vực. Văn hóa Hạ Long, với những đặc trưng tiêu biểu, là minh chứng sinh động cho truyền thống khai thác biển, tư duy hướng biển, phát triển kinh tế biển. Các giá trị đó đã và đang góp phần làm gia tăng giá trị đặc sắc, chiều sâu, tính toàn vẹn, xác thực của Di sản thế giới Vịnh Hạ Long. 

Biểu diễn hát giao duyên trên Vịnh Hạ Long, phục vụ du khách tham quan ở Cửa Vạn.

Giáo sư, Tiến sĩ Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) cho biết: Bên cạnh những giá trị về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, Vịnh Hạ Long còn là nơi sản sinh, lưu giữ và trao truyền nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Đó chính là cái hồn cốt, cái khí chất, nét đặc trưng riêng tạo nên sức hút, sức hấp dẫn khách du lịch đến trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa nơi đây. Hiện nay, một số hoạt động sinh kế, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian, văn hóa ẩm thực ở các làng chài đã trở thành nguồn tài nguyên du lịch độc đáo tại khu vực Vịnh Hạ Long, trở thành một thế mạnh hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm, nguồn thu cho người dân. Nếu chúng ta chỉ chú trọng khai thác giá trị địa chất, địa mạo, cảnh quan của di sản thiên nhiên, vô hình chung, chúng ta đã tự đánh mất một thế mạnh quan trọng khác là khai thác nguồn tài nguyên văn hóa phong phú nơi đây phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng. Tỉnh Quảng Ninh nên học hỏi kinh nghiệm trong việc làm hồ sơ trình UNESCO Vịnh Hạ Long là di sản hỗn hợp bao gồm cả di sản văn hóa và thiên nhiên, tiếp tục nâng tầm cho di sản.

Nhằm phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Vịnh Hạ Long, cùng với công tác bảo tồn, giữ gìn, khai thác cảnh quan, địa chất, địa mạo, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp. Tỉnh đã giao cho các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu làm cơ sở khoa học triển khai bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản; quảng bá giá trị văn hóa ở các sự kiện trong nước, giao lưu hợp tác quốc tế; trưng bày, giới thiệu giá trị này sâu rộng với quốc tế…

Bên cạnh đó, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã ban hành các kế hoạch triển khai việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng chài, dàn dựng, truyền dạy 2 kịch bản hát giao duyên; truyền dạy kỹ thuật đan, chế tạo ngư cụ truyền thống; xây dựng phim tài liệu về văn hóa làng chài. Đồng thời, đưa vào hoạt động các sản phẩm du lịch độc đáo, phong phú, hấp dẫn từ những giá trị văn hóa như: Trải nghiệm nét văn hóa làng chài tại khu vực Cửa Vạn, tham quan di chỉ khảo cổ tại động Mê Cung, khu trưng bày khảo cổ tại động Tiên Ông, khu nuôi trồng và chế tác ngọc trai tại vụng Tùng Sâu, Vung Viêng, trải nghiệm ẩm thực và mua sắm các sản phẩm địa phương tại khu vực Cặp Táo, tham quan khu nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch có trách nhiệm tại Vung Viêng…

Đặc biệt, cuối tháng 10 vừa qua, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tổ chức hội thảo “Nhận diện, đánh giá những giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo trên Vịnh Hạ Long” với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Hội thảo đã tham vấn ý kiến rộng rãi của các cơ quan quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học trong việc nhận diện, đánh giá giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo; đưa ra những định hướng, quan điểm, lộ trình và những khó khăn vướng mắc trong việc xác định giá trị nổi bật toàn cầu theo tiêu chí văn hóa của UNESCO; tham mưu UBND tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát huy phù hợp, hiệu quả giá trị văn hóa của khu vực di sản Vịnh Hạ Long.

Ông Phạm Đình Huỳnh, Phó Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, cho biết: Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc nhận diện và bảo tồn giá trị văn hóa là vô cùng cần thiết góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc và di sản văn hóa của nhân loại. Thêm vào đó, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan như cơn bão Yagi vừa qua, vấn đề bảo vệ, giữ gìn, phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể quý giá nêu trên lại càng đặt ra cấp thiết. Thời gian tới, Ban sẽ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất triển khai các chương trình phục dựng, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp, triển khai kế hoạch bảo tồn, đồng thời đưa du khách tiếp cận gần hơn với các giá trị văn hóa nhằm quảng bá, lan tỏa, phát huy, khẳng định vị trí của Vịnh Hạ Long trong bản đồ di sản cũng như bản đồ du lịch của thế giới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vịnh di sản tuổi ba mươi

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, những giá trị ngoại hạng toàn cầu về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, tầm vóc, giá trị của Vịnh Hạ Long liên tục được vinh danh các danh hiệu thế giới, đặc biệt với 3 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là niềm vinh dự, tự hào đối với tỉnh Quảng Ninh, nhưng cũng là trách nhiệm vô cùng nặng nề trong việc bảo...

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đình Bình Lục, TP Đông Triều

Sáng 8/12, phường Hồng Phong, TP Đông Triều, tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích cấp tỉnh đình Bình Lục, giai đoạn 1. Đình Bình Lục nằm ở khu Bình Lục Hạ, phường Hồng Phong, thờ Khâm Minh Thánh Vũ Hiển Đạo An Sinh vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Đình Bình Lục là một trong những ngôi đình được xây dựng sớm nhất tại vùng Đông Bắc,...

Chuyển biến tích cực từ Nghị quyết 17-NQ/TU

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”, huyện Bình Liêu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua đó, làm tốt hơn công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống...

TP Hạ Long: Tạo môi trường văn hóa, du lịch lành mạnh

Với mục tiêu trở thành thành phố kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình, thời gian qua TP Hạ Long đã chủ động, tích cực triển khai nhiều nội dung quan trọng, trong đó chú trọng xây dựng môi trường văn hóa, du lịch lành mạnh. Thành phố chỉ đạo bộ phận chuyên môn tham mưu thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá, quản lý các hoạt động...

Gìn giữ, lan tỏa các giá trị di sản văn hoá ở Quảng Yên

Với 219 di tích lịch sử - văn hoá, chiếm tới hơn 1/3 tổng số di tích toàn tỉnh, đã cho thấy sự phong phú, giàu có về hệ thống di sản văn hoá vật thể của Quảng Yên. Gìn giữ tốt hệ thống di sản này, thị xã đã có nhiều giải pháp quản lý tổng thể, bài bản trong những năm qua. Hơn 700 năm trước, chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã diễn ra trên vùng đất...

Cùng tác giả

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao Tập đoàn Amata

Sáng 18/12, đồng chí Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc điều hành Amata Việt Nam để trao đổi về việc đầu tư của Tập đoàn tại Quảng Ninh trong thời gian tới. Tại buổi tiếp, bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc điều hành Amata Việt Nam bày tỏ cảm ơn đối với sự đồng hành, hỗ trợ của Quảng Ninh trong suốt quá trình triển khai đầu tư, thực hiện...

Việt Nam vào top quốc gia đón ngày càng đông khách Australia

Người Australia đang du lịch nước ngoài với số lượng kỷ lục, và Việt Nam là một trong ba điểm đến có mức tăng trưởng hàng đầu. Theo báo cáo Xu hướng Du lịch tháng 12 của Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA), chỉ riêng trong tháng 10, đã có 1,66 triệu lượt người Australia đi du lịch nước ngoài, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của giới chức Australia, Nhật Bản là quốc gia ghi...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ nơi biên giới, biển đảo”

Tối 17/12, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân) tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bài ca Người chiến sĩ nơi biên giới, biển đảo”.  Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12 (1989 - 2024); góp phần thực hiện Nghị quyết...

Việt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc tế dịp Tết dương lịch

Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Hoa Kỳ là các điểm đến có số lượng du khách lựa chọn Việt Nam nhiều nhất để tạm biệt năm cũ, với các điểm đến "hot" như Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc. Việt Nam đang trở thành điểm đến đón giao thừa Tết Dương lịch 2025 được du khách quốc tế yêu thích với lượng tìm kiếm chỗ ở vào thời điểm này tăng 30% so với năm...

Khẩn trương thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân và doanh nghiệp

Ngày 14/12 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 62/2024/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 42/2019/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của UBND tỉnh về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh thực hiện từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 và điều chỉnh một số vị trí trong bảng giá đất các loại đất theo quy định tại khoản 1, điều 257 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 ngày 18/1/2024. Quyết...

Cùng chuyên mục

Việt Nam vào top quốc gia đón ngày càng đông khách Australia

Người Australia đang du lịch nước ngoài với số lượng kỷ lục, và Việt Nam là một trong ba điểm đến có mức tăng trưởng hàng đầu. Theo báo cáo Xu hướng Du lịch tháng 12 của Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA), chỉ riêng trong tháng 10, đã có 1,66 triệu lượt người Australia đi du lịch nước ngoài, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của giới chức Australia, Nhật Bản là quốc gia ghi...

Việt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc tế dịp Tết dương lịch

Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Hoa Kỳ là các điểm đến có số lượng du khách lựa chọn Việt Nam nhiều nhất để tạm biệt năm cũ, với các điểm đến "hot" như Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc. Việt Nam đang trở thành điểm đến đón giao thừa Tết Dương lịch 2025 được du khách quốc tế yêu thích với lượng tìm kiếm chỗ ở vào thời điểm này tăng 30% so với năm...

Sắp diễn ra lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Lễ hội hoa sẽ diễn ra từ ngày 26 - 29/12 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh (Hà Nội). Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” không chỉ là sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn là dịp để tôn vinh giá trị của làng nghề trồng hoa, góp phần quảng bá nét đẹp, tiềm năng du lịch, hướng tới xây dựng Festival Hoa...

Xác lập đường hoa dài nhất Việt Nam

Tuyến đường 15 km trang trí hoa kiểng ở huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) được đề xuất xác lập đường hoa dài nhất Việt Nam tại lễ hội diễn ra vào tháng 1/2025. Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Minh Đức cho biết lễ hội hoa Chợ Lách diễn ra vào 8-12/1/2025 với điểm nhấn là hoạt động xác lập kỷ lục Guinness tuyến đường hoa kiểng dài nhất Việt Nam. Tuyến đường dài 15 km, với hoa kiểng...

Đội tàu du lịch trên vịnh Hạ Long phục vụ 3,1 triệu lượt khách năm 2024

Năm 2024, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, đội tàu du lịch trên vịnh Hạ Long đã nỗ lực khắc phục thiệt hại, vượt qua khó khăn; đón tiếp, phục vụ khoảng 3,1 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Đây là thông tin tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chi hội tàu du lịch Hạ Long diễn ra ngày 15/12...

Vịnh di sản tuổi ba mươi

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, những giá trị ngoại hạng toàn cầu về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, tầm vóc, giá trị của Vịnh Hạ Long liên tục được vinh danh các danh hiệu thế giới, đặc biệt với 3 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là niềm vinh dự, tự hào đối với tỉnh Quảng Ninh, nhưng cũng là trách nhiệm vô cùng nặng nề trong việc bảo...

Bảo tàng có tượng Phật lớn nhất châu Á ở Đài Loan

Phật Quang Sơn là quần thể kiến trúc tôn giáo nổi tiếng ở Đài Loan với bức tượng Phật khổng lồ và nhiều báu vật Phật giáo. Bảo tàng mở cửa miễn phí, có thể kết nối thuận tiện từ trung tâm Cao Hùng bằng xe cá nhân, hệ thống giao thông công cộng như xe buýt, tàu. Bên trong các chùa tháp là phòng trưng bày hoặc được sử dụng cho mục đích đào tạo Phật giáo, đón khách, thư...

Khách Việt check in núi tuyết Trung Quốc đầu đông

Núi tuyết Kiệu Tử ở Vân Nam thu hút khách Việt ghé thăm mùa đông vì cảnh đẹp và chi phí rẻ so với chuyến tham quan núi Ngọc Long ở Lệ Giang. Núi Kiệu Tử cách TP Côn Minh khoảng 150 km, hút khách Việt ghé thăm dịp cuối năm vì thường có tuyết rơi dày. Điểm tham quan này nằm trong tuyến du lịch Hà Khẩu - Côn Minh, phổ biến trong khoảng hai năm gần đây do...

8 điểm du lịch Việt được tìm kiếm nhiều nhất trên Google 2024

Google vừa công bố danh sách Google Year In Search 2024 dựa trên những xu hướng tìm kiếm của người Việt. Trong đó, 8/10 điểm đến du lịch được quan tâm nhất 2024 là điểm đến nội địa. Danh sách Google Year In Search 2024 được công bố hôm 13/12 gồm 7 chủ đề tiêu biểu: "Xu hướng tìm kiếm chung nổi bật nhất", "Công cụ AI", "Phim ảnh", "Du lịch", "Concert", "Kỹ năng" và "Cách làm". Đây là danh...

Sôi động du lịch cuối năm

Tháng 9 vừa qua, cơn bão số 3 (Yagi) đã để lại hậu quả nặng nề, khiến ngành Du lịch “điêu đứng”. Tuy vậy, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch đã nỗ lực khắc phục, nhanh chóng hoàn thiện, sửa sang các hạng mục bị hư hỏng. Đồng thời, đưa vào nhiều sản phẩm du lịch mới cùng chương trình kích cầu hấp dẫn. Nhờ vậy, những tháng cuối năm, các điểm đến vẫn tấp nập du khách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất