Powered by Techcity

Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp

Ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 523/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau 3 năm thực hiện, ngành lâm nghiệp cả nước đã đạt nhiều kết quả tích cực, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường bền vững.

Sản xuất gỗ rừng trồng xuất khẩu tại Công ty TNHH Hoàng Minh (Bình Dương).

Đẩy mạnh kinh tế lâm nghiệp

Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tốc độ tăng giá trị lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2021-2023 đạt bình quân 4,6%/năm. Trong đó, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt bình quân 15,8 tỷ USD/năm. Trong 3 năm, trồng rừng tập trung đạt 260.400 ha/năm, bằng 113% kế hoạch đến năm 2025, 76% kế hoạch đến năm 2030, trong đó, rừng đặc dụng, phòng hộ đạt 8.700 ha/năm, rừng sản xuất đạt 251.700 ha/năm.

Sản lượng khai thác gỗ đã đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và thị trường lâm sản. Để thích nghi với môi trường kinh doanh mới của thế giới, ngoài việc tập trung đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, có chất lượng cao, ngành lâm nghiệp đã đẩy mạnh diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Đến hết năm 2023, tổng số chủ rừng là tổ chức đã xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững trong cả nước đạt 70% về số lượng chủ rừng và 80% về diện tích. Về diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, đến nay, cả nước có 465.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý. Thu dịch vụ môi trường rừng bình quân của cả nước đạt 3.650 tỷ đồng/ năm; tốc độ tăng hằng năm đạt 17%.

Phó Cục trưởng Lâm nghiệp Triệu Văn Lực đánh giá, ngành lâm nghiệp đang làm tốt việc phát triển kinh tế rừng đi đôi với giải quyết việc làm cho người dân và góp phần bảo vệ hiệu quả các mục tiêu xã hội, môi trường đề ra.

Đến nay, diện tích rừng giao cho các chủ rừng là đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư là 11,367 triệu ha, chiếm 77% diện tích có rừng, trong đó diện tích rừng đã giao cho các hộ gia đình cá nhân đang quản lý 3,18 triệu ha (chiếm 21,52% diện tích rừng), cộng đồng dân cư đang quản lý 0,99 triệu ha (chiếm 6,75% diện tích rừng).

Nhiều hộ gia đình đã triển khai các mô hình phát triển lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn, phát triển lâm sản ngoài gỗ, mô hình nông lâm kết hợp có giá trị.

Hằng năm, các chủ rừng đã thực hiện khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với diện tích hơn 6,2 triệu ha/năm, góp phần tạo thu nhập cho các hộ gia đình, cải thiện sinh kế cho người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Tiếp tục triển khai hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng, chính sách hỗ trợ gạo cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng.

Ngành lâm nghiệp đã tạo việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân tham gia trực tiếp thực hiện bảo vệ rừng cho hơn 5 triệu lao động, góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho khoảng 25 triệu người dân sống gắn bó với rừng.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị khẳng định, một trong những điểm nhấn của việc phát huy đa giá trị rừng thời gian qua là việc triển khai hiệu quả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng.

Ngành lâm nghiệp đã triển khai hiệu quả Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA); xây dựng thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; hoàn thành hồ sơ đăng ký cấp tín chỉ các-bon rừng vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các dịch vụ kinh doanh du lịch sinh thái; cho thuê môi trường rừng để kinh doanh, nuôi trồng, phát triển dược liệu… Tuy nhiên, cũng như một số ngành kinh tế khác, ngành lâm nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức.

Đó là, các quy định mới về xuất khẩu đồ gỗ đến thị trường Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản và các nước và vùng lãnh thổ giàu tiềm năng buộc các nhà sản xuất trong nước phải thay đổi tư duy sản xuất, chất lượng và nguồn gốc minh bạch, hợp pháp, phù hợp với thông lệ quốc tế của các sản phẩm lâm nghiệp.

Trong nước, có những thay đổi trong hệ thống pháp luật như Luật Đất đai mới, các nghị định, văn bản pháp luật liên quan đặt ra những chế định mới, một mặt thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp đúng quy định quốc tế, một mặt buộc các doanh nghiệp chế biến lâm sản, người trồng rừng phải tuân thủ chặt chẽ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm.

Đổi mới mô hình tăng trưởng

Nhìn nhận về những bất cập, hạn chế sau 3 năm triển khai Quyết định số 523/QĐ-TTg, các nhà quản lý ngành lâm nghiệp cho rằng, đến nay, tại nhiều địa phương, việc quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ba loại rừng còn chồng chéo, chưa thống nhất, thiếu tính đồng bộ. Cơ cấu quản lý sử dụng rừng và đất rừng chưa hợp lý.

Việc quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp có phần tách biệt và khép kín đã tạo ra rào cản cho việc tổ chức các hoạt động sản xuất lâm nghiệp khác như trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản, gây cản trở cho việc thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Tình trạng vi phạm các quy định, pháp luật về lâm nghiệp vẫn còn diễn ra tại một số vùng, điểm nóng bao gồm phát nương làm rẫy, khai thác rừng trái phép, săn bắn động vật hoang dã, cháy rừng, làm suy giảm diện tích và chất lượng.

Công tác giao rừng, thuê rừng chưa đồng bộ với giao đất, thuê đất lâm nghiệp; phần lớn các hộ gia đình, cá nhân ở một số tỉnh chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp để phát triển sản xuất lâm nghiệp lâu dài, ổn định. Việc xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn nhiều hạn chế; chất lượng rừng trồng phòng hộ, rừng sản xuất có nơi hiệu quả chưa cao.

Bên cạnh đó, công tác chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển, các cơ sở chế biến gỗ chủ yếu vẫn là sơ chế, quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, công nghệ chế biến lạc hậu, thị trường xuất khẩu nguyên liệu hạn hẹp, kinh tế hợp tác trong trồng và chế biến lâm sản và sản xuất theo chuỗi giá trị gần như chưa phát triển.

Nhằm khắc phục, theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị, cần xác định rừng vừa là tài nguyên, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, có khả năng tái tạo, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, vừa là yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.

Cần phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; hài hòa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường; đưa lâm nghiệp thật sự trở thành một ngành kinh tế-kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát huy tiềm năng về khí hậu, đất đai và lợi thế so sánh của các vùng, miền; bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương và lợi ích của người dân.

Cần tăng cường đổi mới mô hình tăng trưởng từ dựa vào mở rộng diện tích và khối lượng sang tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm lâm nghiệp. Phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ; lâm nghiệp đô thị, cảnh quan và các loại hình du lịch bền vững gắn với rừng, nhằm phát huy đa giá trị từ rừng, góp phần thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững…



Nguồn

Cùng chủ đề

Nâng cao khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Chỉ tính riêng 11 tháng năm 2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước ta đạt gần 31,38 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, vốn thực hiện 11 tháng năm 2024 cũng cao nhất trong các năm trở lại đây, ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Hiện đã...

Nâng cao hiệu quả hoạt động ngành hóa chất

Trong quý I/2024, các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, doanh thu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đều tăng ở mức hai con số, đồng thời Tập đoàn đã chủ động nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động. Hoàn thành các chỉ tiêu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần DAP số 2-Vinachem Vũ Việt Tiến cho biết, trong ba tháng đầu năm 2024,...

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo liên tục lập nhiều kỷ lục mới. Thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong quý I/2024 Việt Nam đã xuất khẩu gần 2,2 triệu tấn gạo với trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 45,6% về trị...

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu Nghị quyết 06 trong năm 2024

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06), Quảng Ninh đạt nhiều thành công. Kiên trì thực hiện các mục tiêu, tỉnh tiếp tục ưu tiên nguồn lực, thúc đẩy phát...

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép

Hiện nay, Trung Quốc đang gia tăng xuất khẩu thép cán nóng HRC giá rẻ vào Việt Nam, làm tăng các mối lo ngại về thừa cung. Ðiều này gây áp lực rất lớn đến thị trường thép, tác động tiêu cực đến sức cạnh tranh, có nguy cơ khiến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước thua ngay trên sân nhà. Vừa có tín hiệu phục hồi khi thị trường bất động sản bắt đầu khởi sắc sau...

Cùng tác giả

Lễ hội Đình Tân Tiến (xã Đồn Đạc, Ba Chẽ)

Sáng 12/2, UBND xã Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ) tổ chức Lễ hội đình Tân Tiến nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, dân làng được an lành, ấm no, hạnh phúc. Đình Tân Tiến, xã Đồn Đạc đã có từ lâu đời, thờ Thành Hoàng làng, gồm các bậc tiền nhân sống nhân hậu, thương người nghèo khó, được dân làng quý trọng; khi mất, được dân làng phụng thờ hương khói. Vào ngày...

5 cung trekking mùa xuân miền Bắc

Trekking xuyên rừng, chinh phục những đỉnh núi, ngắm hoa, săn mây là trải nghiệm mạo hiểm thích hợp vào những ngày đầu năm. Mùa xuân, các cung trekking trong rừng kết hợp leo núi ở miền Bắc đang thu hút đông du khách. Thời tiết đẹp, không còn quá lạnh, hoa nở rộ, các khu rừng lá xanh non, một số nơi vẫn có thể săn mây là lý do các trải nghiệm này được quan tâm. Những điểm...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, các vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và các vấn đề quan trọng khác. Dự phiên khai mạc có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô...

Phấn đấu chỉ số công nghiệp tăng trưởng 9,5% năm 2025

Tại Nghị quyết 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương, Chính phủ đã giao năm 2025, chỉ số công nghiệp tăng trưởng 9,5%. Sản xuất công nghiệp giữ nhịp tăng trưởng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Lần đầu tiên, Chính phủ ban hành...

Hoa hậu Thanh Thuỷ được Đức Phúc cầu hôn lúc 3h sáng

Được Đức Phúc cầu hôn trong MV "Chăm em một đời", hoa hậu Thanh Thủy hài hước cho rằng hình ảnh này vô lý, diễn xuất của mình "kỳ và đơ" vì chưa từng nghĩ đến cảm giác được cầu hôn. Ngày 11/2, Đức Phúc phát hành MV Chăm em một đời nhân lễ tình nhân năm nay, đánh dấu sự trở lại của biệt danh "hoàng tử Valentine". Chăm em một đời được quay theo góc máy thứ nhất, đặt...

Cùng chuyên mục

Phấn đấu chỉ số công nghiệp tăng trưởng 9,5% năm 2025

Tại Nghị quyết 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương, Chính phủ đã giao năm 2025, chỉ số công nghiệp tăng trưởng 9,5%. Sản xuất công nghiệp giữ nhịp tăng trưởng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Lần đầu tiên, Chính phủ ban hành...

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 14/CĐ-TTg Về tổ chức đoàn công tác của các Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Công điện gửi các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang...

Bộ Công Thương nêu giải pháp ứng phó căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Theo Bộ Công Thương, kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên ba xu hướng rõ rệt, đó là “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho...

Tối 11-2, giá vàng đồng loạt giảm chóng mặt

Cả giá vàng trong nước và thế giới đều đồng loạt lao dốc vào cuối ngày, riêng vàng miếng SJC "bốc hơi" 2,6 triệu đồng trong 1 ngày. Cuối ngày 11-2, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp như SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, DOJI niêm yết mua vào 88 triệu đồng/lượng, bán ra 90,5 triệu đồng/lượng, giảm thêm 700.000 đồng so với buổi trưa và giảm tới 2,6 triệu đồng/lượng so với mức kỷ lục 93,1 triệu...

Phát triển nhà ở xã hội: Cần thêm sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, nguồn vốn

Theo chuyên gia, việc Nhà nước không đầu tư mà để doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội là chủ trương rất đúng bởi Nhà nước đã hỗ trợ thông qua miễn giảm thuế đất và có chính sách để cho vay lãi suất thấp. Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở bình dân vẫn còn thiếu, đặc biệt là khi các luật, chính sách mới liên quan đến nhà ở xã hội đã có hiệu lực thi hành,...

Sửa thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn

Câu chuyện giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân một lần nữa lại nóng lên khi có tới 16 bộ và địa phương đồng loạt đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp rưỡi so với hiện nay với lý do mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu. Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng việc dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế sẽ được Quốc...

Dòng vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp xanh

Các "tổ xanh" được hình thành ngày càng nhiều hơn - chính là vùng "đất lành" để thu hút ngày càng nhiều hơn các "đại bàng" FDI chất lượng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đăng ký trong lĩnh vực bất động sản năm 2024 đã đạt hơn 6,3 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2023, trong đó mảng bất động sản khu công nghiệp và hậu cần là phân khúc được các nhà đầu tư...

Giá USD ngân hàng vượt 25.600 đồng, cao chưa từng có

Tỷ giá USD hôm nay 11/2/2025 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD bán ra tại các ngân hàng tăng vượt 25.600 đồng/USD, mức cao nhất lịch sử. Hôm nay (11/2), tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD ngày 11/2 là 24.522...

Ngư dân Vân Đồn ra khơi đón “lộc biển” đầu năm

Sau những ngày vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ bên gia đình, ngư dân Vân Đồn lại hối hả ra khơi đón “lộc biển” đầu năm mới. Tại Cảng cá Cái Rồng, các tàu thuyền đánh bắt nối đuôi nhau ra khơi, mang theo niềm hy vọng về một năm mới mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, thuyền về bến an toàn. Huyện Vân Đồn hiện có tổng số 1.335 tàu cá, trong đó có 75 tàu cá...

Giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng, mức nào phù hợp?

Mức giảm trừ gia cảnh không thể đồng nhất một con số như hiện nay mà cần phải theo khu vực, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương, khu vực đó. Nhưng căn cứ cơ sở nào để tính toán con số phù hợp? Việc sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân đang được Bộ Tài chính thực hiện dự thảo là điều rất cần thiết, mặc dù lẽ ra điều này cần phải làm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất