Powered by Techcity

Nên để thị trường điều tiết, doanh nghiệp quyết định giá xăng dầu?

Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội, nên để thị trường điều tiết, để doanh nghiệp quyết định giá xăng dầu.

Mua bán xăng dầu. (Nguồn: TTXVN)

Sửa đổi chính sách quản lý giá xăng dầu, thay đổi cơ chế quản lý hành chính Nhà nước hiện nay sang công cụ thị trường, để thị trường điều tiết; nên để doanh nghiệp quyết định giá xăng dầu.

Đề xuất này được đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội đưa ra tại Tọa đàm “Để thị trường xăng dầu phát triển ổn định, minh bạch và hiệu quả,” do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức ngày 30/7.

Phân tích về đề xuất này, ông Cường cho biết Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để điều hành và bình ổn giá xăng dầu. Điển hình là chúng ta có 3 công cụ chủ yếu: điều hành thông qua giá cơ sở, sử dụng công cụ về thuế và bình ổn giá bằng việc trích lập quỹ bình ổn. Việc điều hành đó đã mang lại kết quả khá tích cực. Nhà nước có vai trò lớn trong việc điều hành giá xăng dầu. Nhờ vậy, trong nhiều kỳ biến động lớn về giá xăng dầu trên thế giới, chúng ta đã có những chính sách để không tạo ra cú sốc bất thường về giá xăng dầu.

Tuy nhiên, ông Cường đánh giá vẫn còn hạn chế, mặc dù Nhà nước kiểm soát về giá, ấn định giá nhưng giá vẫn phải theo thế giới. Chúng ta phải phụ thuộc vào biến động bất thường, thường xuyên của thế giới, trong vòng chậm nhất là 7 ngày.

“Vẫn mang tính chất mệnh lệnh hành chính của Nhà nước áp đặt cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu… Khi đã dùng hành chính áp đặt như thế sẽ không bảo đảm lợi ích đứng về mặt lợi nhuận do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó tính toán,” ông Hoàng Văn Cường dẫn chứng.

Theo ông Cường, trong trường hợp dùng công cụ áp đặt quá mức, doanh nghiệp không còn lợi ích nữa, đương nhiên họ sẽ tìm biện pháp để lảng tránh. Điển hình nhất là có những thời kỳ, có nơi thông báo hết xăng dầu, không bán được.

Đối với công cụ về thuế hay sử dụng công cụ trích Quỹ bình ổn, thực chất chúng ta dùng chính nguồn lực của ngân sách hoặc nguồn lực của người dân để tạo ra bình ổn giá chứ chưa sử dụng công cụ sức mạnh của thị trường.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng phải hướng vào việc thay đổi cơ chế. Cơ chế quản lý hiện nay đang dùng là cơ chế quản lý hành chính Nhà nước, nên chuyển sang công cụ thị trường, để thị trường điều tiết. Chúng ta có cơ sở để dùng công cụ thị trường, không lo bị động vì xăng dầu sản xuất trong nước có nguồn khá lớn (chiếm 70%), không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài và không hoàn toàn bị động.

Giá kinh doanh như thế nào cũng phải để cho các doanh nghiệp tự do xác định để có tính cạnh tranh. Nhà nước không nên can thiệp nhưng Nhà nước có công cụ để điều tiết. Nếu doanh nghiệp bán với giá phi thị trường hay trong một giai đoạn nào đó liên kết với nhau để bán với giá cao thì phải chịu sự điều tiết của Nhà nước, thông qua hai công cụ thuế là thuế nhập khẩu và thuế thu nhập.

Mua bán xăng dầu tại điểm kinh doanh xăng, dầu số 1 của Petrolimex. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

“Muốn có được công cụ thị trường để cạnh tranh thì chúng ta phải có thị trường cạnh tranh mà muốn có thị trường cạnh tranh thì việc mua bán để thị trường quyết định, trăm người bán, vạn người mua. Chúng ta cũng không thể thả nổi hoàn toàn. Chúng ta phải sử dụng các công cụ hiện đại để bình ổn giá xăng dầu. Điển hình là việc thế giới, các công ty lớn hay sử dụng các công cụ về phái sinh để bình ổn,” ông Cường cho hay.

Còn theo Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo, việc xác định giá trong giai đoạn này là một “nút thắt” lớn nhất. Đối với quản lý Nhà nước, trong thời gian tới phải bảo đảm an ninh năng lượng, bảo đảm nguồn cung ứng cho nền kinh tế. Bảo đảm quản lý về mặt bằng giá chung để không có tác động mạnh hoặc khi thế giới biến động mạnh thì sử dụng những chính sách tài khóa thông qua thuế, cơ chế về bình ổn để xử lý, còn lại để thị trường vận hành.

Nêu quan điểm, khi có cạnh tranh thì xu hướng là luôn luôn đạt được mức giá mà người tiêu dùng được hưởng lợi, ông Bảo cho rằng, phải áp dụng những quy định kèm theo mang tính chất quốc tế, đó là những chính sách sử dụng nghiệp vụ về phái sinh. Phái sinh ở đây không thuần túy là việc đầu tư về tài chính mà là những nghiệp vụ phòng vệ giá, tức là bảo hiểm giá xăng dầu.

“Thực tế tất cả các doanh nghiệp xăng dầu trên thế giới đều làm nghiệp vụ phái sinh. Nhưng nếu sử dụng nghiệp vụ này ở Việt Nam, nếu đúng thì không sao, nếu lỗ thì doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bởi đây là hoạt động tài chính, không được tổ chức hoạch toán,” ông Bùi Ngọc Bảo cho biết.

Cũng theo ông Bảo, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định hết sức đúng đắn, là phải đánh giá, rà soát lại và xây dựng mới nghị định để thay thế những tồn tại trong Nghị định 83, Nghị định 95… trong thời gian vừa qua.

Chỉ ra nghịch lý xăng dầu phi hàng không có hàng chục doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối, có hệ thống bán lẻ rất đồ sộ và phức tạp, tính hành chính nhiều, tính thị trường ít, trong khi xăng dầu hàng không chỉ có 2 nhà cung cấp thì Nhà nước thả nổi hoàn toàn, không quản lý giá, Bộ Tài chính chỉ quản lý một phần nhỏ về phí, Tổng Giám đốc Hãng hàng không Bamboo Airways Lương Hoài Nam nhận định cần sửa đổi về quản lý giá xăng dầu để có sự hợp lý trong tiếp cận xăng dầu dân dụng bình thường và xăng dầu hàng không.

Nếu không quản lý được giá sẽ sinh ra nghịch lý thứ 2, đó là hiện nay, đối với hàng không, chi phí xăng dầu đang là cao nhất. Trong khi đó, đối với đường bay nội địa, Nhà nước đang thả nổi chi phí, giá nhiên liệu đầu vào, không theo phụ thu nhiên liệu và áp thuế nhập khẩu 7% còn bay quốc tế thì không áp trần, không phải trả thuế nhập khẩu.

Ông Lương Hoài Nam cũng cho rằng cần dùng công cụ thị trường trước, công cụ hành chính là biện pháp cuối cùng. Hết công cụ thị trường mà cần tiếp tục bình ổn giá thì áp dụng công cụ hành chính.

Kinh doanh xăng dầu. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc cấp thiết hoàn thiện Nghị định mới về quản lý kinh doanh xăng dầu là cần thiết để phù hợp với tình hình biến động của thị trường xăng dầu hiện nay. Thường trực Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với các bộ xây dựng một dự thảo nghị định mới.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương đã tiến hành dự thảo lần thứ ba và đang trình Bộ Tư pháp để thẩm định. Trong văn bản này có nhiều nội dung mới về công thức và cơ chế định giá xăng dầu, quỹ bình ổn giá, điều kiện kinh doanh xăng dầu, hệ thống kinh doanh xăng dầu./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lùi thời gian điều chỉnh giá xăng dầu do trùng nghỉ Tết

Theo Bộ Công Thương, do kỳ điều hành giá xăng dầu vào thứ Năm tuần tới trùng vào ngày mùng 2 Tết (ngày 30/1) nên sẽ lùi vào thứ Bảy, ngày 1/2. Bộ Công Thương vừa có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thay đổi thời gian điều hành giá xăng dầu. Theo Bộ Công Thương, Nghị định 80/2023...

Giá xăng dầu ngày mai tiếp tục tăng?

Trước biến động của giá dầu thế giới, các doanh nghiệp dự báo giá xăng trong nước ngày mai có thể tăng từ 280-400 đồng/lít; còn giá dầu tăng mạnh hơn. Theo ghi nhận, trên thị trường thế giới sáng nay (15/1), giá dầu giảm hơn 1% sau có các thông tin mới liên quan nguồn cung dầu của Mỹ. Theo đó, giá dầu Brent giảm 1,09 USD, tương đương 1,35%, xuống còn 79,9 USD/thùng; dầu WTI giảm 1,32 USD,...

Giá xăng dầu đồng loạt tăng vào ngày mai?

Theo dự báo của các doanh nghiệp, trong kỳ điều hành ngày mai (19/12), giá xăng dầu trong nước có thể đồng loạt tăng từ 300-480 đồng/lít. Ghi nhận trên thị trường thế giới, sáng nay (18/12), giá dầu Brent giảm 72 cent, tương đương đương 1%, xuống mức 73,19 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 63 cent, tương đương 0,9%, xuống mức 70,08 USD/thùng. Giá dầu tiếp tục suy giảm do lo ngại về nhu cầu sau khi công bố tin...

Giá xăng dầu ngày mai sẽ có bất ngờ?

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày mai (5/12) được dự báo sẽ quay đầu giảm chỉ sau một phiên tăng. Trong khi đó, giá dầu biến động trái chiều. Cập nhật dữ liệu giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường Singapore đến ngày 3/12 cho thấy, giá xăng RON 95 giao dịch ở mức 83,69 USD/thùng, giảm hơn 1 USD/thùng so với 7 ngày trước; xăng RON 92 ở mức 80,83 USD/thùng, giảm hơn 0,6 USD/thùng. Trên thị...

Giá xăng dầu dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 28/11/2024

Giá xăng dầu trong nước dự báo được điều chỉnh tăng trong kỳ điều hành ngày mai (28/11) theo giá thế giới. Ngày mai (28/11) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Trên thị trường thế giới, lúc 6h ngày 27/11, giá dầu Brent giảm nhẹ 0,2 USD, tương đương 0,27%,...

Cùng tác giả

Trung Quốc tìm kiếm động lực kinh tế mới

Trước sự suy giảm của thị trường bất động sản, Trung Quốc đang đẩy mạnh chuyển hướng sang các ngành công nghiệp chiến lược như xe điện, robot và chất bán dẫn. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp nền kinh tế nước này bứt phá, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao. Theo trang tin Oilprice.com, trong bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm, Trung Quốc đang thực hiện chiến...

H’Hen Niê đưa bạn trai về ra mắt gia đình

H"Hen Niê vừa có một cái Tết ấm áp và ý nghĩa khi đưa bạn trai về ra mắt gia đình, đây là lần đầu tiên cô công khai nửa kia với người hâm mộ. Mới đây, H'Hen Niê chia sẻ hình ảnh cùng bạn trai- nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi- lên rẫy ngắm hoa cà phê trong ngày Tết. Cô viết: "Ra mắt bạn với gia đình, bạn bè và cả nhà nhé! Anh là tình yêu của em". Được...

552.000 lượt khách đến Quảng Ninh trong 7 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (từ 25 đến 31/1), Quảng Ninh đón 552.000 lượt khách, trong đó có 190.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu ước đạt 1.518 tỷ đồng. Riêng ngày 31/1 (mùng 3 Tết), tổng lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 175.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 34.000 lượt. Khách lưu trú quốc tế đạt gần...

Sau Tết Nguyên đán 2025, lãi suất huy động tiếp tục tăng?

Lãi suất huy động đầu năm 2025 sẽ thế nào sau "làn sóng" tăng liên tục xuất hiện vào dịp cuối năm 2024? Tiếp nối sự gia tăng cuối năm trước, trong tháng đầu tiên của năm 2025 ghi nhận 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động, trong đó có 4 ngân hàng niêm yết lãi suất trên mốc 7%. Theo dự báo của các chuyên gia, lãi suất huy động bình quân có thể tăng thêm khoảng 0,5% trong...

Phim “Bộ tứ báo thủ” lập kỷ lục doanh thu sau 2 ngày chiếu

Sau 2 ngày công chiếu, “Bộ tứ báo thủ” tiếp tục thắng lớn tại các rạp khi trở thành phim Việt chạm mốc doanh thu 64 tỷ nhanh nhất. Trước đó, bộ phim đã lập kỷ lục là phim Việt đạt doanh thu ngày đầu khởi chiếu cao nhất với hơn 30 tỷ đồng và 330.000 lượt vé. Nội dung của “Bộ tứ báo thủ” xoay quanh quá trình hàn gắn rạn nứt sau sáu năm “yêu nhau đã thành...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc tìm kiếm động lực kinh tế mới

Trước sự suy giảm của thị trường bất động sản, Trung Quốc đang đẩy mạnh chuyển hướng sang các ngành công nghiệp chiến lược như xe điện, robot và chất bán dẫn. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp nền kinh tế nước này bứt phá, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao. Theo trang tin Oilprice.com, trong bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm, Trung Quốc đang thực hiện chiến...

Sau Tết Nguyên đán 2025, lãi suất huy động tiếp tục tăng?

Lãi suất huy động đầu năm 2025 sẽ thế nào sau "làn sóng" tăng liên tục xuất hiện vào dịp cuối năm 2024? Tiếp nối sự gia tăng cuối năm trước, trong tháng đầu tiên của năm 2025 ghi nhận 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động, trong đó có 4 ngân hàng niêm yết lãi suất trên mốc 7%. Theo dự báo của các chuyên gia, lãi suất huy động bình quân có thể tăng thêm khoảng 0,5% trong...

Trên 750 tấn hàng hóa được xuất khẩu tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết Ất Tỵ), tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái), hoạt động xuất nhập khẩu đã sôi động trở lại sau 2 ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Lãnh đạo TP Móng Cái đã trực tiếp đến chúc mừng và lì xì chúc Tết các doanh nghiệp tham gia làm hàng, lái xe chở hàng xuất nhập khẩu qua Trung Quốc. Trong ngày hoạt động trở lại sau 2 ngày nghỉ Tết Nguyên...

Cảng Cái Lân đón 2 tàu vào “xông đất” đầu năm mới

Sáng 31/1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), tại Cảng Cái Lân, Công ty TNHH MTV Cảng Quảng Ninh đón liên tiếp 2 tàu vào làm hàng. Hai tàu vào làm hàng là tàu Sendai Spirit chở 38.000 tấn dăm gỗ xuất khẩu và Tàu Oriental Breeze chở 35.000 tấn dăm gỗ xuất khẩu. Ngay sau khi các tàu cập cảng, Cảng Quảng Ninh đã bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị để bốc xếp hàng hóa nhằm giải phóng tàu...

Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới

Nhu cầu trú ẩn kéo giá vàng tăng gần 40 USD, vượt 2.800 USD một ounce, bỏ xa kỷ lục cũ xác lập cuối năm ngoái. Chốt phiên giao dịch 30/1, giá vàng thế giới giao ngay tăng 37 USD lên 2.795 USD một ounce. Trong phiên, giá có thời điểm vượt 2.800 USD, bỏ xa kỷ lục cũ là 2.790 USD thiết lập cuối tháng 10/2024. Thị trường đi lên nhờ nhu cầu trú ẩn khi thời hạn Mỹ áp...

2 phân khúc bất động sản có thể ‘lên ngôi’ năm 2025

Nếu năm 2024 chung cư trở thành "ngôi sao" thì sang 2025, theo các chuyên gia, sẽ có 2 phân khúc thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Đất nền soán "ngôi vương"? Chuyên gia dự báo từ quý II đến quý IV/2025 phân khúc đất nền sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Theo ông Lê Đình Chung, thành viên tổ công tác thị trường của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, đến quý II/2025, thị trường...

Hoạt động mua bán thực phẩm đã sôi động trở lại

Ngày 30/1(mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025), một số siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh đã mở bán trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đa phần giá cả tất cả các loại hàng hóa không có biến động lớn do nhu cầu mua sắm chưa cao và lượng hàng dự trữ trước đó lớn. Do nhiều người dân không còn tâm lý tích trữ thực phẩm như trước kia, nên...

Tăng tốc và bứt phá để đạt mục tiêu phát triển kinh tế 2025

Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 8% hoặc 10% trong điều kiện thuận lợi, tạo đà tăng trưởng 2 con số. Năm 2025 được coi là thời điểm "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu cả nhiệm kỳ 2020-2025. Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt trên 8% hoặc 10% trong điều kiện thuận lợi, tạo đà, tạo lực, tạo thế,...

Chuyên gia: Chứng khoán 2025 sẽ ‘sáng cửa’

2025 được dự báo là một năm nhiều biến động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, tuy vậy các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng rõ nét trong năm tới. Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân, Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, thông thường theo chu kỳ thì tháng đầu năm là tháng tăng điểm của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tốc độ tăng...

‘Rủng rỉnh’ lương ngân hàng: Chỗ bình quân 49 triệu/tháng, lộ diện nơi vọt lên bất ngờ

Ngành ngân hàng tiếp tục có một năm tăng trưởng tốt về lợi nhuận. Làm ăn "rủng rỉnh", nhiều nhà băng có xu hướng trả thu nhập cho người lao động cao hơn, có nơi tăng bình quân 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn có ngân hàng trả thu nhập bình quân cán bộ, nhân viên gần 600 triệu đồng/năm, mua được gần 7 cây vàng SJC cuối năm. Lưu ý, đây là mức thu nhập bình quân ngân hàng và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất