Powered by Techcity

Nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản

Năm 2024, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 57-58 tỷ USD. Tuy nhiên hiện nay, mỗi khu vực thị trường, thậm chí mỗi quốc gia đều có quy định riêng về tiêu chuẩn an toàn và kiểm dịch động, thực vật (SPS). Do đó, nâng cao năng lực tuân thủ quy định sẽ là cơ sở quan trọng để nông sản thuận đường xuất khẩu, phòng tránh việc bị cảnh báo hoặc hạn chế nhập khẩu.

Chế biến cà rốt xuất khẩu tại Công ty cổ phần AMEII Việt Nam. tỉnh Hải Dương. (Ảnh ĐỨC KHÁNH)

Ba thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Các khu vực thị trường còn nhiều dư địa là Liên minh châu Âu (EU), khu vực RCEP, ASEAN, Trung Đông… Đây cũng là các thị trường hằng năm có nhiều thông báo liên quan đến các biện pháp SPS, đòi hỏi các quốc gia xuất khẩu phải tuân thủ.

Gia tăng sức ép với nông sản

Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) Ngô Xuân Nam cho biết: Thông báo thay đổi và dự thảo các biện pháp SPS của EU trong sáu tháng đầu năm 2024 tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2023, nhiều nhất trong các đối tác thương mại nông sản của Việt Nam. Tính từ năm 2000 đến nay, các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng tăng thông báo, từ gần 250 thông báo năm 2000 đã tăng lên hơn 1.100 thông báo năm 2022.

Ngoài ra, các đối tác chính về thương mại xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thực phẩm của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là những quốc gia có nhiều thông báo nhất, chiếm hơn 60%.

Trong sáu tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhận 57 cảnh báo từ EU, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 31 cảnh báo, tăng hơn 80%. Tuy con số này chỉ chiếm khoảng 2% tổng số lượng cảnh báo của EU đến các quốc gia nhưng cũng đáng lưu tâm với Việt Nam. Việc EU tăng số lượng cảnh báo khiến tần suất kiểm tra biên giới của nông sản tăng.

Hiện Việt Nam còn bốn mặt hàng phải kiểm tra biên giới là thanh long với tần suất 30%, ớt 50%, đậu bắp 50%, sầu riêng 10%. Theo quy định, EU sẽ rà soát sáu tháng/lần về áp dụng các biện pháp tăng cường, kiểm tra bổ sung, quản lý nhập khẩu. Theo đó, có thể tăng/giảm tần suất kiểm tra hoặc yêu cầu bổ sung giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm. Chính vì vậy, nếu không có giải pháp kịp thời, tần suất kiểm tra có thể sẽ gia tăng” – ông Nam nhấn mạnh.

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, nguyên nhân của sự gia tăng cảnh báo này là do doanh nghiệp xuất khẩu chưa thật sự tuân thủ các quy định của nước nhập khẩu về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL), vì mỗi hoạt chất của mỗi nước lại có quy định khác nhau. Việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu và am hiểu khoa học, kỹ thuật để đáp ứng đúng yêu cầu. Ngoài ra, theo thói quen sản xuất truyền thống, người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, phân bón đúng hướng dẫn.

Trong khi đó, tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói chưa cao, nhất là đối với một số loại quả chủ lực xuất khẩu như sầu riêng, thanh long… Bên cạnh đó, việc góp ý cho thông báo dự thảo về biện pháp SPS của Việt Nam còn hạn chế, chỉ một số ít địa phương thật sự quan tâm và có những phản hồi đầy đủ, kịp thời, trong khi đây là quyền lợi để có những ý kiến tạo điều kiện cho nông sản xuất khẩu.

Ông Lương Ngọc Quang- Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết: Đối với mặt hàng rau quả, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, để được phép xuất khẩu chính ngạch, Trung Quốc yêu cầu phải đàm phán mở cửa đối với từng loại sản phẩm và ký nghị định thư. Doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện đăng ký theo Lệnh 248, 249, đồng thời khai báo mã vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Còn đối với thị trường EU, dù hàng rau quả Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA), nhưng EU lại rất quan tâm đến các biện pháp SPS, nhất là mức MRL. Nếu một loại thuốc bảo vệ thực vật chưa được EU thiết lập MRL và không có trong cơ sở dữ liệu thì sẽ được áp dụng mức mặc định là 0,01 mg/kg.

Cập nhật chính xác, đáp ứng nhanh các quy định về chất lượng

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, đầu tháng 6/2024, mì ăn liền của Việt Nam đã được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU do đã đáp ứng các quy định của EU. Đây là một trong những minh chứng cho sự phối hợp hiệu quả, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc cập nhật nhanh, chính xác và đáp ứng sớm các quy định, tiêu chuẩn của thị trường EU.

Ông Võ Văn Hoài-đại diện Công ty cổ phần Acecook Việt Nam cho rằng, Văn phòng SPS Việt Nam đã trở thành đầu mối, hỗ trợ Công ty Acecook và các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm ăn liền tìm hiểu các tiêu chuẩn của thị trường, góp phần giúp giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế. Điều này là hết sức quan trọng, nhất là tại thị trường EU vì với Hiệp định EVFTA thì ưu đãi thuế quan là lợi thế nhưng cũng vì vậy mà các biện pháp kỹ thuật cũng dày đặc hơn đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ.

Bên cạnh việc cập nhật kịp thời, chính xác các yêu cầu, quy định mới của từng thị trường thì khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cũng cần được nâng cao thông qua việc tìm được đối tác có năng lực kiểm định để đưa hàng xuất khẩu ra quốc tế thành công. Theo ông Henry Bùi – Giám đốc Công ty TNHH MTV Khoa học Công nghệ Hoàn Vũ, công ty hiện là đơn vị thực hiện thành công các quy trình truy xuất nguồn gốc và tìm vết trên sản phẩm mật ong xuất khẩu đi Mỹ và châu Âu với những thiết bị, công nghệ hàng đầu.

Khi đi vào những thị trường chất lượng cao, việc kiểm định chất lượng chuẩn xác sẽ tránh được các cảnh báo gây tổn hại đến uy tín doanh nghiệp và nông sản Việt Nam. Công ty Hoàn Vũ cũng sẵn sàng hỗ trợ công tác kiểm định cho các ngành hàng Việt Nam khi muốn hợp tác để rộng đường xuất khẩu cho nông sản.

Đề cập đến tầm quan trọng của việc thực thi các quy định liên quan các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật, ông Lê Thanh Hòa – Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng: Một trong những vấn đề nóng nhất trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay là an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật. Do nhận thức của người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu nhiều lúc còn chưa đầy đủ nên chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Mặt khác, quy trình, công nghệ sản xuất, chế biến của doanh nghiệp còn nhiều khâu chưa kiểm soát được 100% cũng dễ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định của nước nhập khẩu, chúng tôi nhận thấy không ít cơ sở có nhu cầu lấy chứng nhận HACCP, Halal nhưng lại chưa có đầy đủ chi tiết thông tin về các điều kiện cần đáp ứng. Chính vì vậy, Văn phòng SPS Việt Nam cam kết hỗ trợ thông tin về kiểm dịch, an toàn thực vật, giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất quy định từ các nước nhập khẩu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất khẩu nông sản liên tiếp phá kỷ lục

Liên tiếp nhiều năm qua, xuất khẩu nông sản năm sau cao hơn năm trước, phá vỡ nhiều giới hạn mà các chuyên gia cảnh báo về diện tích, năng suất cũng như thị trường. Năm 2024, cũng không phải là ngoại lệ khi lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu cà phê vượt mốc 5 tỉ USD, xuất khẩu hạt điều vượt 4 tỉ USD; rau quả vượt cả năm 2023 tới 1 tỉ USD; tôm xuất khẩu...

Xuất khẩu nông sản “vàng đen” hồ tiêu: Sẽ tiếp tục phá kỷ lục

Ước tính xuất khẩu hồ tiêu sẽ lập mốc kỷ lục mới 1,4 tỷ USD trong năm nay. Đặc biệt, với hướng đi vào thị trường Halal, dự báo sẽ tiếp tục phá kỷ lục thời gian tới. Dành lại mốc 1 tỷ USD sau 10 năm Theo số liệu công bố mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2024, xuất khẩu hồ tiêu của nước ta đạt 18.415 tấn, trị giá 120,6 triệu USD, tăng 7,7% về lượng, đồng...

Kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Năm 2024, Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Ngoài các mặt hàng thế mạnh như rau quả, thủy sản, các doanh nghiệp đang tập trung tăng thị phần các mặt hàng còn nhiều tiềm năng như cao-su, hạt tiêu, sắn… Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, Trung Quốc là...

Dấu ấn xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

Năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản một lần nữa ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh chung của toàn ngành nông nghiệp Việt Nam, dự kiến đạt hơn 53 tỷ USD. Trong bối cảnh mới hiện nay với những biến động của thị trường thế giới, biến chuyển của thị hiếu tiêu dùng cộng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường. Thành quả này cho thấy nền nông nghiệp Việt Nam đang...

Dồn sức cho mục tiêu xuất khẩu nông sản

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2022. Ngành nông nghiệp vẫn kiên trì mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 sẽ cán mốc 54 tỷ USD. Dự báo, những tháng cuối năm là cơ hội cho nhiều ngành hàng bứt phá để hiện thực hóa...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/1/2025. Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/1/2025. Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính./. Nguồn

Mức giảm trừ gia cảnh lạc hậu tạo gánh nặng thuế lớn

Mức giảm trừ gia cảnh lỗi thời và biểu thuế lũy tiến bất hợp lý đang tạo gánh nặng lớn cho thuế thu nhập cá nhân, cần điều chỉnh gấp. Mức giảm trừ gia cảnh đã lỗi thời Chị Ngọc Lan, 34 tuổi, sống ở Hà Nội, với thu nhập gia đình 40 triệu đồng mỗi tháng, nhưng sau khi trừ chi phí sinh hoạt, chị không thể tiết kiệm, "cuối tháng là hết sạch". Chị kể, sau khi trừ tiền thuê...

Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh phát động Phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2025

Sáng 10/1, tại Trung đoàn 244 (TP Uông Bí), Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh tổ chức phát động Phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) năm 2025, gắn với phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đại tá Nguyễn Quang Hiến, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh chủ trì; cùng dự có Đại...

Sự thật chuyện giao dịch thương mại điện tử bị thu thuế 10%

Thông tin giao dịch thương mại điện tử bị thu thuế 10% đang gây hoang mang dư luận. Thực tế, quy định về thuế với lĩnh vực này hoàn toàn khác. Chị Thu Thảo (quận Cầu Giấy, Hà Nội), một nhân viên văn phòng thường xuyên mua sắm online, chia sẻ: "Tôi thấy nhiều bài viết nói rằng, chỉ cần chuyển tiền ghi nội dung "MUA - BÁN' là sẽ bị thu thêm 10% thuế. Thông tin này khiến tôi...

Vải rồng Australia hơn triệu đồng một kg dịp Tết

Mỗi kg vải rồng Australia gồm 18-20 quả, kích thước lớn gấp 2-3 lần hàng Việt, mẫu mã đẹp được bán giá lên đến 1,4 triệu đồng dịp Tết. Ghi nhận của VnExpress cho thấy trên thị trường hiện nay không chỉ có vải thiều truyền thống của Australia với kích thước nhỏ, các cửa hàng còn nhập thêm loại vải rồng của nước này có kích cỡ lớn gấp 2-3 lần so với quả thường. Giá bán cao gấp...

Cùng chuyên mục

Mức giảm trừ gia cảnh lạc hậu tạo gánh nặng thuế lớn

Mức giảm trừ gia cảnh lỗi thời và biểu thuế lũy tiến bất hợp lý đang tạo gánh nặng lớn cho thuế thu nhập cá nhân, cần điều chỉnh gấp. Mức giảm trừ gia cảnh đã lỗi thời Chị Ngọc Lan, 34 tuổi, sống ở Hà Nội, với thu nhập gia đình 40 triệu đồng mỗi tháng, nhưng sau khi trừ chi phí sinh hoạt, chị không thể tiết kiệm, "cuối tháng là hết sạch". Chị kể, sau khi trừ tiền thuê...

Sự thật chuyện giao dịch thương mại điện tử bị thu thuế 10%

Thông tin giao dịch thương mại điện tử bị thu thuế 10% đang gây hoang mang dư luận. Thực tế, quy định về thuế với lĩnh vực này hoàn toàn khác. Chị Thu Thảo (quận Cầu Giấy, Hà Nội), một nhân viên văn phòng thường xuyên mua sắm online, chia sẻ: "Tôi thấy nhiều bài viết nói rằng, chỉ cần chuyển tiền ghi nội dung "MUA - BÁN' là sẽ bị thu thêm 10% thuế. Thông tin này khiến tôi...

Vải rồng Australia hơn triệu đồng một kg dịp Tết

Mỗi kg vải rồng Australia gồm 18-20 quả, kích thước lớn gấp 2-3 lần hàng Việt, mẫu mã đẹp được bán giá lên đến 1,4 triệu đồng dịp Tết. Ghi nhận của VnExpress cho thấy trên thị trường hiện nay không chỉ có vải thiều truyền thống của Australia với kích thước nhỏ, các cửa hàng còn nhập thêm loại vải rồng của nước này có kích cỡ lớn gấp 2-3 lần so với quả thường. Giá bán cao gấp...

Nước mắm Cô Tô – Quảng Ninh được bảo hộ nhãn hiệu

Sáng 10/1, UBND huyện Cô Tô phối hợp với Công ty TNHH Nghiên cứu và đầu tư S&D tổ chức công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cô Tô - Quảng Ninh”. Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cô Tô - Quảng Ninh” số 521621 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo Quyết định số 157085/QĐ-SHTT ngày 30/12/2024, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10...

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn có tính đột phá

Mới đây, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 6/1/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Phiên họp thứ nhất. Về quan điểm, mục tiêu trong thời gian tới sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thể chế và hạ tầng cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện; cần tập trung triển khai, đầu tư xứng tầm đột phá chiến lược. Nội...

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro, bất ổn, xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực, đóng vai trò động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Bước sang năm 2025, tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường, chắc chắn sẽ tác động đến triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi về nội tại, xuất khẩu...

UOB nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 lên 7% và cho rằng mục tiêu ít nhất 8% của Chính phủ là tham vọng nhưng vẫn khả thi. Báo cáo vừa phát hành của United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên 7% từ mức trước đó là 6,6%. Quyết định đưa ra sau khi nền kinh tế tăng trưởng 7,09% năm ngoái, vượt xa mức dự báo chung của thị...

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (10/1), giá vàng nhẫn và vàng SJC tiếp tục tăng nửa triệu đồng/lượng lên mốc 86 triệu đồng/lượng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, hệ thống vàng Mi Hồng… đồng loạt tăng nửa triệu đồng/lượng vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng bán ra. Giá mua vào các doanh nghiệp niêm yết có...

TP Hạ Long: Đổi mới mạnh mẽ tư duy để phát triển bứt phá

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các địa phương khi là thời điểm “chạy nước rút” trong thực hiện các chỉ tiêu đặt ra cho cả nhiệm kỳ 2020-2025 và là năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp. Do đó, TP Hạ Long đặt quyết tâm đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để xứng đáng là “tâm” của tỉnh và là...

Ngành điều và kỷ lục mới về xuất khẩu

Năm 2024, xuất khẩu hạt điều đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD. Con số này vượt kỷ lục mà ngành hàng đã đạt được là 3,63 tỷ USD vào năm 2021. Ghi nhận mức kỷ lục mới Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2024 đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất