Powered by Techcity

Mỳ ăn liền từ Việt Nam ngày càng chinh phục thị trường Nhật Bản

Tại chợ thực phẩm châu Á ở Tokyo, mỳ ăn liền có in chữ nước ngoài trên bao bì được đặt ở vị trí nổi bật gần lối vào, trong đó nổi bật là các thương hiệu mỳ quen thuộc của Việt Nam như Hảo Hảo, Omachi.

My an lien tu Viet Nam ngay cang chinh phuc thi truong Nhat Ban hinh anh 1
Mỳ ăn liển sản xuất tại Việt Nam chất đầy các kệ hàng tại một cửa hàng thực phẩm ở thủ đô Tokyo. (Ảnh: Nguyễn Tuyến/TTXVN)

Thị trường Nhật Bản, nơi được coi là quê hương của mỳ ăn liền, đang ngày càng mở rộng cửa với các thương hiệu mỳ ăn liền của các nước châu Á, trong đó đáng chú ý là Việt Nam.

Mỳ ăn liền được sản xuất lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1958. Momofuku Ando, người sáng lập Nissin Foods, nảy ra ý tưởng này khi Nhật Bản đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lương thực sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Công ty ra mắt sản phẩm mỳ cốc đầu tiên trên thế giới vào năm 1971. Khi có nhiều hương vị khác nhau phù hợp với từng thị trường, mỳ ăn liền đã lan rộng khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, Nhật Bản, với ngành sản xuất mỳ ăn liền hùng mạnh, đương nhiên trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này. Các tập đoàn sản xuất mỳ ăn liền hàng đầu của Nhật Bản với nhiều lợi thế đã mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nhiều thương hiệu mỳ ăn liền phổ biến tại Việt Nam là sản phẩm của các tập đoàn thực phẩm Nhật Bản liên doanh với Việt Nam như mỳ Hảo Hảo, mỳ Đệ Nhất của Tập đoàn Acecook Việt Nam… Trong khi mục tiêu đầu tiên là hướng đến người tiêu dùng Việt Nam, giờ đây một số tập đoàn đã bắt đầu nhập khẩu các sản phẩm này trở lại Nhật Bản.

Xu hướng này bùng phát trong thời kỳ đại dịch khi người Nhật không thể đi du lịch nước ngoài, đã chọn hương vị mỳ ăn liền của một số nước châu Á, trong đó đáng chú ý là hương vị Việt Nam dưới dạng mỳ ăn liền có thể nấu trong vòng chưa đầy 5 phút.

Nhận thấy xu hướng này, các công ty Nhật Bản sản xuất mỳ ăn liền ở nước ngoài cho các thị trường khác đã bắt đầu nhập khẩu trở lại Nhật Bản.

Acecook vào Việt Nam từ năm 1993 và hiện là nhà sản xuất mỳ ăn liền lớn nhất tại Việt Nam với thị phần khoảng 40%. Năm 2018, công ty bắt đầu nhập khẩu và bán toàn bộ sản phẩm mỳ Hảo Hảo sản xuất tại Việt Nam tại Nhật Bản.

Đại diện Acecook cho biết: “Nhu cầu đối với thực phẩm châu Á đích thực đang tăng lên thay vì các sản phẩm phù hợp với khẩu vị người Nhật.” Do sự nổi tiếng của Hảo Hảo, công ty sẽ bắt đầu nhập khẩu Mỳ Lẩu Thái từ tháng 11.

Tại chợ thực phẩm châu Á ở quận Shin-Okubo, Tokyo, mỳ ăn liền có in chữ nước ngoài trên bao bì được đặt ở vị trí nổi bật gần lối vào, trong đó nổi bật là các thương hiệu mỳ quen thuộc của Việt Nam như Hảo Hảo, Omachi, Cung đình,…

Các sản phẩm từ Đông Nam Á đang có mức tăng trưởng đáng kể, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam đạt tổng cộng khoảng 500 triệu yen vào năm 2022, gấp 5,6 lần so với năm 2017.

My an lien tu Viet Nam ngay cang chinh phuc thi truong Nhat Ban hinh anh 2
Một thùng phở gà Cung Đình được một cửa hàng thực phẩm ghi giá bán 2.380 yen/thùng (khoảng 399.000 đồng). (Ảnh: Phạm Tuân/TTXVN)

Acecook ban đầu nhắm đến việc bán hàng cho người Việt Nam sống ở Nhật Bản, nhưng người tiêu dùng Nhật Bản cũng bắt đầu mua hàng. Đến năm 2022, doanh thu hằng năm đã tăng gấp ba lần. Gần đây, công ty nhận được nhiều yêu cầu từ các cửa hàng thực phẩm nhập khẩu lớn.

Chị Đỗ Thị Thương, một chủ cửa hàng thực phẩm châu Á tại phố Okubo, chia sẻ khách hàng mua mỳ ăn liền Việt Nam là những người Việt sinh sống tại Nhật Bản và những người Nhật Bản có chồng hoặc vợ là người Việt Nam.

Theo chị, hai loại mỳ được ưa chuộng nhất là mỳ Hảo Hảo và mỳ Omachi, trong đó đặc biệt là mỳ Hảo Hảo. Mỳ Hảo Hảo được nhiều khách hàng Nhật Bản chọn mua nhất không chỉ vì hương vị của loại mỳ này mà còn là vì khách hàng Nhật thích gói gia vị trong mỳ Hảo Hảo. Ngoài ra, mỳ Hảo Hảo đã từng được giới thiệu trong một bản tin thời sự của truyền hình Nhật Bản nên còn được gọi là “mỳ quốc dân,” có độ nhận diện sản phẩm tại Nhật Bản cao hơn so với các thương hiệu mỳ ăn liền khác của Việt Nam.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, ông Tạ Đức Minh, cho biết trong thời gian qua, các công ty của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam khai thác thị trường thực phẩm tại Việt Nam và các sản phẩm đó đã trở thành những sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Gần đây, số lượng người Việt Nam sang sinh sống tại Nhật Bản gia tăng, hiện vào khoảng 500.000 người.

Đi theo cộng đồng người Việt, các sản phẩm mỳ ăn liền tại Việt Nam vào Nhật Bản theo con đường không chính thức. Tuy nhiên, đến giai đoạn dịch COVID-19, mỳ ăn liền không thể đi theo con đường không chính thức này để vào Nhật Bản.

Cùng với việc gia tăng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu, những sản phẩm mỳ ăn liền do các tập đoàn Nhật Bản đầu tư sản xuất tại Việt Nam đã được nhập khẩu ngược trở lại thị trường Nhật Bản, trước hết phục vụ cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản. Điều này cũng đồng thời làm cho các sản phẩm Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến với người Nhật Bản.

Văn hóa của Việt Nam cũng như món ăn của Việt Nam càng ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản. Người Nhật cũng muốn đa dạng thực đơn, thay đổi khẩu vị thường xuyên của mình, không chỉ giới hạn ở món ăn Nhật mà họ muốn mở rộng sang các món ăn của nhiều nước khác trong đó có Việt Nam.

Ngoài ra, thói quen tiêu dùng của người Nhật Bản là thường sử dụng các món ăn tiện lợi cho các bữa ăn sáng hoặc là những bữa ăn nhanh. mỳ ăn liền Việt Nam là một trong những lựa chọn này. Các loại mỳ ăn liền như mỳ Hảo Hảo, mỳ ăn liền hương vị tôm được nhiều người Nhật ưa chuộng.

Cùng với hoạt động quảng bá tích cực của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản trong năm qua, ngày càng có nhiều người Nhật Bản biết đến các sản phẩm của Việt Nam cũng như biết đến chất lượng sản phẩm của Việt Nam đã định vị tại Nhật Bản, thúc đẩy người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm và thưởng thức món ăn Việt Nam.

Theo ông Tạ Đức Minh, người Nhật Bản khá ưa chuộng ẩm thực Việt Nam vì vậy mỳ ăn liền của Việt Nam cũng là một cách để họ có thể thưởng thức những hương vị của Việt Nam theo cách tiện lợi nhất.

Theo ước tính của Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới, đại dịch COVID-19 hạn chế đi ăn ngoài đã đẩy nhu cầu mỳ ăn liền toàn cầu lên mức kỷ lục 121,2 tỷ khẩu phần vào năm 2022, tăng 2,6% so với năm 2021.

My an lien tu Viet Nam ngay cang chinh phuc thi truong Nhat Ban hinh anh 3
Mỳ Cung Đình – thương hiệu mỳ ăn liền Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản. (Ảnh: Phạm Tuân/TTXVN)

Thị trường Trung Quốc-Hongkong vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong ước tính năm 2022 của hiệp hội, tiếp theo là Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản.

Thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy nhập khẩu mỳ ăn liền của nước này từ các khu vực khác ở châu Á đạt khoảng 8,6 tỷ yen (khoảng 57,6 triệu USD) vào năm 2022, gấp 3,1 lần con số năm 2017.

Mỳ ăn liền, một loại thực phẩm ăn nhanh toàn cầu ra đời ở Nhật Bản cách đây hơn 6 thập kỷ, đang trở lại thị trường nội địa dưới dạng hàng nhập khẩu và được người tiêu dùng Nhật Bản yêu thích. Ngày càng có nhiều thương hiệu mỳ ăn liền nổi tiếng sản xuất ở nước ngoài, trong đó đặc biệt là các loại mỳ ăn liền sản xuất tại Việt Nam, xuất hiện tại các cửa hàng thực phẩm lớn ở Nhật Bản.

Giờ đây, thật dễ dàng khi tìm mua mỳ tôm Hảo Hảo, mỳ Omachi, mỳ Cung Đình… tại Nhật Bản vì hầu như cửa hàng thực phẩm châu Á nào cũng có và luôn được trưng bày ở những khu vực tiện lợi nhất cho khách mua hàng./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao chuyến tàu xuyên Việt có giá tour hơn 200 triệu đồng mỗi khách?

Ngoài tiện nghi "độc bản", du khách đi tàu được trải nghiệm văn hóa lịch sử Việt Nam "từ quá khứ hào hùng đến hiện tại năng động" trong 8 ngày đi dọc Bắc Nam. SJourney là chuyến tàu hạng sang do một số chủ đầu tư - đại diện là PYS Travel - hợp tác với Đường sắt Việt Nam thực hiện, ra mắt từ tháng 12. Hành trình của chuyến tàu dài 8 ngày 7 đêm, qua các...

Đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới

Hòa Bình là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách những điểm đến đẹp nhất thế giới được tạp chí du lịch danh tiếng Condé Nast Traveller (CNTraveller) công bố mới đây. Danh sách được tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ công bố hôm 26/12 bao gồm 71 điểm đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm nay, Hòa Bình là đại diện duy nhất của Việt Nam được...

Năm đón khách siêu giàu của du lịch Việt

Các tỷ phú từ Mỹ, Ấn Độ đến Việt Nam ngày càng nhiều, không chỉ mang đến lợi ích kinh tế mà còn đặt ra bài toán nâng cao chất lượng dịch vụ cho ngành du lịch. Năm 2024 chứng kiến nhiều người thuộc giới siêu giàu thế giới tới Việt Nam du lịch. Tháng 3, tỷ phú Bill Gates cùng bạn gái dành 4 ngày ở Đà Nẵng, chơi tennis và lưu trú trong khu nghỉ dưỡng biệt lập...

HSBC: Việt Nam trở lại là “ngôi sao” tăng trưởng của ASEAN

HSBC nhận định kinh tế Việt Nam không ngừng phục hồi trong cả năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế vươn lên mức 6,9% và 7,4% trong quý 2 và quý 3, nâng dự báo tăng trưởng cả năm 2024 từ 6,5% lên 7%. Việt Nam đã trở lại là “ngôi sao tăng trưởng” của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là nhận định của ngân hàng HSBC khi đánh giá tình hình phát triển...

Việt Nam vẫn là đối tác có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Singapore lớn nhất

Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tháng 11 tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực (tăng 31,32%), qua đó giữ vững tốc độ tăng trưởng 11 tháng của năm 2024 ở mức 32,11% so với cùng kỳ 2023. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết tình hình thương mại trong tháng 11/2024 của nước này với thế giới thể hiện tín hiệu tích cực khi cả ba chỉ tiêu là tổng kim ngạch...

Cùng tác giả

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Thủ tướng yêu cầu sắp xếp các đơn vị, cơ quan phù hợp với tính chất đặc thù của lực lượng Quân đội, Công an; giảm khâu trung gian, giảm thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền cho cơ sở. Chiều 30/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ...

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt trí thức, nhà khoa học

Sáng 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt 200 đại biểu trí thức, nhà khoa học có nhiều thành tích, đóng góp, đang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, giáo dục và đào tạo trên toàn quốc. Chúng tôi trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt: “Thưa các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo các ban, bộ, ngành,Thưa các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Lào Saleumxay Kommasith

Hai bên đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước thời gian qua. Quan hệ chính trị ngày càng gắn bó bền chặt và tin cậy cao. Chiều 30/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Saleumxay Kommasith nhân dịp thăm làm việc tại Việt Nam. Tại...

Đông Triều: Khai mạc hội chợ thương mại, triển lãm và khai trương mô hình kinh tế đêm

Tối 30/12, tại khu du lịch Quảng Ninh Gate, thành phố Đông Triều và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức khai mạc hội chợ thương mại, triểm lãm và khai trương mô hình kinh tế đêm. Đây là một trong chuỗi sự kiện chào mừng thành lập thành phố Đông Triều. Sự kiện được diễn ra từ ngày 30/12/2024 đến hết ngày 2/1/2025, thu hút hơn 120 gian hàng với hơn 1.000 sản phẩm về khoa học công nghệ,...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ văn nghệ sỹ sẽ chiếm lĩnh những đỉnh cao mới

Tổng Bí thư đề nghị gia tăng mạnh mẽ đóng góp, cống hiến của đội ngũ văn nghệ sỹ trong thực hiện các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước. Chiều 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại biểu văn nghệ sỹ toàn quốc. Cùng dự Hội nghị có đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ...

Cùng chuyên mục

Đông Triều: Khai mạc hội chợ thương mại, triển lãm và khai trương mô hình kinh tế đêm

Tối 30/12, tại khu du lịch Quảng Ninh Gate, thành phố Đông Triều và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức khai mạc hội chợ thương mại, triểm lãm và khai trương mô hình kinh tế đêm. Đây là một trong chuỗi sự kiện chào mừng thành lập thành phố Đông Triều. Sự kiện được diễn ra từ ngày 30/12/2024 đến hết ngày 2/1/2025, thu hút hơn 120 gian hàng với hơn 1.000 sản phẩm về khoa học công nghệ,...

Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ 1/7/2025

Từ 1/7 năm sau, mã số thuế hiện hành sẽ không còn sử dụng mà thay bằng số định danh cá nhân. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 86, quy định về đăng ký thuế, thay thế Thông tư 105, có hiệu lực từ 6/2/2025. Theo đó, mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh sẽ được sử dụng đến hết 30/6/2025. Kể từ 1/7/2025, số định danh cá nhân...

Giá thịt heo tăng đột biến trước Tết

Giá thịt heo tại chợ tăng mạnh, sườn non 190.000 đồng một kg, nạc nọng 220.000 đồng, tăng 18-25% so với tuần trước. Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2025, thị trường thịt heo đang chứng kiến đợt tăng giá mạnh, trái ngược với xu hướng giảm vào năm ngoái. Sự gia tăng này do nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong khi nguồn cung gặp khó khăn. Khảo sát tại TP HCM cho thấy, giá...

Năm 2024, nông sản của Quảng Ninh được tiêu thụ ổn định

Chiều 30/12, Sở NN&PTNT trì chủ tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, ATTP, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024. Tỉnh Quảng Ninh có 27.999 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, trong đó 598 cơ sở quy mô doanh nghiệp và 27.401 cơ sở quy mô nông hộ. Trong năm 2024, các...

Đông Triều: Khởi công, gắn biển công trình chào mừng thành lập thành phố

Nằm trong chuỗi các sự kiện, hoạt động chào mừng Lễ công bố thành lập thành phố và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất, chiều ngày 30/12, thành phố Đông Triều tổ chức gắn biển công trình tuyến đường kết nối Quốc lộ 18 (QL18) với đường ven sông và khởi công dự án đầu tư xây dựng mới trường THCS Hồng Thái Đông. Tuyến đường kết nối QL18 với đường ven sông có chiều dài tuyến hơn...

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2025

Từ tháng 1/2025, một loạt các chính sách kinh tế quan trọng sẽ có hiệu lực như: Quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; Chính sách thuế mới... Quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng Nghị định số 158/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Theo đó, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón,...

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng và năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 26-27 tỷ USD, tăng thêm 3 tỷ USD so với năm 2023. Theo Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách...

Giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của ngành dừa

Với diện tích gần 200.000ha, ngành dừa Việt Nam đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh duyên hải miền trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dừa chỉ đạt 180 triệu USD thì đến năm 2023 đã đạt hơn 900 triệu USD. Năm 2024, ngành dừa kỳ vọng vượt kim ngạch một tỷ USD, mở ra giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Dừa hiện là một trong...

Quảng Ninh: Trên 68.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng của bão số 3 được giảm lãi suất

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND ngày 27/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn từ nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Ninh nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của bão số 3. Theo đó, toàn bộ khách hàng vay vốn các chương trình từ nguồn vốn ngân sách địa...

Lãi suất huy động tiếp tục tăng, nhóm Big 4 có diễn biến lạ

Lãi suất huy động các ngân hàng tiếp tục tăng vào những ngày cuối cùng của năm nay. Tuy nhiên, lãi suất tại nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (Big 4) diễn biến trái chiều. Nhóm Big 4 ngược chiều lãi suất Theo thống kê, có hơn 10 ngân hàng tăng lãi suất huy động từ đầu tháng 12 đến nay gồm: Techcombank, BVBank, CB, Dong A Bank, VPBank, VIB, OCB, MSB, GPBank, TPBank, ABBank và IVB... Trong đó, ABBank...

Tin nổi bật

Tin mới nhất