Powered by Techcity

Mục tiêu tăng trưởng 8%: Quyết tâm lớn và những thách thức không nhỏ

Mục tiêu tăng trưởng 8% là một quyết tâm lớn của Chính phủ và cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, từ việc hoàn thiện chính sách, tháo gỡ “điểm nghẽn” cho doanh nghiệp.

Với kịch bản tăng trưởng tham vọng, các chỉ tiêu tương ứng tăng trưởng khu vực công nghiệp-xây dựng khoảng 9,5% trở lên, dịch vụ tăng 8,1% trở lên và nông, lâm, thủy sản tăng 3,9% trở lên. (Ảnh: Vietnam+)

Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa qua đã thảo luận về Đề án bổ sung mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với con số tăng trưởng đầy tham vọng 8% trở lên.

Mục tiêu này thể hiện quyết tâm lớn của Chính phủ trong việc tạo đà cho giai đoạn phát triển bứt phá tiếp theo, song cũng đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và quyết liệt.

Quyết tâm bứt phá quyết liệt

Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình về Đề án với mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên. Mục đích nhằm góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài, bắt đầu từ năm 2026.

Điểm nhấn được vị Tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh là tăng trưởng nhanh song phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn đồng thời phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng an ninh.

Với kịch bản tăng trưởng tham vọng này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết các chỉ tiêu tương ứng tăng trưởng khu vực công nghiệp-xây dựng khoảng 9,5% trở lên (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% trở lên), dịch vụ tăng 8,1% trở lên và nông, lâm, thủy sản tăng 3,9% trở lên. Cùng với đó, các khu vực kinh tế tăng trưởng cao hơn khoảng 0,7-1,3% so với năm 2024.

Bên lề kỳ họp Quốc hội ngày 12/2, đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội) hoan nghênh Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng thể hiện quyết tâm ngay từ đầu năm.

Bên cạnh đó, ông Hiếu cho hay trong các trình bày của Thủ tướng tại kỳ họp Quốc hội đã không dùng từ “phấn đấu” mà thay vào đó là “bứt phá quyết liệt.”

Vì vậy, ông Hiếu cho rằng việc đặt mục tiêu tăng trưởng 8% thể hiện rõ nét hơn quyết tâm của Chính phủ và Trung ương.

“Việc đặt mục tiêu tăng trưởng được thể hiện rõ nét hơn bằng con số 8% một năm và rất là hoan nghênh,” ông Hiếu chia sẻ.

Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu này không hề dễ dàng. Và, ông Hiếu nhấn mạnh lần nữa rằng khi đặt mục tiêu này cũng sẽ cần thiết phải sửa và điều chỉnh một số chỉ tiêu khác. Đặc biệt, các chỉ tiêu về trần nợ công, về tài khóa, tiền tệ hiện chưa có những thay đổi tương ứng thì mục tiêu này khó có thể thực hiện được.

Thách thức lớn và lợi ích kép

Khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% là một thách thức lớn. Tuy nhiên, ông Phan Đức Hiếu cho rằng nếu đạt được, nó sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho đất nước.

“Nếu chỉ tiêu trên đạt được sẽ rất tốt. Vì, thứ nhất là sự đóng góp chung vào thành công của cả giai đoạn sắp tới. Thứ hai là tạo ra nền tảng vật chất và cả phi vật chất cho nền kinh tế,” ông Hiếu trao đổi.

Phân tích kỹ hơn, ông Phan Đức Hiếu cho biết nền tảng vật chất là mức tăng trưởng với những con số cụ thể về tài chính. Nền tảng phi vật chất là những yêu cầu cải cách cần thiết để đạt được mục tiêu này.

Dù không đưa ra giải pháp cụ thể, song ông Hiếu cho biết mong muốn Chính phủ thể hiện rõ hơn các giải pháp mới để đạt được mục tiêu tăng trưởng thêm 1%. Ông nhấn mạnh các giải pháp của Quốc hội và Chính phủ hiện tại vẫn còn nguyên hiệu lực, do đó cần có những giải pháp mới, sáng tạo để tạo thêm động lực tăng trưởng.

“Các giải pháp mới này cần phải thể hiện được những điểm khác biệt so với các Nghị quyết trước đây hoặc là những thay đổi trong chính sách hiện hành. Và, nội dung trong tờ trình của Chính phủ về những điểm mới này còn hơi mờ, cần được làm rõ hơn để tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong cả hệ thống,” ông Hiếu đề xuất.

Bên cạnh đó, ông Hiếu cho rằng Chính phủ nên xây dựng một giải pháp tổng thể mang tính chất kích thích kinh tế. Vì, để tăng 1% GDP-các nước thường sẽ có các gói kích thích chính sách. Các gói kích thích này không nhất thiết phải được gọi tên một cách chính thức, có thể là một nhóm các chính sách hỗ trợ thúc đẩy tiêu dùng, sản xuất-kinh doanh và xuất khẩu.

“Giải pháp chính sách không có gì tốt hơn là về thuế. Nghĩa là tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp. Một là cải cách thuế thu nhập cá nhân để tăng thu nhập khả dụng cho người dân, từ đó thúc đẩy tiêu dùng. Hai là rà soát lại tất cả các chính sách thuế đối với doanh nghiệp. Nếu thực sự chưa cần thiết, chúng ta không nên tăng thuế,” ông Hiếu kiến nghị.

Bên cạnh đó, ông Hiếu cho rằng cần nhanh chóng rà soát và chỉnh sửa ngay các quy định làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm cho đồng vốn đầu tư không hiệu quả. Ông lấy ví dụ về việc ký quỹ trong một số hoạt động xuất nhập khẩu, như phế liệu giấy. Theo ông, mức ký quỹ hiện tại là quá cao và không còn phù hợp với tình hình thực tế khi phế liệu giấy đã trở thành vật liệu quý hiếm.

“Bây giờ, doanh nghiệp cần nhất sự hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là về thời gian. Đây đã là một sự hỗ trợ rất lớn,” ông Hiếu nói./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Mục tiêu tăng trưởng và nhiệm vụ của xuất nhập khẩu năm 2025

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt từ 8% trở lên đặt ra yêu cầu cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 12% trở lên. Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm...

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 14/CĐ-TTg Về tổ chức đoàn công tác của các Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Công điện gửi các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang...

Nỗ lực tối đa phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt 14%

Ngày 11/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị để nghe và cho ý kiến về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì. Theo báo cáo của UBND tỉnh, kịch bản tăng trưởng năm 2025 được xây dựng trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, căn cơ từng nguồn lực, từng nhân...

Đề xuất điều chỉnh tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Theo Tờ trình của Chính phủ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm...

Thách thức, khó khăn khi gameshow phát sóng trở lại

Nhiều gameshow sau thời gian hoãn đã trở lại nhưng vẫn không thể giữ được sức hút với khán giả, hiệu ứng truyền thông cũng không cao. Gameshow trở lại gặp muôn vàn khó khăn Từ một thời “chiếm sóng” trên các khung giờ vàng, nhưng nay các gameshow giải trí dường như đã mất dần vị thế, không còn đủ sức nóng để thu hút khán giả như trước. Loạt chương trình một thời bùng nổ trên truyền hình như Giọng...

Cùng tác giả

Khai hội đình Mi Sơn (Hải Hà)

Ngày 13/2, thị trấn Quảng Hà (Hải Hà) tổ chức khai hội đình Mi Sơn năm 2025. Đình Mi Sơn tên tự là “Linh Quang Từ”, thờ các vị đức vua, các vị quan lớn, thờ Thành Hoàng vạn cảnh canh giữ các cửa sông, cửa biển. Lễ hội đình Mi Sơn được diễn ra từ ngày 16 đến 20 tháng Giêng hàng năm, gồm phần lễ và phần hội. Điểm đặc sắc của lễ hội là phần rước từ đình...

Đại biểu Quốc hội: Giao việc, không trao quyền sẽ dẫn tới đùn đẩy trách nhiệm

Nhiều đại biểu đồng tình việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết "nút thắt" thể chế, đảm bảo rõ người, rõ việc để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Ngày 13/2, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ trong đó có nội dung về Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bên cạnh những ý kiến đóng góp cụ thể...

Xuất nhập khẩu tháng 1 đạt trên 63 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 63,25 tỷ USD, giảm 10,3% so với tháng 12/2024. Khối doanh nghiệp FDI đạt 42,64 tỷ USD Ngày 12/2, theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 63,25 tỷ USD, giảm 10,3% so với tháng 12/2024. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 33,19 tỷ USD, giảm 6,6% (tương ứng giảm 2,34 tỷ USD); nhập khẩu đạt 30,06 tỷ...

5 điểm đến tâm linh cho chuyến hành hương tìm kiếm bình an dịp Xuân mới

Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, những chuyến hành hương, du lịch tâm linh đầu Xuân mới đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống và gắn kết với di sản Việt Nam. Không chỉ là một chuyến thăm quan ngắm cảnh, với người Việt hành trình du Xuân thường mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc về việc cầu mong một năm mới bình an, khỏe mạnh và thịnh vượng. Ở...

Lễ giao, nhận quân năm 2025: Nhanh gọn, chặt chẽ, bảo đảm an toàn

Hoà trong khí thế năm mới 2025, sáng 13/2, hơn 2.190 thanh niên ưu tú của Vùng mỏ khoác lên mình quân phục, tự hào thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, sự tình nguyện, xung phong của các thanh niên, Lễ giao nhận quân năm 2025 trong toàn tỉnh diễn ra sáng 13/2 nhanh gọn, trang...

Cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu tháng 1 đạt trên 63 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 63,25 tỷ USD, giảm 10,3% so với tháng 12/2024. Khối doanh nghiệp FDI đạt 42,64 tỷ USD Ngày 12/2, theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 63,25 tỷ USD, giảm 10,3% so với tháng 12/2024. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 33,19 tỷ USD, giảm 6,6% (tương ứng giảm 2,34 tỷ USD); nhập khẩu đạt 30,06 tỷ...

Thiếu hụt lớn thịt lợn, thương lái lùng mua với giá cao ngất ngưởng

Thịt lợn đổ về chợ chỉ đáp ứng 50% nhu cầu cho thấy nguồn cung đang thiếu hụt lớn. Tại một số tỉnh, thành, thương lái đang lùng mua lợn hơi với giá cao ngất ngưởng. Thông tin từ Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đàn lợn tăng trưởng tốt. Thời điểm cuối năm 2024, tổng đàn lợn ở nước ta tăng lên ngưỡng 31 triệu con, đảm bảo nguồn cung. Trên thực tế, nguồn cung thịt lợn vẫn thiếu hụt, đẩy...

120 website ngừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số phối hợp với Tổng cục Thuế rà soát doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử ngừng hoạt động. Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đang phối hợp với Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) rà soát, yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ thương...

Để “theo kịp, tiến cùng và vượt lên” với ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiếp tục là xu thế tất yếu trong tương lai. Việt Nam với nhiều điểm lợi thế, đang nổi lên như một thị trường trọng điểm cho các nhà đầu tư công nghiệp bán dẫn lớn trên toàn cầu. Tuy nhiên, công nghiệp bán dẫn là ngành hết sức mới ở Việt Nam, đòi hỏi...

Mục tiêu tăng trưởng và nhiệm vụ của xuất nhập khẩu năm 2025

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt từ 8% trở lên đặt ra yêu cầu cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 12% trở lên. Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm...

Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Đến cuối năm 2024, Quảng Ninh có 403 sản phẩm OCOP của 13 địa phương đạt 3-5 sao. Thời gian qua, các địa phương luôn chú trọng nâng cao chất lượng, uy tín cho sản phẩm OCOP trên địa bàn. Những năm qua, các địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh đã chú trọng phát triển chương trình khoa học phục vụ xây dựng các sản phẩm OCOP. Riêng năm 2024, Sở KH&CN đã tham mưu triển khai...

Mỗi lượng vàng giảm thêm một triệu đồng

Các tiệm kim hoàn sáng nay giảm giá mua nhẫn trơn, vàng miếng cả triệu đồng, trong khi giá USD lên kịch trần và lập đỉnh mới. Sáng 12/2, giá vàng trong nước tiếp tục đi xuống sau pha biến động mạnh hôm qua. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua bán nhẫn trơn tại 86,7 - 89,7 triệu đồng, giảm 1,3 triệu ở chiều mua và 800.000 đồng chiều bán so với cuối ngày hôm qua....

Giá xăng dầu tăng vào ngày mai?

Theo các doanh nghiệp xăng dầu, trước biến động của giá dầu thế giới, giá xăng RON 95 và E5 RON 92 trong nước ngày mai (13/2) có thể tăng 100-200 đồng/lít. Ghi nhận trên thị trường thế giới sáng 12/2 (theo giờ Việt Nam) cho thấy, giá dầu WTI ở mốc 73,18 USD/thùng, tăng 1,2% (tương đương tăng 0,87 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 76,86 USD/thùng, tăng 1,3% (tương đương tăng 0,99 USD/thùng). Giá dầu tăng lên...

Dồi dào nguồn cung, ổn định giá hàng hoá sau Tết

Trái ngược với những năm trước đây là hàng hoá thường có xu hướng tăng giá sau Tết, năm nay, thị trường hàng hoá sau Tết dồi dào về nguồn cung, ổn định giá. Nguồn hàng dồi dào, nhiều chương trình khuyến mãi được triển khai Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, hiện tại, tại các siêu thị và các chợ trên địa bàn Hà Nội, tình hình hàng hoá sau Tết ổn định về giá và rất...

Đua nhau giảm giá trên livestream, nhà bán hàng online lo lắng trong cuộc đua xuống đáy

Các sàn thương mại điện tử sử dụng mã giảm giá là công cụ quan trọng để kích thích người dùng mua sắm, nhưng thực tế chi phí này lại đổ về phía nhà bán hàng. Ông Lê Thành Vân, CEO thương hiệu thời trang GUMAC, thừa nhận từng bị hấp dẫn bởi những phiên livestream "kỷ lục" của các KOL/KOCs cùng các danh hiệu như Nhà bán hàng xuất sắc nhất do sàn thương mại điện tử trao tặng. Tuy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất