Powered by Techcity

Người chăn nuôi sợ thua lỗ vì giá thức ăn tăng cao

Từ năm 2023 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản liên tục tăng làm cho nhiều người chăn nuôi ở Kiên Giang không mạnh dạn đầu tư thả nuôi vì lo sợ bị thua lỗ; trong đó, đa số hộ chăn nuôi chọn nuôi cầm chừng, đồng thời áp dụng các giải pháp tiết kiệm thức ăn để giảm chi phí đầu tư.

Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Là một trong những hộ có quy mô nuôi lớn và gắn bó lâu năm với nghề nuôi lợn ở xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, bà Nguyễn Thị Thúy cho biết, khoảng 2 năm trở lại đây số lượng lợn thả nuôi của gia đình liên tục được giảm vì giá thức ăn tăng cao. Cụ thể, từ năm 2021 trở về trước, số lượng lợn trong chuồng của gia đình từ 70 – 100 con, còn những năm gần đây chỉ duy trì từ 30 – 40 con.

Bà Thúy cũng cho biết, giá lợn hơi năm 2020 – 2021 khoảng 5,4 – 5,7 triệu đồng/100 kg và thời điểm đó giá thức ăn loại độ đạm cao khoảng 500.000 đồng/bao 25 kg. Còn từ năm 2022 đến nay, giá cứ tăng dần và hiện tại mỗi bao thức ăn tăng hơn 750.000 đồng khi mua bằng tiền mặt, còn nếu mua nợ đến khi bán lợn thanh toán giá cao hơn khoảng 10%/bao.

“Để nuôi được một con lợn từ tách đàn đến 100 kg phải tốn 5 – 6 bao thức ăn, vậy nên với giá lợn hơi 6 triệu đồng/100 kg như hiện nay người nuôi rất khó có lời nên tôi giảm số lượng nuôi, đồng thời chịu khó nấu cháo, trộn cám cho ăn xen kẽ để tránh bị thua lỗ”, bà Thúy nói.

Cũng trong tình trạng tương tự, bà Huỳnh Thị Diệu, ấp Ngã Con, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng cho biết, giá thức ăn dạng viên để nuôi lươn từ giữa năm 2023 đến nay tăng 3 lần và hiện có giá từ 600.000 – 770.000 đồng/bao 25 kg (tùy theo độ đạm cao hay thấp). Trong khi đó, giá lươn thịt trong 2 năm qua thường duy trì ở mức khá thấp, từ 100.000 – 110.000 đồng/kg.

“Trước đây khi thức ăn chưa tăng giá, trung bình chi phí con giống và tiền thức ăn, tiền điện nước khoảng 85.000 đồng/kg. Còn gần đây chi phí tăng lên khoảng 95.000 đồng/kg cho nên người nuôi có lời rất thấp nếu như gặp thuận lợi, còn nếu như nuôi bị hao hụt nhiều hoặc lươn bị bệnh tốn thêm tiền thuốc thì coi như lỗ vốn. Thế nên, sau khi thu hoạch đàn lươn thịt năm 2023, vợ chồng tôi thả nuôi giảm 40% số lượng con giống so với trước đây (5.000 con) và khi nào giá lươn thịt tăng lên, đảm bảo có lời mới dám nuôi nhiều như trước”, bà Diệu chia sẻ.

Đến tìm hiểu về mô hình nuôi ba ba thịt của gia đình bà Thị Tuyền, xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng, bà Tuyền cũng cho biết, chỉ tính từ cuối năm 2023 đến nay giá thức ăn dành cho lươn tăng khoảng 15%, gần 100.000 đồng/bao 25kg. Theo bà Tuyền, gia đình đã gắn bó hơn 7 năm, cũng khấm khá lên từ loài vật nuôi này, tuy nhiên, từ năm 2023 đến nay khi giá thức ăn tăng mạnh, lợi nhuận giảm sâu nên chỉ nuôi cầm chừng.

Bà Tuyền bày tỏ trăn trở, trước tình hình vật giá leo thang như hiện nay, nhất là thức ăn chăn nuôi, trong khi giá các loài vật nuôi nhiều năm qua “đứng yên một chỗ” nên người nông dân rất khó chọn được mô hình sản xuất phù hợp. Một khó khăn nữa là thiếu vốn sản xuất, nông dân thường mua thiếu tiền con giống, thức ăn nên giá được các đại lý kê lên để bán cao hơn từ 10-15% so với giá mua tiền mặt.

“Nông dân ở đây một là trồng lúa nếu có đất ruộng, còn không có hoặc ít đất ruộng thì chăn nuôi gà, vịt, lợn hay nuôi cá lóc, nuôi lươn, ba ba. Thế nhưng, gần đây giá các loại thức ăn tăng cao bà con rất khó có lời nên không mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và cứ thế thì khó có thể tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Tôi đề xuất, địa phương nên thành lập hợp tác xã hoặc tổ hợp tác để cung ứng giá thức ăn, con giống ban đầu để giảm phần chi phí, giúp nông dân yên tâm chăn nuôi”, bà Tuyền cho biết thêm.

Theo Liên minh Hợp tác xã Kiên Giang, tỉnh hiện có hơn 450 hợp tác xã nông nghiệp, gần 1.600 tổ hợp tác nông nghiệp đang hoạt động với số lượng thành viên hơn 70.000 người tham gia; trong đó, chủ yếu là đại diện hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Mô hình kinh tế tập thể đã mang lại hiệu quả tích cực trong sản xuất, kinh doanh của thành viên, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững của địa phương.

Ông Phạm Thành Trăm, Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Kiên Giang đánh giá, những năm gần đây, các hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất, kinh doanh của thành viên và nông dân, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển, thành lập mới các hợp tác xã gặp nhiều khó khăn do quy mô, năng lực sản xuất còn hạn chế; lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp lợi nhuận thấp, chịu nhiều rủi ro nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng đến sản xuất bền vững nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới, theo ông Trăm, Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với các địa phương, ngành liên quan tăng cường công tác rà soát, tư vấn, định hướng và vận động thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã khi đủ điều kiện. Tỉnh cần hỗ trợ các hợp tác xã thực hiện hài hòa lợi ích của thành viên, lợi ích tập thể, cộng đồng nông thôn, coi trọng lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn; cần có quy định hỗ trợ về mặt kỹ thuật, khuyến khích và hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho các hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã quy mô vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực về quản lý Nhà nước và quản trị sản xuất, kinh doanh cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tỉnh đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn như đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã.

“Ngoài ra, tỉnh cần tập trung tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng tại địa phương, chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; tranh thủ nguồn lực, tìm kiếm lựa chọn và giới thiệu doanh nghiệp có uy tín và năng lực tiêu thụ các sản phẩm của hợp tác xã”, ông Phạm Thành Trăm nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗi lo khi làm phim hành động Việt

Đầu tư kinh phí lớn, khó thực hiện, nhưng khi ra rạp, nhiều phim hành động Việt vẫn “chết yểu” ở phòng vé khiến nhà sản xuất thua lỗ hàng chục tỉ đồng. Phim hay đếm trên đầu ngón tay Phim hành động từng được xem là “miếng bánh ngon” cho các nhà làm phim Việt khai thác. Nhất là sau cú hích của phim “Hai Phượng” giúp Ngô Thanh Vân thu về 200 tỉ đồng ngoài rạp, các nhà làm...

Phim Việt không có dòng phim mùa hè?

"Mùa hè đẹp nhất' và các phim Việt khác đều thua lỗ, nhường lại phòng vé cho phim ngoại. Phim rạp Việt vẫn chưa tìm ra cách thu hút khán giả vào mùa hè. Phim Việt không có dòng phim mùa hè? Câu hỏi được đặt ra khi những bộ phim mang không khí mùa hè bởi tính chất sôi động hoặc hoài niệm như Móng vuốt hay Mùa hè đẹp nhất đều thất thu. Các phim Việt khác có hơi...

Lý do đạo diễn Việt lao vào điện ảnh ‘như thiêu thân’ dù dễ thua lỗ

Nhiều đạo diễn bán nhà, đổ nợ vì doanh thu phim thấp khi ra rạp. Động lực nào khiến các nhà làm phim vẫn bước vào cuộc chơi đầy khốc liệt của điện ảnh? Đó là câu hỏi của nhiều người quan tâm đến lĩnh vực điện ảnh Việt sau bài viết Đạo diễn Việt đổ nợ, bán 3 căn nhà vì thị trường phim rất khốc liệt và Đạo diễn Minh Khang bán hủ tiếu trả nợ sau khi...

Sau phim của Mai Thu Huyền, một phim Việt khác chỉ bán được 4 vé một ngày

"B4S: Trước giờ yêu" có khả năng là phim Việt tiếp theo rời rạp ngay sau "Đóa hoa mong manh" vì ế ẩm. Tác phẩm chỉ bán được bốn vé trong ngày 3/5. Bộ phim B4S: Trước giờ yêu chỉ bán được 4 vé tính đến chiều 3/5, trên tổng ba suất chiếu tại các cụm rạp, theo thống kê từ Box Office Vietnam - đơn vị thống kê phòng vé độc lập. Sau 14 ngày ra rạp, phim có...

Loạt doanh nghiệp xi măng thua lỗ, hiệp hội kêu cứu Thủ tướng

Trước thực trạng nhiều nhà máy xi măng lớn như Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai… đang thua lỗ, mới đây Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng loạt giải pháp gỡ khó cho ngành xi măng. Doanh nghiệp lợi nhuận âm Danh sách các doanh nghiệp sản xuất xi măng có lợi nhuận sau thuế năm 2023 âm, mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) vừa được Sở Giao dịch chứng...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất