Powered by Techcity

Nhà thơ Trần Nhuận Minh: “Nhà thơ phải luôn đồng hành với nhân dân”

Sung sức trong sáng tác và tích cực tham gia các diễn đàn văn chương cả trong nước và nước ngoài, nhà thơ Trần Nhuận Minh, người từng đoạt rất nhiều giải thưởng văn chương, trong đó có Giải thưởng Nhà nước về thơ vào năm 2007, cũng rất có duyên với các báo, tạp chí quốc tế. Nhân dịp xuân mới Giáp Thìn 2024, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, đã có cuộc phỏng vấn nhà thơ về một số vấn đề văn chương hiện nay.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh.

– Thưa nhà thơ Trần Nhuận Minh, ông có thể “bật mí” đôi chút với bạn đọc về những sáng tác văn chương của ông trong những năm gần đây như thế nào không?

+ Sau khi được xuất bản và phát hành tập thơ “Biết gửi cho ai?” vào năm 2018, tôi đã nghĩ là mình nên ngừng cho xuất bản tác phẩm, nếu thơ mình không mang đến được điều gì mới hơn cho bạn đọc. Cũng năm đó, Đài Loan xuất bản và phát hành Tuyển tập thơ “Đi ngang thế gian” của tôi, bài lấy tên tập là bài cuối cùng của “Bản Xônat hoang dã”, giải thưởng Hội Nhà văn năm 2003, Giải thưởng Nhà nước năm 2007. Sau đó, tập thơ này được đưa vào dạy và học ở Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Đài Loan. Tôi được phía bạn mời sang 15 ngày, dự các cuộc hội thảo về thơ mình, tiếp xúc với nhiều nhà trí thức lớn và bạn đọc tinh hoa.

Điều đó động viên tôi rất lớn và tôi lại cầm bút. Hình như, đây mới là thời kì chín nhất của thơ tôi và năm 2023 là năm tôi có nhiều niềm vui nhất. Thơ viết và được đăng chùm nhiều bài trên báo và tạp chí, từ đó được dịch và xuất bản luôn ở nước ngoài. Năm 2023, chưa kể tôi nhận Giải thưởng Đào Tấn về Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, cho 3 tập sách nghiên cứu khoa học về văn hóa và lịch sử, chỉ tính riêng về thơ, tập thơ “Bừng thức” của tôi (bài tên tập là bài mở đầu “Bản Xônat hoang dã”), Hội đồng dịch thuật châu Âu chọn và dịch ra tiếng Anh, sau đó cùng lúc dịch, xuất bản tiếp bằng tiếng Pháp (đây là tập thơ thứ 2, sau tập thứ nhất 107 bài tiếng Pháp in ở Paris năm 2020), tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha. Cả 4 tập đều được trưng bày tại Hội chợ xuất bản quốc tế tại Frankfurt, Liên bang Đức, tháng 10/2023.

Nhờ thế, thơ tôi được biết đến rộng rãi ở nhiều nước. Vài ba tháng sau, 6 nước khác nhau cùng dịch và xuất bản thơ tôi, trong đó có Ailen, quê hương thứ 20 của thơ tôi ở nước ngoài. Trong đà đó, năm 2023, tôi cũng được xuất bản 2 tập thơ ở trong nước là “Đi trên quê hương Gớt”“Con người và cõi thế”. Tôi cũng đã biên soạn xong tập thơ thứ 37 của mình là “Sao em đi một mình” sẽ xuất bản và phát hành quý I/2024, năm tôi bước vào tuổi 80.








4 tập thơ của nhà thơ Trần Nhuận Minh xuất bản tại Canada, được phát hành toàn cầu năm 2023, qua bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha. Ảnh do nhà thơ cung cấp.

Ông từng chia sẻ rằng, ông lấy nguồn cảm hứng cho sáng tác của mình từ những va đập lớn của thời cuộc. Những sáng tác gần đây của ông kể từ sau “Nhà thơ và hoa cỏ”, “Bản Xô nát hoang dã” và “45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh”… đi theo hướng nào, khi ông đã đi tới tận cùng của “cái thực” và “cái ảo” trong các sáng tác vừa kể?

+ Mỗi chúng ta có thể sống đến 100 tuổi. Nhưng mới chỉ 85 năm qua, tính từ năm 1939, khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ đến nay, trên thế giới, những biến động gay gắt đã bằng cả 1.000 năm trước cộng lại. Những biến động đó tác động rất sâu sắc vào số phận của tất cả mọi người trên toàn cầu.

Trong tham luận đọc tại Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương năm 2012, tôi nói: “Các nhà thơ phải cất lên tiếng nói lương tri của mình, từ đó, từ bội số chung lớn nhất của nhân loại, hãy viết về Con Người, cho Con Người và vì Con Người”. Tôi đã đi theo hướng đó, trong tất cả 62 tác phẩm đã xuất bản của tôi ở trong nước và ở nước ngoài. Riêng thơ là 36 tập, tập thơ thứ 36 này xuất bản năm 2023 tại Hoa Kì. Đấy chính là sự “bừng thức” của chủ nghĩa nhân văn thế kỉ thứ XX và XXI mà tôi cảm nhận được, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thơ tôi có thể đi tiếp đến tận cùng cái thực và cái ảo trong bút pháp nghệ thuật của thơ mình.

– Giữa cái cũ và mới, giữa việc duy trì những phương thức truyền thống và tiếp cận những công nghệ thông tin hiện đại hôm nay, liệu có ảnh hưởng gì tới cảm nhận thơ của ông không? Ông thấy mình có cần đổi mới không, cả về con người cũng như trong sáng tạo văn chương?

+ Thơ tôi vẫn phải tiếp tục đổi mới, để phù hợp hơn với hiện thực của đất nước đang phát triển. Tôi đã vài lần nói rằng: Công cuộc đổi mới từ năm 1986 là một cuộc Cách mạng vĩ đại, vì nó giải phóng con người, sau cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 giải phóng đất nước. Không có cuộc cách mạng khai sáng đó không có thơ tôi ngày hôm nay. Sự tồn tại của thơ, bao giờ cũng đồng hành với sự đổi mới thơ, để thơ không lạc hậu với thời cuộc và để thơ đồng hành được với nhân dân.

Tôi cũng vài lần nói rằng: Nếu thơ không xuất phát từ truyền thống văn hoá của dân tộc, thì bất cứ đổi mới gì cuối cùng cũng đều thất bại hết. Tôi nhớ câu thơ của Nguyễn Đình Thi: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về”… Và như thế, mạch nguồn của cha ông vẫn nối tiếp, bền bỉ, có khi đậm, có lúc nhạt nhưng không bao giờ đứt quãng, và ngày càng phát huy cao hơn, lớn hơn, tạo đủ các điều kiện tốt nhất, để giữ cho ta cái bản lĩnh, cái bản sắc, để từ đó hội nhập với thế giới.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh giới thiệu khu vườn nhỏ với những cây cau, cây dừa và giàn trầu đã được trồng lại trong khuôn viên gia đình tại quê nhà Hải Dương.

– Ông là tác giả có thơ, văn được dịch ra tiếng nước ngoài rất nhiều và phát hành toàn cầu. Điều này với mỗi tác giả hẳn là điều rất tự hào rồi, nhưng căn nguyên để có tác phẩm được dịch nhiều như thế theo ông là do đâu?

+ Về văn xuôi, tập truyện vừa “Trước mùa mưa bão” tôi viết ở mỏ Cọc Sáu, về mỏ Cọc Sáu năm 1977, sau khi nhận giải nhất giải thưởng Văn học năm quốc tế thiếu nhi (1979), đến năm sau lại được chọn tặng giải A văn học thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng và Hội Nhà văn Việt Nam. Chính nhà văn Tô Hoài đã chấm và trực tiếp trao giải cho tôi. Sau đó, tác phẩm đã được dịch ra 7 thứ tiếng, phát hành ở 7 quốc gia, rồi lại được đưa vào sách giáo khoa phổ thông lớp 3 và lớp 4, hơn 20 năm.

Tiếp theo, tiểu thuyết “Hòn đảo phía chân trời” của tôi, được gợi ý từ thực tế vùng biển đảo Cô Tô, Vân Đồn, vừa được giải nhì về tiểu thuyết viết về biên giới và hải đảo (1975-2020) của Hội Nhà văn Việt Nam, được đưa vào sách giáo khoa lớp 5 cũng đã hơn 20 năm nay. Còn thơ, đã được dịch ra 16 thứ tiếng ở 20 quốc gia, bản gốc chủ yếu vẫn từ 2 tập đã được Giải thưởng Nhà nước năm 2007 là “Nhà thơ và hoa cỏ”“Bản Xônat hoang dã”.

Như vậy, việc được dịch và được đánh giá ở nước ngoài với ở trong nước là trùng khớp nhau, không có sự chênh vênh gì. Có điều, có bạn lưu ý, sao nhiều tập cũng được Giải thưởng Nhà nước mà không được phổ cập rộng rãi như thế? Giáo sư Tưởng Vi Văn, người đã dịch và giới thiệu thơ tôi ở Đài Loan nói: “Thơ Trần Nhuận Minh không có biên giới. Vấn đề trong thơ Trần Nhuận Minh cũng là vấn đề chung ở nhiều quốc gia. Vì thế, bất cứ nước nào dịch thơ Trần Nhuận Minh cũng dễ được chấp nhận”. Tôi nghĩ đó cũng là câu trả lời.

– Vẫn là câu chuyện dịch thuật, hơn nữa còn là dịch thơ, chúng tôi biết ông là người rất cẩn trọng, kỹ lưỡng về câu chữ, vậy có khi nào ông tìm hiểu giữa bản dịch và bản tiếng Việt sẽ khác biệt ra sao không? Liệu có đúng phong cách văn thơ Việt của tác giả hay không?

+ Hầu hết các trường hợp, tôi chỉ biết bản dịch sau khi đã ra sách. Có một điều làm tôi yên tâm là các bản dịch đó, lại được dịch tiếp sang ngôn ngữ khác, và lại được tiếp nhận và hoan nghênh ở ngôn ngữ tiếp theo. Thế nghĩa là các bản dịch đã thành công. Tôi không biết một chữ ngoại bẻ đôi nào, và cũng mới chỉ gặp được 3 trong số hơn 20 dịch giả nước ngoài đã dịch thơ tôi. Trao đổi với họ, họ muốn tôi hãy viết hay hơn nữa về nhân dân. Nhân dân còn thì thơ mình còn. Nhân dân yêu thì thơ mình sẽ bất tử. Họ bảo tôi thế.

 – Khi các nhà báo, nhà thơ, dịch giả nước ngoài phỏng vấn ông, ông nhận thấy họ quan tâm tới điều gì nhất đối với các tác giả văn chương Việt?

+ Trong năm 2023, có phóng viên 4 tạp chí lớn phỏng vấn tôi. Ở Nga là tạp chí “Nhân đạo”, ở Tây Ban Nha là tạp chí “The Café Riview”, ở Hi Lạp là tạp chí “Polis”, ở Hoa Kì là tạp chí “Prodigy”. Điều họ quan tâm nhất thì tôi thấy rất rõ: Ấy là văn chương Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại. Nghĩa là “từ chân trời một người”, tác phẩm phải đến được với “chân trời của tất cả mọi người”, như nhà thơ lớn người Pháp A.Muýtxê đã nói từ thế kỉ trước.

– Được biết, ông và em trai là nhà thơ Trần Đăng Khoa đã cải tạo căn nhà cũ của gia đình ở làng Điền Trì xưa (nay là thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) thành không gian lưu niệm gắn với những sáng tác văn chương của hai anh em…

+ Tôi làm theo lời dạy bảo của thầy tôi là nhà thơ Huy Cận, từ khi ông còn là Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Khoa gần với Xuân Diệu hơn, còn tôi lại gần với Huy Cận hơn. Dường như là sự lựa chọn tự nhiên. Tôi được tháp tùng Huy Cận vài lần, đáng nhớ nhất là thời gian khoảng 10 ngày, hai thầy trò ở chung một phòng tại Hà Tĩnh, quê hương cụ Nguyễn Du, cũng là quê hương ông.

Ông dặn tôi rất kỹ lưỡng, phải ghi nhớ, sưu tầm, giữ gìn và phục hồi lại những giá trị riêng của cả hai anh em. Dường như không có nhà nào có được cả hai anh em làm thơ, với mức độ thành công đến mức như vậy. Ở Anh, có một trường hợp như thế là chị em Brônti. Thơ ông đã xuất bản có câu: “Mừng Nhuận Minh, mừng Đăng Khoa/ Hai chàng thi sĩ một nhà, hiếm thay”. Ông bảo thơ Khoa rất độc đáo về cảm quan thiên nhiên, còn thơ Minh thì rất sâu sắc về “vận người”. Thậm chí, ông khuyên tôi nên phá ngôi nhà 5 gian, tường xây mái ngói đi, phục chế lại 3 gian nhà tranh nhỏ bé, vách trát bùn ao, mái lợp rạ, với cái giại đan bằng tre, một tay nhấc ra để đi vào nhà như lần đầu Xuân Diệu, Huy Cận về thăm nhà, khi Khoa mới 8 tuổi…

Ông nhiều lần về nhà tôi, lần nào gặp, ông cũng hỏi tôi việc đó làm đến đâu rồi. Tôi chỉ vâng dạ cho qua, cứ nghĩ chắc gì đã cần. Rồi ông mất. Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi. Tranh thủ ý kiến của bạn ở Bảo tàng tỉnh Hải Dương, tôi nghĩ đã đến lúc mình phải làm theo lời thầy. Tôi đã lưu lại được một số sách báo đã xuất bản, nhất là xuất bản lần đầu, các bản thảo, thư từ và hiện vật. Đặc biệt có cả thư từ trao đổi của một số vị lãnh đạo cao cấp, các nhà thơ, nhà văn hóa lớn ở trong nước và nước ngoài với Khoa thuở nhỏ…

Tôi cũng đã trồng lại được cây dừa và giàn trầu, dựng lại gian bếp đúng kích cỡ xưa trên nền đất cũ. Còn cái chuồng lợn từ thời “góc sân và khoảng trời” của Khoa năm 1966 thì tôi quyết giữ nguyên, dù điều đó vấp phải sự phản đối của con cháu trong nhà, vì sát cạnh đó là ngôi nhà mới xây để anh em, con cháu và bạn bè văn chương xa gần về sum họp. Công trình làm xong, đã có một số nhà thơ, nhà báo, các thầy cô giáo và học trò đến thăm, đều tỏ ý rất có cảm tình…

– Bên thềm xuân mới, ông còn điều gì chia sẻ với bạn văn nói riêng, bạn đọc nói chung không?

+ Cuộc đời luôn có những điều làm ta phiền lòng. Nhưng cái tốt đẹp là rất phổ biến. Những người tốt ở quanh ta còn nhiều lắm. Có điều, đôi khi có sự cố mà lương tri cần phải lên tiếng, thì nhiều người tốt lại im lặng. Nhưng họ hiểu biết cả đấy. Hãy tin tưởng, bình tĩnh và không được nản lòng. Hãy vì những người tốt mà sống. Hãy vì tương lai cao đẹp của đất nước mà viết. Thời gian sẽ ủng hộ chúng ta!

– Xin kính chúc nhà thơ năm mới dồi dào sức khoẻ và trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!



Nguồn

Cùng chủ đề

Nhân lên niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền TP Móng Cái luôn luôn lắng nghe, tập trung giải quyết đến cùng những kiến nghị của người dân đã góp phần nhân lên niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương. Qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Kịp thời giải quyết đơn thư, kiến nghị...

Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Chiều 18/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến Đại hội XIV của Đảng. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; tập thể...

TX Quảng Yên: Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân

Ngày 16/11, Thị ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân TX Quảng Yên tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND TX Quảng Yên với nhân dân lần thứ 2 năm 2024. 234 đại biểu, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, công đoàn cơ sở các doanh nghiệp và người lao động, đại diện các tổ chức tôn giáo... trên địa bàn thị xã dự hội nghị. Tại...

Quảng Ninh đồng loạt tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư

Ngày 10/11, tất cả các khu dân cư tại 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đồng loạt tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là năm thứ 3 Ngày hội được tổ chức đồng loạt tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh tạo không khí thi đua phấn khởi, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tính tự chủ của nhân dân. Ngày hội Đại...

Xây dựng Nhà nước pháp quyền: Lợi ích của Tổ quốc, nhân dân lên trên hết

Nghiên cứu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", các nhà khoa học lý luận chính trị nhận định, người đứng đầu Đảng ta truyền đi thông điệp về quyết tâm xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với phương châm đặt “lợi ích của Tổ quốc, nhân dân lên trên hết, trước hết”,...

Cùng tác giả

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Anh tài thống trị nhạc Tết Việt

Nhạc Tết 2025 trở nên sôi động khi có nhiều nghệ sĩ cùng tham gia cũng như thực hiện quảng bá, và có một số nghệ sĩ phủ sóng rộng rãi hơn hẳn. Giống với mùa nhạc Giáng sinh ở thị trường US-UK, Việt Nam cũng có mùa “nhạc xuân” mỗi dịp năm hết Tết đến. Không được các nghệ sĩ thực hiện quảng bá quá rầm rộ, nhưng lợi thế của nhạc Tết là có khả năng tự lan...

Năm 2024, du lịch toàn cầu gần như trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch

Lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 11% vào năm 2024, với 1,4 tỷ người đi du lịch quốc tế. Theo dữ liệu của World Tourism Barometer do Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism) công bố ngày 21/1 trước triển lãm du lịch quốc tế FITUR tại Madrid của Tây Ban Nha cho thấy, số lượng khách du lịch đã phục hồi lên 99% mức ghi nhận được vào năm 2019 ngay trước đại dịch Covid-19. Tổng...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Ẩm thực Quảng Yên – Tinh hoa của biển

Nằm ở vùng đất ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, Quảng Yên từ lâu đã trở thành điểm đến nổi tiếng không chỉ bởi thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, mà còn nhờ nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị của biển cả. Mỗi món ăn đều mang theo câu chuyện về cuộc sống lao động của người dân vùng cửa biển, về cách họ gắn bó và trân quý tài...

Cùng chuyên mục

Anh tài thống trị nhạc Tết Việt

Nhạc Tết 2025 trở nên sôi động khi có nhiều nghệ sĩ cùng tham gia cũng như thực hiện quảng bá, và có một số nghệ sĩ phủ sóng rộng rãi hơn hẳn. Giống với mùa nhạc Giáng sinh ở thị trường US-UK, Việt Nam cũng có mùa “nhạc xuân” mỗi dịp năm hết Tết đến. Không được các nghệ sĩ thực hiện quảng bá quá rầm rộ, nhưng lợi thế của nhạc Tết là có khả năng tự lan...

Ẩm thực Quảng Yên – Tinh hoa của biển

Nằm ở vùng đất ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, Quảng Yên từ lâu đã trở thành điểm đến nổi tiếng không chỉ bởi thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, mà còn nhờ nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị của biển cả. Mỗi món ăn đều mang theo câu chuyện về cuộc sống lao động của người dân vùng cửa biển, về cách họ gắn bó và trân quý tài...

Diva Hồng Nhung mắc ung thư

Hồng Nhung chia sẻ cô vừa trải qua phẫu thuật ung thư vú. Nữ diva nói cô muốn dùng tiếng nói, kêu gọi phụ nữ đi khám bệnh sớm để vượt qua căn bệnh. Ngày 22/1, Hồng Nhung đăng video nằm trên giường bệnh, chia sẻ thông tin vừa trải qua phẫu thuật ung thư vú. “Tôi đang ở phòng hồi sức sau ca phẫu thuật ung thư vú. Khi tôi nhận chẩn đoán ung thư, tôi muốn giấu bệnh, không...

‘Joker 2’ bị đề cử 7 Mâm Xôi Vàng

"Joker: Folie à Deux" - Joaquin Phoenix, Lady Gaga đóng chính - nhận đề cử Phim tệ nhất, dẫn đầu các hạng mục Mâm Xôi Vàng 2025. Trong danh sách công bố những tác phẩm, cá nhân bị đánh giá thấp năm nay, Joker: Folie à Deux là một trong năm dự án bị xếp vào hạng mục Phim tệ nhất, cùng Borderlands, Madame Web, Megalopolis và Reagan. Phần hai lấy bối cảnh Arthur Fleck (Joaquin Phoenix đóng) bị giam giữ...

Bất ngờ từ Hồ Quỳnh Hương

Chọn dãy núi thiêng Yên Tử là nơi gửi gắm tâm huyết dành cho tác phẩm đầu năm 2025 - MV "Yên Tử trong đêm", Hồ Quỳnh Hương hiếm hoi hát mang âm hưởng ca trù. Ca sĩ nói có bất ngờ cho khán giả sau dịp Tết. Mặc áo dài hát ở thời tiết 13 độ C Với Yên Tử trong đêm, khán giả hiếm hoi được nghe Hồ Quỳnh Hương hát hơi hướm ca trù. Không ít khán giả...

Phim ‘Hẹn ước ngày Xuân’ tôn vinh văn hóa bản địa vùng cao Tây Bắc

Đan xen trong câu chuyện tình yêu đôi lứa, bộ phim truyền hình "Hẹn ước ngày Xuân" còn gắn liền với văn hóa bản địa và nghề trồng chè shan tuyết truyền thống của bà con vùng cao Tây Bắc. “Tiểu tam đáng ghét nhất của màn ảnh Việt” Cù Thị Trà sẽ hóa thân vào vai một cô gái người Mông trong phim Tết “Hẹn ước ngày Xuân” do Ban Truyền hình tiếng dân tộc, Đài Truyền hình Việt...

3 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân ‘Đạp gió’ mùa 2

Hành trình của "Chị đẹp đạp gió 2024" đang đi đến hồi kết, trong 17 chị đẹp vào vòng cuối, có 3 người được khán giả dự đoán là có cơ hội chiến thắng rất cao. Sau 3 tháng với 5 đêm công diễn, hành trình Chị đẹp đạp gió 2024 đang hướng tới đêm trao giải diễn ra tối 25/1. Từ 30 chị đẹp, hiện chỉ còn 17 người chơi đi tiếp vào chung kết. Trong gala trao giải, đội...

Kỳ vọng và áp lực đổi mới của chương trình Táo quân 2025

Xuất phát điểm là một chương trình truyền hình được sản xuất theo thể loại sân khấu kịch chính luận, chương trình Táo Quân được yêu thích và đặt lên vai nhiều kỳ vọng. Kỳ vọng Đứng trước sảnh của cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô tối 16.1, chị Hồng tất tả hỏi giá vé chợ đen của các hội nhóm phe vé đang “quần thảo” đi lại khắp khu sân rộng. Chị Hồng muốn mua một cặp vé để...

Văn Mai Hương tham gia Chị đẹp đạp gió ở Trung Quốc

Tên Văn Mai Hương xuất hiện trong danh sách nghệ sĩ tham gia Đạp gió 2025 do Sina đăng tải. Tuy nhiên, đại diện của nữ ca sĩ chưa phản hồi. Ngày 21/1, Sina đưa ra danh sách nghệ sĩ tham gia Đạp gió 2025. Tên của Văn Mai Hương xuất hiện trong danh sách và thông tin này đang gây bàn tán. Một nguồn tin chia sẻ với Tri Thức – Znews, Văn Mai Hương sẽ tham gia chương...

Biểu diễn luân phiên chương trình “Quảng Ninh chào đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tại các địa phương trong tỉnh

Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh đã xây dựng chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề mừng Đảng mừng Xuân Ất Tỵ 2025 "Quảng Ninh chào đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".  Đây là chương trình Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh chỉ đạo Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh tổ chức thực hiện với 12 tiết mục ca múa nhạc đặc sắc. Chương trình thể hiện tình cảm, niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất