Powered by Techcity

Năm 2025, phấn đấu thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 4-6%

Trong năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu khoảng 5-7%, trong đó xuất nhập khẩu tăng từ 4 -6%.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

Thực hiện 03 đột phá chiến lược, 06 nhiệm vụ trọng tâm

Theo Chỉ thị, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường. Hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, chiến tranh thương mại, phân tách chuỗi cung ứng, trừng phạt về kinh tế, chạy đua về khoa học công nghệ ngày càng gia tăng. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, còn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức.

Trong nước, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Thế và lực của đất nước sau gần 40 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn cả về quy mô và sức cạnh tranh; tình hình chính trị – xã hội và kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo; nhiều dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia đưa vào khai thác; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là việc hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân khoảng 4-6% (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga – Ucraina, dải Gaza, Biển Đỏ, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, tình hình lạm phát, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, xu hướng dịch chuyển dòng vốn, chuỗi cung ứng toàn cầu, các xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh mạng… tác động trực tiếp, nhiều mặt đến Việt Nam…

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025.

Chỉ tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn. Trong đó, tập trung cân đối các chỉ tiêu chủ yếu phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm dự báo khả năng thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030.

Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2025 bảo đảm thống nhất với mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương và những định hướng lớn, gồm:

Tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; điều hành đồng bộ, thống nhất các chính sách vĩ mô, phối hợp chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa các chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư, thương mại và các chính sách khác để thực hiện nhất quán mục tiêu xuyên suốt là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển đồng bộ các loại thị trường; đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, rà soát chính sách pháp luật để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, cảng biển và sân bay.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại 03 lĩnh vực trọng tâm về đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng. Cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

Tiếp tục phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng thương mại điện tử, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu… Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực. Phát triển kinh tế biển, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển…

Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, 03 đột phá chiến lược, 06 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phù hợp với khả năng thực hiện; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, phát huy tính tự lực, tự cường của các cơ quan, đơn vị, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch đầu tư công; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, được lượng hóa rõ ràng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, 03 đột phá chiến lược, 06 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phù hợp với khả năng thực hiện; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, phát huy tính tự lực, tự cường của các cơ quan, đơn vị, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KTXH và kế hoạch đầu tư công; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, đồng thời phải được lượng hóa rõ ràng như: số km đường cao tốc; số văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, xây dựng, hoàn chỉnh; thủ tục hành chính được rút gọn; biên chế được tinh giản…

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu khoảng 5-7%

Đối với nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, Chỉ thị nêu rõ, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng tối thiểu khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách), mức tăng trưởng tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa bàn trên cơ sở có tính đến cả yếu tố tăng cường quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất), số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Dự toán chi ngân sách nhà nước sát khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau.

Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập; Kinh phí về chế độ tiền lương mới, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) và Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN; xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện phân bổ trước ngày 31 tháng 12, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau. Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2025. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ý về chi đầu tư phát triển: Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2025 bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31 tháng 12 năm 2024; khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, giao vốn nhưng không phân bổ hết nguồn vốn được giao, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.

Chỉ thị cũng nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương căn cứ vào chế độ tiền lương, lương hưu, trợ cấp đối với người có công, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện trong năm 2024 để rà soát, lập dự toán cho năm 2025, chi tiết quỹ lương, các khoản đóng góp, các chính sách, chế độ chi cho con người, kèm theo mức tăng, giảm cụ thể; các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế (nếu có).

Cùng với đó, Chỉ thị của Thủ tướng cũng yêu cầu việc xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương năm 2025.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất nhập khẩu tăng đột phá ở nhiều thị trường trọng điểm

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thị trường đối tác như: Hoa Kỳ, Indonesia, Philippines... tăng trưởng đột phá, lập nhiều kỷ lục mới. Kim ngạch xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/1/2025 cho biết, tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng...

Tăng tốc trong năm then chốt của nhiệm kỳ

Năm 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Quảng Ninh trong việc hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, qua đó tạo ra những bứt phá, tạo đà cho nhiệm kỳ mới, sẵn sàng cùng cả nước hiện thực hóa khát vọng phát triển trong kỷ nguyên mới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, toàn tỉnh đang quyết tâm, quyết liệt triển...

Kỳ vọng đầu tư công, đầu tư tư nhân và xuất nhập khẩu duy trì tăng

Dự báo kinh tế 2025, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) kỳ vọng những động lực quan trọng như: Đầu tư công, đầu tư tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì đà tăng tích cực. Thời gian qua, các dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đều cho thấy sự đồng thuận về tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, với...

Du lịch Quảng Ninh: Năm mới, kỳ vọng mới

Năm 2024 đi qua, Quảng Ninh đã cán đích mục tiêu kỷ lục 19 triệu lượt khách với nỗ lực vượt mình của nhiều doanh nghiệp du lịch, địa phương. Năm nay, du lịch tỉnh nhà phấn đấu đón 20 triệu lượt khách, con số không quá cao cho thấy dự đoán về sự ổn định thị trường sau giai đoạn phục hồi do dịch bệnh và thiên tai… Theo đánh giá của ngành du lịch, lượng khách đến với...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về...

Sáng 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào. Tham dự Kỳ họp có Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam...

Quan hệ Việt Nam-Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững

Đại sứ Cuba nhấn mạnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững, đặc biệt, Cuba đang thực hiện những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng ông Rogelio Polanco Fuentes...

Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam

Việt Nam xác định quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ. Chủ tịch Quốc hội Trần...

Bất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnh

Hiệp hội các công ty lữ hành Nga cho biết Việt Nam là điểm đến truyền thống phổ biến cho khách du lịch nghỉ dưỡng biển của Nga, đặc biệt là từ các vùng Ural, Siberia và Viễn Đông. Lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam trong năm 2024 đã tăng 84,9%, đạt 232.300 lượt khách, bất chấp vẫn thiếu các chuyến bay thẳng và thuê bao từ các khu vực. Mặc dù lượng khách du lịch Nga đến Việt...

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Lào đoàn kết, nhất trí, nỗ lực đầu tư, vươn lên phát triển mạnh mẽ

Chiều 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và tham dự Kỳ họp lần thứ 47, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 với chủ đề “Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng”. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ,...

Cùng chuyên mục

Ngành điều và kỷ lục mới về xuất khẩu

Năm 2024, xuất khẩu hạt điều đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD. Con số này vượt kỷ lục mà ngành hàng đã đạt được là 3,63 tỷ USD vào năm 2021. Ghi nhận mức kỷ lục mới Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2024 đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và...

Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vững vàng tiến tới cột mốc xuất khẩu gần 4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023. Các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu... là những địa phương đi đầu, đóng góp từ 800 - 900 triệu USD cho tổng kim ngạch xuất...

Giá vàng nhẫn tăng cao

Sáng nay (9/1), giá vàng nhẫn tăng mạnh, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng và tiếp tục duy trì ở mức cao hơn giá vàng miếng SJC. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn tròn 84,7 - 85,9 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 300.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua - bán so với sáng qua. Tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 84,5 -...

Nhộn nhịp sắm Tết trên chợ mạng

Mua sắm online đã trở thành thói quen của một bộ phận người tiêu dùng, sắm Tết online cũng ngày càng phổ biến - từ bánh mứt, hoa quả đến đồ trang trí thậm chí những mặt hàng tưởng không bán qua mạng nay cũng có thể… ship. Từ đầu tháng 1, chợ mạng đã bắt đầu nhộn nhịp, từ trang bán hàng online tới các sàn thương mại diện tử đã thay đổi giao diện mới với màu sắc...

TP Cẩm Phả giao khu vực nuôi biển cho 58 hộ gia đình, cá nhân

Chiều 9/1, UBND thành phố Cẩm Phả đã tổ chức trao quyết định giao khu vực nuôi biển cho 58 hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn các phường Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thuỷ, Cẩm trung, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Tây, Cẩm Sơn. Đây là những hộ dân được trao quyết định giao khu vực nuôi biển đợt 1. Theo đó, hạn mức mặt nước cấp phép cho các hộ dân nuôi...

Phường Nam Khê (TP Uông Bí) được công nhận là vùng “An toàn dịch bệnh động vật”

Sáng 9/1, tại TP Uông Bí, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị công bố chứng nhận vùng “An toàn dịch bệnh động vật” cho phường Nam Khê. Sau khi được trao giấy chứng nhận vùng “An toàn dịch bệnh động vật”, hàng năm phường Nam Khê sẽ tiếp tục duy trì tốt điều kiện an toàn dịch bệnh, quản lý 100% số hộ nuôi chó trên địa bàn có sổ khai báo nuôi chó theo quy định. Tổ chức tiêm...

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đặt mục tiêu 8 tỷ USD

Với nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế, năm 2025 ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2024. Thị trường nhiều thuận lợi Nội dung này được ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chia sẻ tại Hội nghị giới thiệu triển lãm và hội thảo quốc tế lần thứ 7, chuyên ngành công nghệ sản xuất và chế biến rau, hoa...

Giá xăng vượt 21.000 đồng một lít

Giá xăng, dầu cùng tăng 90-490 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng 270 đồng, lên 21.010 đồng một lít. E5 RON 92 thêm 380 đồng, ở mức 20.430 đồng. Tương tự, các mặt hàng dầu tăng 90-490 đồng một lít. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 490 đồng, lên 19.240 đồng. Dầu hỏa và mazut...

Lực đẩy nào cho sản xuất công nghiệp năm 2025?

Năm 2025, Bộ Công Thương đề xuất nâng chỉ tiêu tăng trưởng trong công nghiệp, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp phấn đấu tăng khoảng 9-10% so với năm 2024. Sản xuất công nghiệp năm 2024 vượt chỉ tiêu Năm 2024 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế đất nước. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung năm 2024, chỉ số sản xuất toàn...

Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Bảo hiểm Bảo Việt

Ngày 9/1, tại TP Cẩm Phả, Công ty Bảo Việt Đông Bắc thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) tổ chức Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Tập đoàn Bảo Việt 15/1 (1965-2025) và 8 năm thành lập Công ty Bảo Việt Đông Bắc 1/6 (2017-2025). Sau 60 năm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Tập đoàn Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất