Powered by Techcity

Ngành Nông nghiệp cần thích ứng linh hoạt, khơi thông nguồn lực, tăng tốc, bứt phá

Chiều 27/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Năm 2024, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; trong đó, có yếu tố tác động mạnh của biến động thị trường, của thời tiết nắng nóng gay gắt, hạn hán, mưa bão tại các địa phương vùng Tây Nguyên, miền trung, xâm nhập mặn tại các tỉnh, thành phố phía nam; đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp các tỉnh phía bắc.

Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”; sự chung sức, đồng lòng, sáng tạo của các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân… ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vượt qua khó khăn, thách thức để đẩy mạnh sản xuất phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất. Nông nghiệp Việt Nam vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng; nhiều mặt hàng nông sản thế mạnh, chủ lực tiếp tục được mở rộng thị trường. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đã đạt nhiều kỷ lục mới. Nông nghiệp Việt Nam khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế nước nhà.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Năm 2024 giá trị sản xuất toàn ngành đạt mức tăng trưởng ước đạt 3,3%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78,7%; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn đạt 58%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so năm 2023; xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Trong đó, xuất khẩu nông sản chính: 32,8 tỷ USD, tăng 22,4%; chăn nuôi: 533,6 triệu USD, tăng 6,5%; lâm sản chính: 17,28 tỷ USD, tăng 19,4%; thủy sản: 10,07 tỷ USD, tăng 12,2%. Có 7 hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD (tăng 1 sản phẩm so năm 2023).

Đánh giá tổng thể, năm 2024, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp trước những khó khăn, thách thức từ các “tình huống bất thường” của thực tiễn sản xuất, kinh doanh đã đạt các mục tiêu phát triển.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, đề cập những thành tích nổi bật năm 2024 của ngành Nông nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh lại kinh nghiệm quý báu trong ứng phó cơn bão số 3 (Yagi) là ngành đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan điều hoà mực nước các hồ đập chính xác, an toàn, từ đó tránh được nguy cơ lũ lụt ở hạ du. Điểm tích cực nữa là sau cơn bão, ngành Nông nghiệp đã góp phần không để ai bị bỏ lại phía sau, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Thủ tướng biểu dương ngành Nông nghiệp đã thể hiện tinh thần “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”; bảo đảm an ninh lương thực, xuất khẩu trái cây, thủy sản…

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP tiêu biểu. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng phấn khởi, làm chúng ta tự tin, tự lực, tự cường, nhưng nhìn thẳng sự thật vẫn còn hạn chế, yếu kém: chưa phát triển ngang tầm tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, phát huy nền văn minh lúa nước; công tác quy hoạch, chiến lược, xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển nhanh và bền vững còn hạn chế; việc tháo gỡ thẻ vàng IUU làm chưa hiệu quả, về việc này, Thủ tướng chỉ rõ, 27 tỉnh, thành phố ven biển quản lý không tốt, phải chịu trách nhiệm.

Thủ tướng yêu cầu ngành Nông nghiệp phải chú trọng công tác xây dựng giá trị thương hiệu, ví dụ như một số thương hiệu sữa, cà-phê, bia… đang có uy tín trên thị trường; phải có tư tưởng tiến công trong việc này; tiếp đó là quy hoạch vùng nguyên liệu; có thị trường; có chỉ dẫn địa lý, mẫu mã, bao bì; có vốn tín dụng ngân hàng; muốn phát triển thì phải có cơ chế, chính sách.

Về bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nêu rõ, ngành phải chấp hành nghiêm, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm”; tăng cường kiểm tra, đôn đốc; phối hợp tốt, chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành, ngoài ngành, thực hiện “ngoại giao nông nghiệp”; bám sát tình hình, thị trường; vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa phải xuất khẩu, phản ứng chính sách kịp thời, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2025, chúng ta xác định tăng tốc, bứt phá, do đó ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phải tăng tốc, bứt phá; vì nếu chỉ tăng trưởng “bình bình” thì không thể đạt 2 mục tiêu phát triển 100 năm; năm 2025, cả nước quyết tâm đạt mức tăng trưởng 8%, tạo tiền đề cho nhiệm kỳ tới tăng trưởng mạnh mẽ 2 con số. Do đó tăng trưởng của ngành Nông nghiệp phải đạt 3,5-4%; xuất khẩu đạt 70 tỷ USD; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn trên 60%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Về quan điểm, tư tưởng, Thủ tướng yêu cầu ngành tập trung chỉ đạo, lãnh đạo làm tốt công tác quy hoạch, chiến lược, xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, tháo gỡ những nút thắt về cơ chế, chính sách để phát triển ngành Nông nghiệp nhanh và bền vững. Đẩy mạnh hơn nữa phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để phục vụ cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, kinh tế ban đêm; góp phần đắc lực, hiệu quả để thực hiện chống biến đổi khí hậu tại các địa bàn trọng điểm, nhất là sụt lún, sạt lở, khô hạn, ngập úng ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Mục tiêu là người nông dân phải ấm no, hạnh phúc hơn; nông thôn hiện đại hơn; nông nghiệp tiên tiến hơn.

Chúng ta phải phát triển ngành năm 2025, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy với tinh thần không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ mà phải hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ toàn diện hơn, đầy đủ hơn; hạn chế tối đa giao thoa. Tăng cường phân cấp, phân quyền, đi đôi là phân bổ nguồn lực, tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát đầu ra nhiều hơn; nâng cao năng lực thực thi ở cấp dưới; bỏ khâu trung gian, tránh phiền hà, sách nhiễu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; công khai, minh bạch, sử dụng chuyển đổi số trong quá trình hoạt động, điều hành để giảm chi phí tuân thủ; phải linh hoạt, cái gì đúng, xác đáng thì phải tiếp thu để bảo đảm tinh-gọn-mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức; phải biết hy sinh về cái chung.

Tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế vì thể chế là nguồn lực, động lực; tháo gỡ nhanh các điểm nghẽn; coi trọng thời gian, trí tuệ, sự quyết đoán đúng thời điểm là yếu tố quyết định sự thành công. Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy; động lực bắt nguồn từ sự đổi mới; sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân. Có cơ chế, chính sách tốt, thể chế tốt thì tự người dân sẽ phát huy tính sáng tạo. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, các nhóm trụ cột theo ngành, lĩnh vực; cơ cấu lại sản xuất theo vùng, thực hiện hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP; Tích cực triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ cao; tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng, lợi thế; phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thực hiện 3 đột phá chiến lược trong nông nghiệp, trong đó phát triển hạ tầng giao thông, trong đó các cảng thủy nội địa ở Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển nông nghiệp. Tăng cường liên kết 5 nhà: nhà nông – nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà băng – nhà khoa học; với nòng cốt là liên kết nhà nông – nhà doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chủ động triển khai có hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; do đó, ngành Nông nghiệp phải tiên phong đi đầu trong quá trình này; phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam. Tinh thần là đa dạng hoá sản phẩm, thị trường và chuỗi cung ứng.

Lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương tham dự Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy hợp tác trồng lúa phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Đông; thúc đẩy sản xuất thực phẩm Halal. Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao phải nhanh chóng ký kết các FTA. Phải chuẩn bị các thị trường, do đó phải thúc đẩy ngoại giao nông nghiệp vì hơn 70% thặng dư thương mại là từ nông nghiệp, đồng thời tạo việc làm, sinh kế cho người dân; chuyển đổi từ lao động thấp sang lao động cao. Phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản bền vững; tăng cường chế biến sâu. Tập trung giải quyết dứt điểm các khuyến nghị của EC để gỡ “Thẻ vàng” trong năm 2025. Đây là trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát triển bền vững lâm nghiệp; giảm phát thải khí methane trong ngành; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản ngoài gỗ; đẩy mạnh du lịch ở nông thôn; tích cực thực hiện tốt phân cấp, phân quyền khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, giảm số hộ đói nghèo.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần tích cực tham gia phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát. Tích cực hợp tác quốc tế trong nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ quyền lợi của hàng hoá Việt Nam; nông nghiệp-nông thôn-nông dân có quan hệ với nhau; nông dân là trung tâm, chủ thể, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực.

Thủ tướng yêu cầu năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trình Chính phủ Đề án chống sạt lở, sụt lún, xâm nhập mặt, ngập úng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhấn mạnh lại các mục tiêu của ngành Nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; sớm ổn định ngay sắp xếp tổ chức bộ máy. Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tích cực xây dựng cơ sở dữ liệu, từ đó mới có trí tuệ nhân tạo của ngành Nông nghiệp.

Thủ tướng tin tưởng với khí thế mới, động lực mới, nền tảng những năm qua, truyền thống lịch sử hào hùng của nền văn minh lúa nước, của người nông dân, của bạn bè quốc tế, ngành Nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu cao hơn năm 2024; đóng góp tích cực để đất nước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc phát triển hùng cường, thịnh vượng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tối 27/1 (tức 28 tháng Chạp), tại Hà Nội, nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 và hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng. Trong không khí trang nghiêm, xúc động, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ thành kính, tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao, cống...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ

Trong không khí hữu nghị, thân tình, cởi mở và tin cậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại sứ Hà Vĩ đã cùng nhìn lại và bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tích cực của quan hệ Việt-Trung năm 2024. Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, ngày 25/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa...

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ đạt những kết quả nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ từ ngày 15 - 22/1. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm này. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động...

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới 3 nước

Trong chuyến công tác kéo dài 8 ngày kể cả thời gian di chuyển, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có một lịch trình hoạt động dày đặc, phong phú, đa dạng. Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD tại Davos

Thủ tướng đề nghị OECD xem xét để Việt Nam sớm gia nhập OECD, cho biết Việt Nam sẽ đáp ứng đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn và điều kiện để gia nhập OECD, hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp...

Cùng tác giả

Lời hứa đặc biệt của Hà Anh Tuấn với người phụ nữ quét đường đêm giao thừa

Hà Anh Tuấn khiến khán giả xúc động bởi hành động ấm áp và lời hứa đặc biệt dành cho người phụ nữ quét đường trong đêm giao thừa. Mới đây, ca sĩ Hà Anh Tuấn đã chia sẻ một câu chuyện xúc động về một đôi vợ chồng làm nghề quét đường mà anh thường gặp vào mỗi dịp giao thừa. Theo lời kể của Hà Anh Tuấn, vào mỗi đêm giao thừa, sau khi đi chùa, anh đều ghé...

Trung Quốc tìm kiếm động lực kinh tế mới

Trước sự suy giảm của thị trường bất động sản, Trung Quốc đang đẩy mạnh chuyển hướng sang các ngành công nghiệp chiến lược như xe điện, robot và chất bán dẫn. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp nền kinh tế nước này bứt phá, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao. Theo trang tin Oilprice.com, trong bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm, Trung Quốc đang thực hiện chiến...

H’Hen Niê đưa bạn trai về ra mắt gia đình

H"Hen Niê vừa có một cái Tết ấm áp và ý nghĩa khi đưa bạn trai về ra mắt gia đình, đây là lần đầu tiên cô công khai nửa kia với người hâm mộ. Mới đây, H'Hen Niê chia sẻ hình ảnh cùng bạn trai- nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi- lên rẫy ngắm hoa cà phê trong ngày Tết. Cô viết: "Ra mắt bạn với gia đình, bạn bè và cả nhà nhé! Anh là tình yêu của em". Được...

552.000 lượt khách đến Quảng Ninh trong 7 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (từ 25 đến 31/1), Quảng Ninh đón 552.000 lượt khách, trong đó có 190.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu ước đạt 1.518 tỷ đồng. Riêng ngày 31/1 (mùng 3 Tết), tổng lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 175.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 34.000 lượt. Khách lưu trú quốc tế đạt gần...

Sau Tết Nguyên đán 2025, lãi suất huy động tiếp tục tăng?

Lãi suất huy động đầu năm 2025 sẽ thế nào sau "làn sóng" tăng liên tục xuất hiện vào dịp cuối năm 2024? Tiếp nối sự gia tăng cuối năm trước, trong tháng đầu tiên của năm 2025 ghi nhận 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động, trong đó có 4 ngân hàng niêm yết lãi suất trên mốc 7%. Theo dự báo của các chuyên gia, lãi suất huy động bình quân có thể tăng thêm khoảng 0,5% trong...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), sáng 31/1 (tức ngày 3 tháng Giêng, năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành, tưởng nhớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây ‘Đời đời nhớ ơn Bác Hồ’

Sáng 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tham dự Lễ phát động có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Nội Chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban...

Bộ CHQS tỉnh: Sôi nổi hoạt động thể thao mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025

Sáng 30/1, (mồng 2 Tết), Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức các hoạt động thể thao chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, chiến sĩ khối cơ quan và các phân đội trực thuộc, các trò chơi đã được cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng và tham gia tích cực. Các hoạt động thi đấu thể thao gồm: Nhảy...

95 năm Ngày thành lập Đảng: Bí quyết thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bí quyết thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam là kiên định đường lối chính trị thống nhất và được sự ủng hộ của nhân dân. Trên đây là khẳng định của ông Renato Darsie, Chủ tịch Chi hội Hữu nghị Italy - Việt Nam vùng Veneto, trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Italy nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025). Ông Darsie nhấn mạnh Đảng Cộng...

Trao đổi Thư mừng nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nga

Trong các Thư mừng, lãnh đạo Việt Nam và Nga nhấn mạnh tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nga đã vượt qua thử thách của lịch sử, khẳng định sức sống mạnh mẽ và ngày càng phát triển. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (the Russian Federation) (30/1/1950-30/1/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương...

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đức Ấn chúc Tết khách du lịch tàu biển “xông đất” đầu năm

Trong không khí xuân hân hoan đầu năm mới, sáng 29/1 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long tặng hoa và gửi lời chúc năm mới tới các vị khách tàu biển đầu tiên “xông đất” Quảng Ninh. Đúng 8 giờ, chuyến tàu Silver Dawn chở hơn 500 du khách quốc tế từ các quốc gia châu Âu,...

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: “Trong tinh gọn bộ máy, giảm ai, giữ ai là không đơn giản”

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả. Trung ương vừa thông qua phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị. Trò chuyện với phóng viên bên thềm Xuân Ất Tỵ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ bà...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân ngày đầu xuân năm mới, sáng 29/1 (tức sáng mồng 1 Tết Ất Tỵ) Chủ tịch nước Lương Cường đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Cùng đi với Chủ tịch nước có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải. Trong không khí trang nghiêm xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường thắp...

Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, đúng thời khắc Giao thừa thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường có thông điệp chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ của Chủ tịch nước: Thưa đồng bào, đồng...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra và chúc Tết các đơn vị Công an và Quân đội

Nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, chiều tối 28/1 (tức 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm hỏi, động viên, kiểm tra công tác ứng trực, sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trực tại Trung tâm An ninh mạng quốc gia (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an) và Trung tâm Chỉ huy, Quân chủng Phòng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất