Powered by Techcity

Nguồn tài nguyên quý cho phát triển du lịch

Quảng Ninh hiện có 42 dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều quyết sách để thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh tại khu vực này. Trong đó, định hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS được coi là giải pháp quan trọng. Qua đó, vừa góp phần gìn giữ văn hóa vừa thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tự hào gìn giữ 

Những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo ngành văn hóa và các địa phương tích cực triển khai các dự án, đề án về nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng đồng bào DTTS. Cụ thể, xây dựng Quy hoạch bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị một số làng DTTS gắn với phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tại Hội làng , các phần thi thể thao truyền thống, trò chơi dân gian diễn ra vui vẻ, tạo không khí rộn Khu bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, TP Hạ Long, đã diễn ra Hội làng Bằng Cả năm 2024.ràng cho ngày hội.
Người dân, du khách hào hứng tham gia các phần thi thể thao truyền thống, trò chơi dân gian tại Hội làng Bằng Cả năm 2024. Ảnh: Hồng Phương

Theo đó, quy hoạch 4 thôn, bản thực hiện bảo tồn, phục vụ phát triển du lịch, gồm: Bản dân tộc Dao Thanh Y, xã Bằng Cả (TP Hạ Long); thôn Lục Nà, thôn Bản Cáu dân tộc Tày, xã Lục Hồn (huyện Bình Liêu); làng truyền thống người Sán Dìu, xã Bình Dân (huyện Vân Đồn); thôn Nà Ếch người Sán Chay, xã Húc Động (huyện Bình Liêu).

Đến nay, đã hoàn thành việc xây dựng bản Dao Thanh Y, xã Bằng Cả (TP Hạ Long) trở thành một điểm du lịch văn hóa với các hoạt động biểu diễn hát múa truyền thống, tái hiện lễ cấp sắc, cầu mùa… do người dân trong xã thể hiện; phục vụ ẩm thực truyền thống của người Dao vào mỗi dịp hội làng…

Màn múa sư tử mèo của người Tày mới được phục dựng trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Tày lần thứ nhất năm 2023 tổ chức tại xã Đạp Thanh.
Màn múa sư tử mèo của người Tày mới được phục dựng trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Tày lần thứ nhất năm 2023, tổ chức tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ. Ảnh: Phạm Học

Cùng với đó, các địa phương có phần lớn đồng bào DTTS sinh sống như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Móng Cái… hàng năm đều duy trì tổ chức các lễ hội, tuần văn hóa – thể thao, tuần văn hóa – du lịch với chuỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào vừa tạo sân chơi, giao lưu văn hóa lành mạnh của nhân dân vừa góp phần giới thiệu nét đẹp văn hóa tới du khách.

Đơn cử, huyện Ba Chẽ chú trọng phát triển các lễ hội gắn với hệ thống đình, chùa, miếu như lễ hội Bàn Vương, lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà, lễ hội đình Làng Dạ. Trong các lễ hội, du khách được trải nghiệm các nghi lễ cấp sắc, nhảy lửa, múa rùa, múa vật chày, thêu thổ cẩm, hát páo dung, thi nấu xôi ngũ sắc, thi trang phục dân tộc… là các hoạt động mang đậm bản sắc các dân tộc Dao, Tày, Sán Chay ở Ba Chẽ.

Hay huyện Tiên Yên đã xây dựng Làng Văn hóa dân tộc Tày tại thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ; quy hoạch mở rộng, đầu tư nâng cấp đền thờ Đức ông Hoàng Cần gắn với xây dựng làng văn hóa dân tộc Sán Dìu xã Hải Lạng; duy trì chợ phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu…

Tái hiện nghi lễ rước dâu của dân tộc Sán Chỉ.
Tái hiện nghi lễ rước dâu của dân tộc Sán Dìu tại Lễ hội đền Đức ông Hoàng Cần và Ngày hội VHTT dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023.

Công tác bảo tồn văn hoá các DTTS không chỉ phát huy những giá trị di sản văn hoá truyền thống mà còn tăng cường xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho đồng bào các DTTS. Đến nay, 100% các thôn, bản vùng DTTS có nhà văn hóa, 50% các xã có nhà văn hóa xã và sân chơi thể thao.

Đồng bộ các giải pháp

Với mục đích khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS và miền núi để nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND về việc triển khai Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (triển khai năm 2024-2025).

Mô hình du lịch cộng đồng Kỳ Thượng Am Váp farm (xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long) ngày càng thu hút khách đến tìm hiểu, trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao nơi đây. 

Theo đó, trong 2 năm 2024-2025, Quảng Ninh sẽ triển khai 15 nhiệm vụ cụ thể, gồm: Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS; tổ chức bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu các DTTS, khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch; xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận. Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một; xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các DTTS; xây dựng CLB sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng di dân tái định cư.

Cùng với đó, hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS và miền núi; xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào DTTS cấp phát cho cộng đồng DTTS; tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS; tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian các DTTS.

Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng đồng bào DTTS và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào DTTS và miền núi; hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS và hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Homestay Hồng Đông (xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu) cải tạo trên cơ sở giữ nguyên vẹn kiến trúc nhà ở của người Tày.

Trước mắt, trong năm 2024, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện và hoàn thành một số nội dung: Giao Sở Văn hóa – Thể thao lập 3 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa và danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Lễ cầu mùa dân tộc Sán Chỉ, trang phục truyền thống của dân tộc Sán Chay (Sán Chỉ) tỉnh Quảng Ninh và trang phục truyền thống dân tộc Dao Thanh Y.

Cùng với đó, UBND tỉnh giao UBND huyện Bình Liêu xây dựng mô hình di sản kết nối gắn với hành trình du lịch di sản cộng đồng các DTTS huyện Bình Liêu; giao UBND huyện Vân Đồn triển khai xây dựng, trưng bày phòng truyền thống dân tộc Sán Dìu tại nhà văn hóa xã Bình Dân (huyện Vân Đồn); giao UBND huyện Ba Chẽ tổ chức và phát huy Ngày hội văn hóa dân tộc Sán Chay (xã Thanh Sơn) gắn với phát triển du lịch và sửa chữa nhà văn hóa dân tộc Dao thôn Hải Sơn (xã Nam Sơn).

Văn hóa các DTTS là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng. Vì vậy, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch không chỉ góp phần gìn giữ văn hóa, bản sắc dân tộc, đưa du lịch phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa mà còn tạo động lực phát triển toàn diện, rút ngắn khoảng cách, chênh lệch giữa vùng DTTS với các vùng, miền khác của tỉnh. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Người đưa điệu Then Tày Bình Liêu vượt trùng dương

Sau hơn 2 tháng mang điệu Then Tày đến với nước Pháp xa xôi, anh Tô Đình Hiệu, Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Bình Liêu, vẫn chưa hết xúc động khi giữa Paris hoa lệ, Nice xinh đẹp, âm thanh ngọt ngào, sâu lắng của điệu hát Then, tiếng đàn Tính lại được khán giả đón nhận, tán thưởng đến thế. Then Tày là nguồn sống của tôi Tự hào được sinh ra trong lòng bản...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Cùng tác giả

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút ngày 23/12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh. Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Cùng chuyên mục

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Tour tàu xuyên Việt giá hơn 200 triệu đồng mỗi khách

Chuyến tàu hạng sang với giá vé lên tới hơn 200 triệu đồng mỗi khách khởi hành từ ga Sài Gòn, đưa 13 khách quốc tế đi xuyên Việt trong 7 ngày 6 đêm. Theo đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Việt Nam, chuyến tàu hỏa cao cấp xuyên Việt đầu tiên mang ký hiệu SE61, khởi hành từ ga Sài Gòn ngày 18/12, dừng tại ga Phan Thiết hôm 19/12. Tàu sau đó di chuyển...

Khai thác du lịch từ nghệ thuật hát xẩm

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh vừa tổ chức giới thiệu trải nghiệm nghệ thuật hát xẩm trung tuần tháng 12/2024. Đây cũng là gợi mở để xây dựng một sản phẩm, trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn. Theo đó, trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể Quảng...

Độc đáo homestay Hương Hồi Quế

Homestay là loại hình lưu trú đặc thù không còn xa lạ tại Bình Liêu. Hầu hết các homestay của Bình Liêu đều được hướng dẫn phát triển theo hướng để du khách được cùng ăn, cùng nghỉ, cùng sinh hoạt và trải nghiệm như một người dân bản địa thực thụ. Nằm ở vị trí thuận lợi tại thôn Khe Tiền (xã Đồng Văn) homestay Hương Hồi Quế mới hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo thêm...

Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước dịch vào năm 2025, với 18 triệu lượt khách quốc tế và đóng góp trực tiếp 6-8% vào GDP. Mục tiêu được đưa ra trong buổi hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" sáng nay. Cục phó Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết du lịch Việt thời...

Dân châu Á đắn đo giá cả khi du lịch, khách Việt thoải mái hơn

Mặc dù nhạy cảm với giá cả ít hơn so với khu vực, 37% du khách người Việt vẫn coi giá cả là yếu tố quan trọng khi chọn chỗ ở, xếp trên các yếu tố khác như sự thoải mái và các sáng kiến bền vững. Theo khảo sát của Traveloka, phần lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, yếu tố nhạy cảm về giá cả đóng vai trò quan trọng. Gần một nửa số du khách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất