Powered by Techcity

Ngành dệt may sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất

Gần hai tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt hơn 4,9 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Ðiều đó đã cho thấy tín hiệu khởi sắc của thị trường, đồng thời tạo đà để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Ðịnh.

Khảo sát tại một số doanh nghiệp cho thấy, lượng đơn hàng phục vụ sản xuất đến hết tháng 6, có doanh nghiệp đủ đơn hàng đến hết năm. Tuy nhiên, trước những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động các giải pháp nhằm duy trì tăng trưởng, ổn định công ăn việc làm cho người lao động.

Nỗ lực vượt khó

Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam phải đối diện với khó khăn chưa có tiền lệ khi lượng đơn hàng giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm hơn 10% so với năm 2022. Bước sang năm 2024, dự báo ngành dệt may sẽ tiếp tục đối diện nhiều khó khăn do cầu tiêu dùng sụt giảm, lượng hàng tồn kho cao… Trái với cảnh các nhà máy hoạt động cầm chừng, không đủ tải của năm 2023, hiện tại, các nhà máy gần như chạy hết công suất khi lượng đơn hàng quay lại ngày càng nhiều.

Chia sẻ về hoạt động của doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ðầu tư-thương mại-dệt may Thành Công Trần Như Tùng cho biết, đơn vị đã nhận khoảng 98% đơn hàng cho quý I và đang đàm phán đơn hàng cho quý II. Với tín hiệu khởi sắc của thị trường trong những tháng qua sẽ giúp doanh nghiệp từng bước vượt khó, đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Tương tự, lãnh đạo Công ty cổ phần Ðầu tư và thương mại TNG cho biết, lượng đơn hàng của đơn vị đủ hết tháng 6 nhờ nhiều đối tác lớn tại Mỹ như Columbia, The Children’s Place, Sportmaster, Costco,… đã bán hết hàng tồn kho và đang đàm phán, ký hợp đồng với các đối tác khác. Với lượng đơn hàng tăng như vậy, đơn vị đang dự kiến nâng tổng công suất thêm 15% với việc triển khai thêm 45 chuyền may và tuyển thêm 3.000 công nhân, bắt đầu từ tháng 3 này.

“Nhờ tín hiệu tích cực trong những tháng đầu năm đã giúp công ty đạt doanh thu 524 tỷ đồng, lãi ròng 15 tỷ đồng trong tháng 1, lần lượt tăng 32% và 168% so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức 13% so với năm trước” – lãnh đạo của TNG nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ Nguyễn Ðức Trị nhìn nhận, với những biến động địa chính trị trên toàn cầu, cùng với xu thế bảo hộ thương mại tại các thị trường xuất khẩu dệt may chính khiến cho các quốc gia sản xuất dệt may, trong đó có Việt Nam ngày càng khó khăn hơn về đơn hàng; những thách thức chưa dừng lại khi các quốc gia cạnh tranh, đứng đầu là Trung Quốc vẫn chưa phục hồi 100% so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Hiện sau một năm mở cửa với rất nhiều chính sách ưu đãi từ Chính phủ, ngành dệt may của quốc gia này mới chỉ phục hồi khoảng 60-70% tổng công suất thiết kế, do đó, khi tín hiệu tích cực từ thị trường quay lại, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt sự cạnh tranh rất gay gắt với số lượng nhà cung ứng lớn từ Trung Quốc. Sự nỗ lực vượt khó của tập thể người lao động đã giúp đơn vị đạt lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng trong tháng 1, qua đó tạo động lực hoàn thành mục tiêu lợi nhuận hơn 300 tỷ đồng trong năm 2024. Ðể hoàn thành mục tiêu, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như tiết giảm các khoản chi phí, đẩy mạnh quản trị nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm,…

Phát triển bền vững

Nhận định về tín hiệu thị trường thời gian tới, Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến Bùi Văn Tiến cho rằng, đơn vị đã xác định và sẵn sàng tâm thế vượt qua những khó khăn, thách thức, đồng thời xây dựng các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận phấn đấu vượt so với năm 2023. Năm 2024, Việt Tiến tiếp tục định hướng giải pháp các mô hình linh hoạt trong tất cả các lĩnh vực được sắp xếp tinh gọn, tái cơ cấu các mối quan hệ hợp tác, đầu tư đạt hiệu quả cao; đẩy mạnh mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp, xây dựng phát triển thương hiệu Việt Tiến lên một tầm cao mới.

Ngoài ra, đơn vị tiếp tục phát triển về chiều sâu, đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ mới, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhân lực chất lượng cao; chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh sang hướng tinh gọn phù hợp với giai đoạn phát triển mới nhằm mang lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,…

Ðề cập những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt, Phó Cục trưởng Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) Lê Hoàng Tài cho biết: Năm 2023, sản xuất và xuất khẩu dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn từ suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng hàng tồn kho lớn do nhu cầu sụt giảm, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn còn,…

Với những khó khăn này, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may năm 2023 giảm hơn 9% so với năm 2022, đạt 40,324 tỷ USD. Tuy nhiên, với triển vọng phục hồi kinh tế thế giới cũng như dự báo tình hình kinh tế Việt Nam, ngành dệt may đưa ra mục tiêu phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023. Muốn hoàn thành mục tiêu đề ra, các doanh nghiệp phải có những thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm chi phí, nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm chất lượng phù hợp với xu hướng.

Chung quan điểm, Thứ trưởng Công thương Phan Thị Thắng cho rằng, bên cạnh khó khăn, điểm nổi bật của ngành dệt may trong năm 2023 là sự bứt phá về thị trường. Ngoài những thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khác như Canada, Trung Quốc, Anh, Australia, Nga, Indonesia, Thái Lan, Hồng Công (Trung Quốc), Ấn Ðộ,…

Tính đến ngày 15/2/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 4,9 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023, cho thấy tín hiệu khởi sắc của thị trường và là tiền đề để ngành hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD đề ra.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Công thương Phan Thị Thắng lưu ý, bối cảnh địa chính trị và thương mại quốc tế đang có nhiều biến động, mức tồn kho cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, các loại chi phí tăng cao,… dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì thị trường, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu. Muốn khắc phục những khó khăn, các doanh nghiệp cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, chủ động tìm kiếm, tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đặc biệt tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, nhất là vải, phát triển hệ thống phân phối, từng bước chuyển mình lên vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất.

Bên cạnh đó, để đạt được các mục tiêu đã đặt ra đến năm 2030, ngành dệt may Việt Nam cần thay đổi trong tầm nhìn, chiến lược, trong đó, cần tập trung phát triển chuỗi sản xuất dệt may hoàn chỉnh quy mô lớn; đầu tư thiết bị hiện đại, tự động hóa cao, áp dụng chuyển đổi số; quản trị tự động theo thời gian thực, sản xuất xanh sạch, thân thiện môi trường,… Ðồng thời, doanh nghiệp cần tìm được hướng đi phù hợp, bảo đảm công ăn việc làm, an sinh xã hội cho người lao động; đẩy lùi những khó khăn, hướng về mục tiêu lâu dài phát triển ngành theo hướng bền vững.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự hồi sinh của ngành dệt may Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng 8,9% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Tín hiệu tích cực...

Ngành dệt may dự kiến cán đích xuất khẩu 44 tỷ USD

Năm 2024, ngành dệt may có thể đạt 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng gần 10% so với năm 2023. Theo số liệu từ Hiệp hội dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 10/2024 đạt 3,86 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng trước và tăng 24,26% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng 2024 đạt 36,11 tỷ...

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Mong muốn thu hút vốn FDI vào khâu thượng nguồn nhằm tự chủ nguồn nguyên, phụ liệu trong nước của ngành dệt may chưa đạt kỳ vọng. Vốn FDI đổ mạnh vào ngành dệt may Cuối tháng 3/2024, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam thuộc Tập đoàn Weixing đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam. Nhà máy có quy mô...

Thách thức với chiến lược xanh hóa ngành dệt may

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng dệt may đạt 5,2 tỷ USD xuất khẩu, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 4 trong nhóm mặt hàng có kim ngạch cao nhất cả nước. Các chuyên gia nhận định, kết quả này có được là nhờ tình hình thị trường tiêu dùng hàng dệt may thế giới dần ấm lại từ cuối năm 2023. Cộng đồng doanh nghiệp dệt...

Cùng tác giả

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2024, với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Thắng lợi nhờ chuyển dịch đơn hàng bất ngờ Sáng 25/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động năm 2024 và...

TP Hạ Long: Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

Chiều 25/12, thành phố Hạ Long tổ chức lễ truy tặng danh hiệu cao quý cấp Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Ất có đại diện thân nhân gia đình là bà Nguyễn Thị Hiên, trú tại khu 4, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long. Mẹ Phạm Thị Ất sinh năm 1915, sinh ra và lớn lên tại phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Mẹ có 2 con trai và 2...

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia. Ngày 24/12/2024, tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp...

 Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái: Thu ngân sách nhà nước đạt 2.388 tỷ đồng

Ngày 25/12, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm, Chi cục đã thực hiện thủ tục cho 97.766 tờ khai với tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt 4,13 tỷ USD, tăng 21% về tờ khai và tăng 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Chiều 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ...

Cùng chuyên mục

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2024, với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Thắng lợi nhờ chuyển dịch đơn hàng bất ngờ Sáng 25/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động năm 2024 và...

 Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái: Thu ngân sách nhà nước đạt 2.388 tỷ đồng

Ngày 25/12, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm, Chi cục đã thực hiện thủ tục cho 97.766 tờ khai với tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt 4,13 tỷ USD, tăng 21% về tờ khai và tăng 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt...

Hải Hà: Trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân

Hôm nay 25/12, UBND huyện Hải Hà tổ chức trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quảng Minh. Đây là những hộ dân đầu tiên trên địa bàn huyện được trao Quyết định giao khu vực nuôi biển. Theo đó, hạn mức mặt nước cấp phép cho các hộ dân nuôi trồng có diện tích từ 9.000m2 cho đến dưới 1ha; thời hạn giao trong vòng 10 năm....

Việt Nam vẫn là đối tác có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Singapore lớn nhất

Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tháng 11 tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực (tăng 31,32%), qua đó giữ vững tốc độ tăng trưởng 11 tháng của năm 2024 ở mức 32,11% so với cùng kỳ 2023. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết tình hình thương mại trong tháng 11/2024 của nước này với thế giới thể hiện tín hiệu tích cực khi cả ba chỉ tiêu là tổng kim ngạch...

‘Cháy’ vé máy bay Tết từ TPHCM đi các tỉnh thành

Nhiều đường bay từ TPHCM đi các địa phương trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (từ 21/1 tới 28/1/2025) đã có tỷ lệ đặt chỗ 90-100%. Cục Hàng không Việt Nam vừa có thông tin về tình hình đặt chỗ trên các đường bay nội địa dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (từ 21/1 tới 28/1/2025), tỷ lệ đặt chỗ...

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo

Năm 2024, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ 17 triệu tấn, Thái Lan 10 triệu tấn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, Việt Nam đã đạt kỷ lục cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu, khoảng 9 triệu tấn với 5,7 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600...

Giá xăng có thể đảo chiều giảm trong kỳ điều hành ngày mai 26/12?

Theo VPI, tại kỳ điều hành ngày mai (26/12), giá xăng có thể giảm 1,8%, còn giá dầu có thể giảm 0,1-1,2% nếu Liên bộ Tài chính-Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy tại kỳ điều hành ngày mai (26/12), giá xăng có thể giảm 1,8%, trong khi giá dầu có thể...

Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phục hồi bền bỉ với tốc độ phục hồi tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi nhưng cũng biến động khó lường. Trải qua một năm đầy biến động với thách thức nhiều hơn cơ hội, Việt Nam đã hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản. Hầu hết các lĩnh vực...

Giá lợn hơi liên tục tăng, cao hơn cả Trung Quốc, Thái Lan

Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg. Mức giá này chênh lệch khá lớn so với các nước trong khu vực, cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia từ 13.000 - 14.000 đồng/kg. Thị trường lợn hơi ngày 24/12 tiếp đà tăng tại cả ba miền. Theo khảo sát, lợn hơi trên cả nước có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, giá lợn hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng ở Vĩnh Phúc, Phú...

147 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024

Theo tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh, triển khai chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024, toàn tỉnh có 6.000 hộ tham gia. Kết thúc chương trình có 147 hộ đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện”. Nhằm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, từ ngày 25-31/5, Công ty Điện lực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất