Powered by Techcity

Nét văn hóa đặc sắc vùng đất địa đầu Đông Bắc

Văn hóa các dân tộc thiểu số là bộ phận quan trọng của nền văn hóa Quảng Ninh. Xác định làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) chính là góp phần quan trọng để gìn giữ, bảo tồn văn hóa đặc sắc của đồng bào, từ tỉnh đến các cấp, ngành, địa phương đã dành nhiều nguồn lực quan tâm, đầu tư thỏa đáng.   

Đa dạng, độc đáo những sắc màu văn hóa

Đồng bào DTTS ở Quảng Ninh có hơn 16,2 vạn người, chiếm 12,31% dân số toàn tỉnh, với 42 thành phần dân tộc anh em cư trú trên hơn 85% diện tích của tỉnh là các địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng – an ninh.

Trong những năm qua, đặc biệt cụ thể hóa Nghị quyết 11-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh đã tập trung thực hiện công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý nhà nước về lễ hội, trong đó chú trọng việc phục dựng các lễ hội truyền thống, bảo tồn lễ hội đồng bào các dân tộc thiểu số.

Lễ rước quanh đình Lục Nà mở đầu cho nghi lễ của Lễ hội đình Lục Nà 2023. Ảnh: Hà Phong
Lễ rước bài vị thần tại Lễ hội đình Lục Nà, xã Lục Hồn (Bình Liêu) năm 2023. Ảnh: Hà Phong

Được phục dựng từ năm 2006, lễ hội đình Lục Nà (Bình Liêu) tổ chức vào 2 ngày 16 và 17 tháng Giêng hằng năm đến nay đã trở thành điểm hẹn văn hóa đầu xuân với nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện. Đây cũng là lễ hội đình duy nhất ở Bình Liêu, vì vậy ngoài phần hội, phần lễ đã trở thành dấu ấn văn hóa đặc trưng. Theo đó, phần lễ tổ chức rước sắc phong từ sân đình đi quanh thôn Bản Cáu, trở lại sân đình, gióng trống khai hội và tổ chức lễ tế thần.

Chị Nguyễn Thị Kiều Hoa, du khách Hà Nội, chia sẻ: Thông qua các hoạt động tại lễ hội đình Lục Nà, chúng tôi được trải nghiệm một không gian văn hóa đặc sắc để hiểu thêm về vùng đất, phong tục, nét văn hóa của Bình Liêu. Một nét rất đặc sắc của lễ hội phải kể đến sau phần tế lễ, bà con trải chiếu ngay tại sân đình để cùng nhau thụ lộc và kể cho nhau nghe những câu chuyện về Thành hoàng Hoàng Cần – người anh hùng của quê hương với niềm tự hào giản dị mà chân thành biết bao.

Các nghệ nhân người Dao Ba Chẽ với điệu múa Rùa.Nhưng tạo ấn tượng nhất trong Lễ hội vẫn là nghi lễ nhảy lửa của các nghệ nhân người Dao ở xã Đồn ĐạcNhưng tạo ấn tượng nhất trong lễ hội vẫn là nghi lễ nhảy lửa của các nghệ nhân người Dao ở xã Đồn Đạc.
Các nghệ nhân người Dao Ba Chẽ với điệu múa Rùa tại lễ hội Bàn Vương năm 2022. Ảnh: Công Thành

Không riêng lễ hội đình Lục Nà, nhiều lễ hội của đồng bào DTTS Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu… trên địa bàn tỉnh đã được phục dựng thành công, bài bản, đảm bảo đúng bản sắc truyền thống. Nổi bật, Ngày Kiêng gió của đồng bào Dao Thanh Phán, Hội Soóng Cọ của dân tộc Sán Chỉ (Bình Liêu); lễ hội Đại Phan của người Sán Dìu ở xã Bình Dân (Vân Đồn); Ngày hội văn hóa – thể thao dân tộc Sán Chỉ xã Đại Dực, Lễ hội Đồng Đình – Ngày hội văn hóa – thể thao dân tộc Tày, xã Phong Dụ (Tiên Yên); lễ hội Bàn Vương của người Dao (Ba Chẽ)… Mỗi lễ hội, ngày hội của mỗi dân tộc có cách tổ chức khác nhau song hầu hết đều bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ của nhân dân tới những vị anh hùng đã có công với quê hương; tái hiện những tập quán, nét đẹp trong đời sống sinh hoạt, sản xuất hay gửi gắm mong ước về cuộc sống no ấm, bình an…

Trong các lễ hội, cùng với thực hiện đầy đủ các nghi lễ truyền thống, các hoạt động văn nghệ (hát Then của người Tày, hát Soóng cọ của người Sán Chỉ, hát Pả dung của người Dao…), hoạt động thể thao, trò chơi dân gian (kéo co, tung còn, bắn nỏ, đánh quay, đẩy gậy…) cũng được tổ chức sôi nổi, vui tươi tạo không gian sinh hoạt, giao lưu văn hóa cho nhân dân. Cùng với đó, các địa phương đều quan tâm công tác phục dựng, tái hiện các nghi thức, nghi lễ truyền thống đặc trưng gắn với đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất, tín ngưỡng của các dân tộc như: Lễ cấp sắc của dân tộc Dao, lễ mừng cơm mới, lễ thôi nôi của dân tộc Tày, lễ rước dâu của dân tộc Dao, Sán Chỉ… Qua đó, vừa góp phần lưu truyền, gìn giữ bản sắc văn hóa cho thế hệ sau vừa quảng bá, giới thiệu văn hóa đến bạn bè bốn phương.

Các nghệ nhân dân gian Việt Nam và các thành viên trong CLB Hát Soọng cô xã Bình Dân biểu diễn trong Ngày hội văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Sán Dìu huyện Vân Đồn năm 2021
Các thành viên trong CLB Hát Soọng cô xã Bình Dân biểu diễn tại Ngày hội văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Sán Dìu huyện Vân Đồn năm 2021. Ảnh: Công Thành

Gìn giữ bản sắc

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, mở rộng giao lưu văn hóa và phát triển du lịch của nước ta, việc bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các DTTS có một ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt khác nó trở thành yếu tố độc đáo có sức cuốn hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương. Vì vậy, các địa phương đã vào cuộc tích cực, đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa DTTS nói chung và các lễ hội văn hóa đặc sắc của đồng bào nói riêng.

Nghi thức cầu may của người Sán Chỉ ở Đập Thánh Thìn (xã Húc Động, huyện Bình Liêu) tại Hội Soóng Cọ năm 2023. Ảnh: Phạm Học

Tiêu biểu như: Huyện ủy, UBND huyện Ba Chẽ đã xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ gắn với phát triển du lịch cộng đồng”.

Huyện Tiên Yên đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 9/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện “Về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa huyện Tiên Yên giai đoạn 2022-2025” và các đề án như: Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa huyện Tiên Yên giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”; “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao Thanh Phán gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Pạc Sủi, xã Yên Than đến năm 2025, định hướng 2030”; “Xây dựng Làng văn hóa dân tộc Tày thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ”…

Huyện Bình Liêu cũng đã hoàn thành Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người Tày Bình Liêu phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đang hoàn thiện đề cương Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sông Moóc, xã Đồng Văn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Chỉ gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lục Ngù, xã Húc Động giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Nhà văn hóa dân tộc Sán Chỉ xã Đại Dực.
Nhà văn hóa dân tộc Sán Chỉ xã Đại Dực (Tiên Yên). Ảnh: Phạm Học

Cùng với đó, các địa phương cũng ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng các công trình, thiết chế văn hóa tạo không gian sinh hoạt văn hóa cho nhân dân. Tiêu biểu như: Khu bảo tồn văn hóa người Dao ở xã Bằng Cả (TP Hạ Long), Nhà văn hóa xã Đại Dực, Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Tày ở thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ (Tiên Yên), Nhà văn hóa xã Lục Hồn, Đồng Tâm (Bình Liêu)…

Tin tưởng với những nỗ lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa từ các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ tiếp tục góp phần lan tỏa, giới thiệu, quảng bá sâu rộng về hình ảnh vùng đất, văn hóa, con người Quảng Ninh, không ngừng khơi dậy nét đẹp trong đời sống văn hóa cộng đồng, chung tay gìn giữ trọn vẹn bản sắc văn hóa Quảng Ninh trong tiến trình hội nhập và phát triển.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thăm, động viên cán bộ, công nhân Công ty Cổ phần Than Đèo Nai – Cọc Sáu

Ngày 5/2, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tình hình sản xuất; thăm, động viên cán bộ, công nhân Công ty Cổ phần Than Đèo Nai – Cọc Sáu. Cùng đi có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, TP Cẩm Phả và lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam. Mỏ Đèo Nai là một...

Sẵn sàng cho Hội xuân Yên Tử 2025

Lễ hội xuân Yên Tử 2025 sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức ngày 7/2/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí. Đây là lễ hội lớn nhất đầu xuân tại Quảng Ninh, kéo dài suốt 3 tháng đầu năm và trở thành điểm hẹn chào đón du khách trong, ngoài nước. Tới thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã...

Ngày hội ‘Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc’ sẽ diễn ra từ ngày 14 – 16/2

Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) từ ngày 14 - 16/2 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Theo Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, chương trình được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân...

Rộn ràng mùa lễ hội xuân

Đối với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ đền, chùa đầu năm hay hòa mình trong không khí vui tươi, rộn ràng của những lễ hội ngày xuân là nét văn hóa truyền thống được hình thành, gìn giữ qua bao đời nay. Quảng Ninh có hàng trăm di tích, lễ hội đặc sắc, phong phú diễn ra chủ yếu vào mùa xuân, đã và đang thu hút đông đảo người dân, du khách du xuân, đi lễ...

Những ngọn núi được nhiều người lựa chọn du Xuân đầu năm

Fansipan (Lào Cai), Bà Đen (Tây Ninh), Bà Nà (Đà Nẵng), Ba Đèo (Quảng Ninh), Đọi Sơn (Hà Nam) thu hút nhiều du khách trải nghiệm cảnh đẹp, cầu may mắn dịp đầu năm. Fansipan, Lào Cai Được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, đỉnh Fansipan được nhiều người lựa chọn đến vào dịp đầu Xuân để gửi gắm nguyện ước tại nơi đỉnh trời. Tại đây, du khách có thể chiêm bái Đại tượng Phật A Di Đà lớn...

Cùng tác giả

Hơn 8,3 tỷ USD làm tuyến đường sắt đi qua 9 tỉnh, thành kết nối Trung Quốc

Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng đi qua 9 tỉnh, thành được xây mới với mục tiêu kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận với Trung Quốc. Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Theo đó, dự án đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh...

Quảng Ninh lọt top 3 địa phương doanh thu du lịch nghìn tỷ dịp Tết

Theo thống kê của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, cả nước có 8 tỉnh thành đạt doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh đứng thứ 3, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cụ thể, doanh thu du lịch của Quảng Ninh dịp Tết vừa qua đạt hơn 2.600 tỷ đồng, tăng trưởng 71% so với kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn năm 2024. Tổng...

Hơn 300.000 gian hàng chưa xác định được người bán

Khoảng 300.000 gian hàng với doanh thu 70.000 tỷ đồng trên các sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Grab chưa được định danh, gây thất thu ngân sách. Tại hồ sơ dự thảo Nghị định về quản lý thuế với kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, Bộ Tài chính cho biết có khoảng 300.000 cá nhân đang bán hàng tại hơn 400 sàn, theo dữ liệu được các bên cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Số...

Chê bai thậm tệ về phim kinh dị 18+ có NSƯT Chiều Xuân, NSƯT Quang Tèo đang cản đường Trấn Thành, Thu Trang

Phim kinh dị "Đèn âm hồn" bất ngờ dẫn đầu phòng vé sau Tết dù không được quảng bá rầm rộ. Tuy nhiên, tác phẩm cũng trở thành tâm điểm tranh cãi gay gắt về chất lượng nội dung và diễn xuất. Đèn âm hồnlà bất ngờ lớn tại phòng vé đầu năm nay. Tác phẩm không được quảng bá rầm rộ nhưng nhanh chóng vượt mặt các đối thủ để dẫn đầu bảng xếp hạng doanh thu của Box...

Nam du khách trèo cây tạo ‘cơn mưa hoa mận’ cho bạn gái chụp ảnh, chủ vườn nói quả đậu giảm 80%

Một cây mận bình thường đơm hoa, kết trái thì tỉ lệ đậu quả là 100%, nhưng cây hoa mận nào bị khách rung sẽ bị giảm 80%. Đó là chia sẻ của chị Hoàng Thị Quý, chủ vườn mận tại Mộc Châu (Sơn La) - một trong những vườn đã thu hút đông du khách đến check-in mùa hoa mận. Đây cũng là vườn mận xuất hiện trong video du khách trèo lên cây rung cho hoa mận rụng...

Cùng chuyên mục

Chê bai thậm tệ về phim kinh dị 18+ có NSƯT Chiều Xuân, NSƯT Quang Tèo đang cản đường Trấn Thành, Thu Trang

Phim kinh dị "Đèn âm hồn" bất ngờ dẫn đầu phòng vé sau Tết dù không được quảng bá rầm rộ. Tuy nhiên, tác phẩm cũng trở thành tâm điểm tranh cãi gay gắt về chất lượng nội dung và diễn xuất. Đèn âm hồnlà bất ngờ lớn tại phòng vé đầu năm nay. Tác phẩm không được quảng bá rầm rộ nhưng nhanh chóng vượt mặt các đối thủ để dẫn đầu bảng xếp hạng doanh thu của Box...

Vân Đồn: Lễ Cầu an Xuân Ất Tỵ năm 2025

Sáng 8/2 (tức 11 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Đền thờ Vua Lý Anh Tông, UBND thị trấn Cái Rồng, Ban Quản lý Đền thờ Vua Lý Anh Tông và Danh thắng Động Đông Trong long trọng tổ chức Lễ Cầu an Xuân Ất Tỵ 2025, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Tham dự buổi lễ, có đồng chí Trương Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; các đồng chí trong Thường...

Nhan sắc hoa hậu đóng cảnh nóng với mỹ nam kém 2 tuổi gây sốt phòng vé

Ngay lần đầu chạm ngõ điện ảnh, Kỳ Duyên đã được giao vai chính với nhiều phân cảnh nóng bỏng trong phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành. Nguồn

“Hoàng tử Ballad” Erik trở lại quá hot!

Tối 6/2, Erik ra mắt video ca nhạc "Dù cho tận thế (vẫn yêu em)" do nhạc sĩ Nguyễn Phúc Thiện sáng tác cùng sự tham gia viết lời mới của Trấn Thành. Video ca nhạc là nhạc phim của tác phẩm "Bộ tứ báo thủ" do Trấn Thành thủ diễn. Với giai điệu Ballad sở trưởng, Erik không chỉ thuyết phục khán giả bởi giọng hát gây "trụy tim" mà còn làm bùng nổ với câu chuyện với màn...

Thanh Sơn: Tôi ngại khi được khen đẹp trai

Diễn viên Thanh Sơn có những chia sẻ về định hướng công việc, và các ý kiến nhận xét từ khán giả. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, diễn viên Thanh Sơn nói về việc anh thường nhận được những nhận xét từ khán giả khen mình có ngoại hình đẹp. "Có một sự thật là tôi luôn ngại khi được khen là đẹp trai. Tôi chưa bao giờ xây dựng hình ảnh của mình theo hướng là một diễn...

Phim ‘Nụ hôn bạc tỷ’ cán mốc doanh thu 100 tỷ đồng

Sau chưa đầy 2 tuần công chiếu, "Nụ hôn bạc tỷ" của Thu Trang gia nhập câu lạc bộ phim Việt có doanh thu trăm tỷ đồng. Theo số liệu của Box Office Vietnam sáng 7/2, bộ phim Nụ hôn bạc tỷ đã cán mốc 100 tỷ đồng doanh thu. Hôm 6/2, phim cũng dẫn đầu doanh thu trong ngày, vượt tác phẩm của Trấn Thành. Dù suất chiếu ít hơn phim của Thu Trang vẫn "qua mặt" Bộ tứ...

CLB Hưu trí Bái Tử Long (Cẩm Phả) trao giải thưởng thơ “Mừng Đảng, mừng xuân 2025”

Ngày 7/2, CLB Hưu trí Bái Tử Long (TP Cẩm Phả) tổ chức trao giải thưởng thơ “Mừng Đảng, mừng xuân 2025”. Chương trình đã được CLB Hưu trí Bái Tử Long phát động lần 1 từ tháng 10/2024 và phát động lần 2 đầu năm 2025. Tham gia giải có với 173 tác giả đến từ các CLB thơ của các phường trên địa bàn TP Cẩm Phả. Các tác giả đã mang đến hơn 300 bài thơ với...

Tọa đàm xây dựng và phát triển khu, tổ hợp công nghiệp văn hóa, sáng tạo tại TP Hạ Long

Ngày 7/2, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức tọa đàm "Xây dựng và phát triển khu, tổ hợp công nghiệp văn hóa, sáng tạo tại TP Hạ Long". Dự tọa đàm có đồng chí Đặng Xuân Phương, Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh. Cùng dự có đại diện các đơn vị thuộc các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo TP Hạ Long và các chuyên gia, nhà khoa học. Nhằm khơi thông nguồn lực,...

Soobin Hoàng Sơn và dàn “anh tài” góp mặt tại “Trạm yêu”

Live concert "Trạm yêu" sẽ có sự góp mặt của Soobin Hoàng Sơn và dàn "Anh trai vượt ngàn chông gai" là NSND Tự Long, Cường Seven và Rhymastic. "Trạm Yêu" - live concert diễn ra ngày 8/3 tại Cung thể thao Điền kinh Mỹ Đình, (Hà Nội) có sự xuất hiện của dàn lineup hùng hậu. Đó là các anh tài bước ra từ chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" gồm NSND Tự Long, Soobin Hoàng Sơn,...

Khai mạc lễ hội Đại Kỳ Phước đình làng Cốc (TX Quảng Yên)

Ngày 7/2, nhân dân phường Phong Cốc (TX Quảng Yên) tổ chức lễ hội Đại Kỳ Phước đình làng Phong Cốc. Đây là một trong những lễ hội truyền thống được địa phương duy trì tổ chức hằng năm. Đình Phong Cốc tọa lạc tại khu 4, phường Phong Cốc, TX Quảng Yên, được khởi dựng từ thế kỉ XIX, thờ Thần Nông và Tứ vị Thánh nương, người được tôn thờ là thành hoàng. Lễ hội Đại kỳ Phước đình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất