Powered by Techcity

Ngành gỗ và nội thất chủ động nâng cao giá trị gia tăng

Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất đang gặp nhiều thách thức trong ngắn hạn nhưng vẫn còn dư địa để mở rộng thị phần trong tương lai. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới, đầu tư vào nghiên cứu phát triển, thiết kế, tạo nên giá trị gia tăng cao.

Nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Công ty TNHH Thiết Đan ở khu Tân Phú, phường Tân Bình, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Trên đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn Đồ gỗ và nội thất Việt Nam do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) phối hợp với các hiệp hội chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, chiều 6/3.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chiếm gần 93% tổng giá trị thương mại lâm sản hàng năm của Việt Nam. Tăng trưởng xuất khẩu gỗ và đồ gỗ duy trì ở mức hai con số trong thời gian dài, kể cả giai đoạn dịch COVID-19.

Tuy nhiên, năm 2023 với tác động dây chuyền từ xu hướng suy thoái kinh tế, lạm phát lan rộng, xung đột ở nhiều khu vực đã khiến ngành gỗ gặp rất nhiều khó khăn. Đơn hàng giảm sút do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu đối với các sản phẩm không thiết yếu; trong đó, có sản phẩm gỗ và nội thất. Đầu ra của ngành gỗ và nội thất Việt Nam phụ thuộc vào thị trường nước ngoài nhưng sức mua của các khách hàng lớn tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU đều đồng loạt giảm sâu.

Bên cạnh đó, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ngày càng yêu cầu chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ đảm bảo hợp pháp, không làm ảnh hưởng đến suy thoái, mất rừng, sản xuất xanh giảm phát thải khí nhà kính… Nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ sản phẩm hàng hóa ngày càng gia tăng; cạnh tranh thương mại diễn ra phức tạp cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt.

Ngoài các yếu tố khách quan, năng lực nội tại của các doanh nghiệp cũng còn hạn chế khi phần lớn doanh nghiệp chủ yếu gia công theo đơn hàng và mẫu mã của các nhà phân phối nước ngoài. Sản xuất, xuất khẩu tăng trưởng nhiều năm liên tục nhưng dựa vào lao động và nguyên liệu giá rẻ, giá trị gia tăng của sản phẩm không cao. Đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực xây dựng thương hiệu; sức chống chịu kém trước các biến động bất ngờ và liên tục từ thị trường. Các sản phẩm ít được phân phối trực tiếp đến khách hàng mà phải thông qua các kênh phân phối, doanh nghiệp nước ngoài.

Bà Giovanna Castellina, Đại diện Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Italia (CSIL) thông tin: ngành công nghiệp chế biến gỗ và nội thất là một trong những ngành có quy mô lớn trên toàn cầu với tổng giá trị đạt khoảng 480 tỷ USD; trong đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất đồ gỗ hàng đầu, tiếp đến là Mỹ, Ý, Đức, Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2023 ngành đồ gỗ và nội thất bị tác động mạnh mẽ từ việc nhu cầu tiêu dùng sụt giảm sâu khiến chuỗi cung ứng đứt gãy và hiện vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh, phục hồi. Các cuộc xung đột, căng thẳng địa chính trị đã ảnh hưởng đến kịch bản tăng trưởng của toàn ngành. Dự báo năm 2024 ngành gỗ sẽ “đi ngang” không tăng trưởng so với năm 2023 và sẽ phục hồi trở lại trong năm 2025.

Đối với Việt Nam, bà Giovanna Castellina nhận định, ngành đồ gỗ và nội thất Việt Nam khá linh hoạt và nhạy bén với thị trường, nhờ đó đã đạt được mức tăng trưởng cao hơn trung bình ở các quốc gia khác. Động lực tăng trưởng của ngành gỗ và nội thất Việt Nam chính là xuất khẩu, đặc biệt có đến 3/4 sản lượng đồ nội thất Việt Nam được hấp thụ bởi thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào một thị trường chính đang là điểm yếu của Việt Nam. Minh chứng là khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường Mỹ giảm, giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm theo rất nhiều. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần cân đối lại, đa dạng hoá và nâng dần tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác để giảm thiểu rủi ro.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam hiện đang là một trong những ngành hàng có giá trị xuất siêu lớn nhất cả nước. Ngay cả năm 2023, mặc dù khó khăn, kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng ngành gỗ vẫn mang lại giá trị xuất siêu hơn 10 tỷ USD. Việt Nam cũng có lợi thế về nguồn lao động lành nghề trong lĩnh vực chế biến gỗ, nội thất, đồ mỹ nghệ với trên 300.000 lao động. Với việc mở rộng diện tích rừng trồng và thúc đẩy sử dụng các nguồn cung gỗ hợp pháp, Việt Nam đang sở hữu chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ chuỗi cung ứng này.

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, những khó khăn mà ngành gỗ đã và đang trải qua như nhu cầu thị trường giảm, xung đột giữa các quốc gia và căng thẳng ở Biển Đỏ khiến giá vận chuyển tăng cao vẫn đang tiếp diễn nhưng sẽ chỉ mang tính giai đoạn. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm đồ gỗ và nội thất trong dài hạn vẫn tăng lên, Việt Nam dù nằm trong top các quốc gia sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ lớn của thế giới nhưng vẫn chiếm thị phần rất nhỏ. Để mở ra dư địa phát triển, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam cần phải có giải pháp để từng bước tăng thị phần ở các thị trường quan trọng, không ngừng khai thác các thị trường mới, nhiều tiềm năng.

Trong khi đó ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) chia sẻ, quan sát thị trường và tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp thời gian qua có thể thấy rõ, dù đều bị tác động của xu hướng suy giảm tiêu dùng nhưng mức giảm ở các nhóm doanh nghiệp là khác nhau. Với nhóm doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng có giá trị trung bình trở lên và có chuỗi mua hàng ở nước ngoài thì mức độ sụt giảm đơn hàng chỉ ở mức 20%.

Trong khi các doanh nghiệp sản xuất hàng giá trị thấp và không có hệ thống mua hàng bị giảm tới 40% lượng đơn hàng. Điều này cho thấy, lạm phát và suy thoái kinh tế ảnh hưởng nhiều nhất đến nhóm người có thu nhập thấp và họ nhanh chóng cắt giảm mua sắm các sản phẩm không thiết yếu. Thêm vào đó, người tiêu dùng thế giới ngày càng yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, các giá trị tăng thêm trong thiết kế, công dụng của sản phẩm.

Các chuyên gia cho rằng, để đi đường dài, bên cạnh việc đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về xuất xứ, môi trường ngành gỗ và nội thất Việt Nam phải chú trọng vào đầu tư cho thiết kế, sáng tạo, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đáng mừng là thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng nghiên cứu xu hướng thị trường và chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang thiết kế các mẫu mã mới, đẹp mắt và có chất lượng tốt, được nhiều khách mua hàng quốc tế đánh giá cao. Đây là tín hiệu tốt cho thấy ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam đang đi đúng hướng, không chỉ nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn từng bước nâng cao vị thế, thương hiệu ngành đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nâng cao khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Chỉ tính riêng 11 tháng năm 2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước ta đạt gần 31,38 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, vốn thực hiện 11 tháng năm 2024 cũng cao nhất trong các năm trở lại đây, ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Hiện đã...

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt gần 3 triệu USD

Tháng 8/2024 ghi nhận là tháng xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt mức cao nhất với gần 3 triệu USD, tăng gấp 15 lần so với tháng 8/2023. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, lũy kế xuất khẩu cá tra sang Mỹ 8 tháng đầu năm nay đạt 226 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 19% trong tổng giá trị Việt Nam xuất khẩu cá tra sang các...

Cân nhắc việc luật hóa lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng

Nhấn mạnh việc xác định lộ trình tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng, thận trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện còn nhiều khó khăn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cân nhắc không quy định lộ trình tăng thuế trong Luật mà giao Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định. Sáng 14/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ...

Kim ngạch đạt 8,78 tỷ USD nhưng ngành gỗ đang đối diện với khó khăn kép

7 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm thu về 8,78 tỷ USD, tuy nhiên, ngành hàng này đối diện với khó khăn kép để đạt được mục tiêu hơn 15 tỷ USD đã đạt ra. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm 2024 đạt 34,27 tỷ...

Phương án quy hoạch tốt phải tạo ra được giá trị gia tăng trong tương lai

Theo đại biểu Quốc hội, nếu như phương án quy hoạch không có khả năng tạo giá trị gia tăng trong tương lai thì chỉ thu hút nhà đầu tư ngắn hạn đến đầu tư để kiếm cơ hội trước mắt và sau đó sẽ rời đi, điển hình của tình trạng này là rất nhiều những khu đô thị quy hoạch tràn lan với nhà thấp tầng, hàng trăm ha nhưng quy mô dân số rất nhỏ, không...

Cùng tác giả

5 cung trekking mùa xuân miền Bắc

Trekking xuyên rừng, chinh phục những đỉnh núi, ngắm hoa, săn mây là trải nghiệm mạo hiểm thích hợp vào những ngày đầu năm. Mùa xuân, các cung trekking trong rừng kết hợp leo núi ở miền Bắc đang thu hút đông du khách. Thời tiết đẹp, không còn quá lạnh, hoa nở rộ, các khu rừng lá xanh non, một số nơi vẫn có thể săn mây là lý do các trải nghiệm này được quan tâm. Những điểm...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, các vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và các vấn đề quan trọng khác. Dự phiên khai mạc có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô...

Phấn đấu chỉ số công nghiệp tăng trưởng 9,5% năm 2025

Tại Nghị quyết 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương, Chính phủ đã giao năm 2025, chỉ số công nghiệp tăng trưởng 9,5%. Sản xuất công nghiệp giữ nhịp tăng trưởng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Lần đầu tiên, Chính phủ ban hành...

Hoa hậu Thanh Thuỷ được Đức Phúc cầu hôn lúc 3h sáng

Được Đức Phúc cầu hôn trong MV "Chăm em một đời", hoa hậu Thanh Thủy hài hước cho rằng hình ảnh này vô lý, diễn xuất của mình "kỳ và đơ" vì chưa từng nghĩ đến cảm giác được cầu hôn. Ngày 11/2, Đức Phúc phát hành MV Chăm em một đời nhân lễ tình nhân năm nay, đánh dấu sự trở lại của biệt danh "hoàng tử Valentine". Chăm em một đời được quay theo góc máy thứ nhất, đặt...

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 14/CĐ-TTg Về tổ chức đoàn công tác của các Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Công điện gửi các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang...

Cùng chuyên mục

Phấn đấu chỉ số công nghiệp tăng trưởng 9,5% năm 2025

Tại Nghị quyết 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương, Chính phủ đã giao năm 2025, chỉ số công nghiệp tăng trưởng 9,5%. Sản xuất công nghiệp giữ nhịp tăng trưởng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Lần đầu tiên, Chính phủ ban hành...

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 14/CĐ-TTg Về tổ chức đoàn công tác của các Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Công điện gửi các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang...

Bộ Công Thương nêu giải pháp ứng phó căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Theo Bộ Công Thương, kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên ba xu hướng rõ rệt, đó là “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho...

Tối 11-2, giá vàng đồng loạt giảm chóng mặt

Cả giá vàng trong nước và thế giới đều đồng loạt lao dốc vào cuối ngày, riêng vàng miếng SJC "bốc hơi" 2,6 triệu đồng trong 1 ngày. Cuối ngày 11-2, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp như SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, DOJI niêm yết mua vào 88 triệu đồng/lượng, bán ra 90,5 triệu đồng/lượng, giảm thêm 700.000 đồng so với buổi trưa và giảm tới 2,6 triệu đồng/lượng so với mức kỷ lục 93,1 triệu...

Phát triển nhà ở xã hội: Cần thêm sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, nguồn vốn

Theo chuyên gia, việc Nhà nước không đầu tư mà để doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội là chủ trương rất đúng bởi Nhà nước đã hỗ trợ thông qua miễn giảm thuế đất và có chính sách để cho vay lãi suất thấp. Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở bình dân vẫn còn thiếu, đặc biệt là khi các luật, chính sách mới liên quan đến nhà ở xã hội đã có hiệu lực thi hành,...

Sửa thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn

Câu chuyện giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân một lần nữa lại nóng lên khi có tới 16 bộ và địa phương đồng loạt đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp rưỡi so với hiện nay với lý do mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu. Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng việc dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế sẽ được Quốc...

Dòng vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp xanh

Các "tổ xanh" được hình thành ngày càng nhiều hơn - chính là vùng "đất lành" để thu hút ngày càng nhiều hơn các "đại bàng" FDI chất lượng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đăng ký trong lĩnh vực bất động sản năm 2024 đã đạt hơn 6,3 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2023, trong đó mảng bất động sản khu công nghiệp và hậu cần là phân khúc được các nhà đầu tư...

Giá USD ngân hàng vượt 25.600 đồng, cao chưa từng có

Tỷ giá USD hôm nay 11/2/2025 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD bán ra tại các ngân hàng tăng vượt 25.600 đồng/USD, mức cao nhất lịch sử. Hôm nay (11/2), tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD ngày 11/2 là 24.522...

Ngư dân Vân Đồn ra khơi đón “lộc biển” đầu năm

Sau những ngày vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ bên gia đình, ngư dân Vân Đồn lại hối hả ra khơi đón “lộc biển” đầu năm mới. Tại Cảng cá Cái Rồng, các tàu thuyền đánh bắt nối đuôi nhau ra khơi, mang theo niềm hy vọng về một năm mới mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, thuyền về bến an toàn. Huyện Vân Đồn hiện có tổng số 1.335 tàu cá, trong đó có 75 tàu cá...

Giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng, mức nào phù hợp?

Mức giảm trừ gia cảnh không thể đồng nhất một con số như hiện nay mà cần phải theo khu vực, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương, khu vực đó. Nhưng căn cứ cơ sở nào để tính toán con số phù hợp? Việc sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân đang được Bộ Tài chính thực hiện dự thảo là điều rất cần thiết, mặc dù lẽ ra điều này cần phải làm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất