Powered by Techcity

Mục tiêu phòng, chống ma túy cần phù hợp nguồn lực, khả năng thực thi

Phát biểu giải trình ý kiến các đại biểu, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang cho biết, trên cơ sở tổng kết, đánh giá, kế thừa các kết quả đạt được của Chương trình phòng chống ma túy các giai đoạn trước, cơ quan soạn thảo đã xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được trong giai đoạn tới sát với thực tiễn tình hình công tác và khả thi về nguồn lực bảo đảm.

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang phát biểu giải trình tại phiên họp chiều 13/11. (Ảnh: DUY LINH).

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, chiều 13/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.

Thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên là nhóm có nguy cơ cao

Tham gia thảo luận, đại biểu Lê Tất Hiếu (đoàn tỉnh Vĩnh Phúc) bày tỏ nhất trí cao về sự cần thiết của Chương trình. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định đối với người chưa sử dụng ma túy nhưng có nguy cơ cao về sử dụng ma túy vào chương trình.

Theo đó, đối tượng này là những thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người lao động. Đây phần nhiều là những đối tượng còn trẻ, đang trong quá trình hình thành nhân cách, hay đua đòi, dễ bị dụ dỗ, sa ngã. Do đó, muốn giảm tỷ lệ số người sử dụng ma túy thì Nhà nước, xã hội, nhà trường và gia đình cần có các biện pháp hữu hiệu để giám sát, quản lý chặt chẽ đối với các đối tượng này.

Tham gia thảo luận, đại biểu Lê Tất Hiếu (đoàn tỉnh Vĩnh Phúc) bày tỏ nhất trí cao về sự cần thiết của Chương trình. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định đối với người chưa sử dụng ma túy nhưng có nguy cơ cao về sử dụng ma túy vào chương trình.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc quản lý, giám sát đối với các đối tượng là trẻ em, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người lao động.

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, hiện nay ma túy diễn biến phức tạp, khó hơn trước nhiều và cũng thách thức toàn xã hội. Do đó, cần tập trung nhiều hơn, sâu sắc hơn việc phòng so với chống.

“Trong phòng chống, phải truyền thông, giáo dục và chú ý truyền thông không chỉ ở trường học mà còn ở công đoàn, cơ quan, công ty, đặc biệt là hội phụ nữ các cấp, hội người cao tuổi”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu.

Ngoài ra, đại biểu Đoàn Hà Nội cũng cho rằng, cần chú ý vấn đề ma túy khi sử dụng thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và loại khác…). Tất cả loại thuốc lá mới đều có nguy cơ là phương tiện sử dụng ma túy.

Tận dụng sức mạnh của công nghệ trong cuộc chiến với ma túy

Đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên (đoàn tỉnh Long An) cho rằng, dự án ứng dụng khoa học và công nghệ trong phòng, chống ma túy rất phù hợp, kịp thời với xu hướng chuyển đổi số, hiện đại hóa trong việc quản lý nhà nước, nhất là trong bối cảnh tình hình tội phạm ma túy ngày càng phức tạp, tinh vi.

Việc sử dụng công nghệ để khoanh vùng, tìm kiếm thông tin đối tượng theo thời gian, xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến kết nối dữ liệu quốc gia về dân cư liên quan đến người nghiện ma túy là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc đưa ra yêu cầu xem xét ngoài việc đầu tư xây dựng phần cứng, phần mềm theo dự thảo cần phải có giải pháp tăng cường việc ứng dụng công nghệ và triển khai hiệu quả.

Đối với dự án 6 trong dự thảo, đại biểu cho rằng việc tăng cường cung cấp dịch vụ can thiệp, điều trị cho người sử dụng ma túy, đặc biệt ma túy tổng hợp là cực kỳ cần thiết. Do đó, cần phải tăng cường từ tổ chức bộ máy các tuyến, đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực khoa học điều trị nghiện ma túy như liệu pháp tâm lý, can thiệp giảm tác hại, điều trị thay thế, điều trị cắt cơn và điều trị rối loạn tâm thần. Đây là những vấn đề lớn, cực kỳ quan trọng mà chưa được quan tâm đầu tư trong khi nhu cầu xã hội ngày càng nhiều.

Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) bày tỏ băn khoăn với chỉ tiêu giảm cung về ma túy. Về phấn đấu phát hiện, triệt phá 100% các điểm phức tạp về ma túy và các đối tượng bán lẻ, theo đại biểu Đoàn Trà Vinh, mục tiêu này quá cao và có thể khó đạt được. Đặc biệt trong bối cảnh các điểm, các đối tượng ma túy ngày càng tinh vi, dễ di chuyển mà tỷ lệ đặt ra 100% là khó đạt được, trừ khi có sự phối hợp thật tốt, chặt chẽ liên ngành, hiệu quả.

Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) bày tỏ băn khoăn với chỉ tiêu giảm cung về ma túy.

Với chỉ tiêu về giảm cầu, đại biểu cho biết, việc kiềm chế tỷ lệ gia tăng người nghiện dưới 1% mỗi năm có thể khó thực hiện vì sự phức tạp trong kiểm soát và quản lý số lượng người nghiện.

“Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội và kinh tế”, đại biểu Thạch Phước Bình nói.

Đại biểu Thạch Phước Bình cũng cho rằng, chỉ tiêu trên 80% trạm y tế cấp xã và 100% cơ sở cai nghiện công lập đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện là mục tiêu hợp lý, cần thiết để nâng cao hiệu quả xác định và quản lý người nghiện. Dù vậy, thực tế cho thấy, y tế cơ sở hiện nay có cơ sở vật chất chưa bảo đảm. Tính khả thi lại phụ thuộc vào ngân sách hỗ trợ trong việc nâng cấp cơ sở vật chất và đào tạo nhân sự. Từ đó đại biểu đề nghị xem xét lại chỉ tiêu này.

Chống tội phạm và tệ nạn ma túy từ sớm, từ xa

Phát biểu giải trình ý kiến các đại biểu, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang cho biết, trên cơ sở tổng kết, đánh giá, kế thừa các kết quả đạt được của Chương trình phòng chống ma túy các giai đoạn trước, cơ quan soạn thảo đã xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được trong giai đoạn tới sát với thực tiễn tình hình công tác và khả thi về nguồn lực bảo đảm.

Trong quá trình xây dựng, cơ quan soạn thảo đã rà soát, đánh giá kỹ để đảm bảo nhiệm vụ, nội dung đầu tư của Chương trình không trùng lắp với các Chương trình khác và các Chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế, xã hội đang triển khai. Các dự án trong Chương trình được thiết kế theo hướng ưu tiên đầu tư trực tiếp cho cơ sở để chủ động làm tốt công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy từ sớm, từ xa, từ địa bàn, để đảm bảo giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại, ngăn chặn, giảm thiểu những hệ lụy của ma túy đối với mỗi người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang phát biểu giải trình tại phiên họp chiều 13/11. (Ảnh: DUY LINH)

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, đa số ý kiến phát biểu thống nhất cao với sự cần thiết đầu tư Chương trình ở quy mô Chương trình mục tiêu quốc gia, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chủ trì xây dựng Chương trình, cơ quan chủ trì thẩm tra, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan. Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước trong 6 năm (2025-2030) gồm 9 dự án thành phần, 6 tiểu dự án do Bộ Công an quản lý Chương trình và 8 Bộ ngành chủ trì thực hiện các Dự án thành phần.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các ý kiến của đại biểu đã nêu thêm nhiều góc nhìn sâu sắc từ thực tiễn, góp phần hoàn thiện các nội dung cụ thể của Chương trình và dự thảo Nghị quyết. Sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiêm túc tiếp thu, giải trình đầy đủ, thấu đáo ý kiến của các đại biểu, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua trong đợt 2 của Kỳ họp thứ 8.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Công an Lào Vilay Lakhamphong

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của đồng chí Vilay Lakhamphong, góp phần cụ thể hóa thỏa thuận cấp cao về hợp tác an ninh, quốc phòng giữa hai nước. Ngày 12/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Lào do đồng chí Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ...

Văn hóa là nguồn lực nội sinh, động lực phát triển bền vững

Với tư duy chiến lược hướng tới phát triển bền vững, Quảng Ninh đang không ngừng vun bồi, nuôi dưỡng, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người trở thành nguồn lực nội sinh. Cùng với đó là những giải pháp đồng bộ, quyết liệt được triển khai trên cơ sở kết hợp hài hoà các giá trị đặc trưng của tỉnh: Thiên nhiên tươi đẹp - Văn hóa đặc sắc - Xã hội văn minh -...

Đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử để hạn chế nặc danh, lừa đảo

Một trong những giải pháp phòng, chống tội phạm trên không gian mạng được Bộ trưởng Công an đề cập là đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử của công dân, đây được xem là căn cước trên không gian mạng để xác thực danh tính khi tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, hạn chế tình trạng nặc danh, lừa đảo. Sáng 22/8, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Tiểu sử Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang

Ngày 16/8, đồng chí Lương Tam Quang được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII. Nguồn

Thượng tướng Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Quyết định số 715/QĐ-TTg bổ sung đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số thay đồng chí Đại tướng Tô Lâm. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 26/7/2024 kiện toàn thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Theo đó, Quyết định số 715/QĐ-TTg bổ sung đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công...

Cùng tác giả

Nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng vàng sau một tuần

Giá vàng giảm 1 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay, cộng với chênh lệch mua - bán, khiến nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng chỉ sau một tuần. Cụ thể, nếu mua vàng trong phiên gia dịch ngày 9/2, bán ra vào phiên hôm nay 16/2, người mua vàng lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng. Trả lời phỏng vấn Báo điện tử VTC News sáng 16/2, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, những ngày...

Nam thần Kpop bị tai nạn giao thông, tạm dừng mọi hoạt động

Một nam thần Kpop nổi tiếng đã gặp tai nạn xe buýt dẫn đến gãy tay và phải hủy bỏ toàn bộ lịch trình làm việc sắp tới. Cộng đồng fan Kpop toàn cầu không khỏi bàng hoàng trước thông tin thành viên Felix của nhóm nhạc đình đám Stray Kids gặp tai nạn giao thông. Tờ Korea Boo ngày 16/2 đưa tin, vụ việc xảy ra khi nam thần tượng đang trên đường trở về nhà sau lịch trình gặp...

Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hai bên biên giới

Quảng Ninh là địa phương duy nhất cả nước có cả đường biên giới trên bộ, trên biển và đường hàng không với Trung Quốc, đây là điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Trên nền tảng hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường các hoạt động gặp gỡ, trao đổi, phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,...

Nhạc sĩ Giáng Son: ‘Tôi từng nghĩ mình bất hạnh khi yêu’

Nhạc sĩ Giáng Son từng nghĩ bản thân kém may mắn trong chuyện tình cảm, nhưng đến nay hạnh phúc vì những tâm tư được nhiều người chia sẻ. Trong liveshow giới thiệu các tác phẩm của mình tối 15/2, Giáng Son nói về sự đồng điệu trong âm nhạc với khán giả: "Nỗi buồn của mình, tôi chỉ biết viết ra và gửi gắm trong ca khúc, nhưng không ngờ được nhiều khán giả lắng nghe và thấu hiểu....

Cẩn trọng khi sử dụng dịch vụ du lịch qua mạng

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng 4.0 khiến du lịch trực tuyến, du lịch tự túc ngày càng trở thành xu hướng được nhiều du khách lựa chọn. Thay vì tìm mua tour trọn gói như trước, một bộ phận không nhỏ khách du lịch đang hình thành thói quen chọn mua những dịch vụ lẻ qua mạng như lưu trú, vé máy bay, vé vui chơi… để tăng cường tính chủ động trong sắp xếp lịch...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lựa chọn công nghệ phải “đi tắt, đón đầu”

Phát biểu tại phiên họp tổ theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải "đi tắt, đón đầu", nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ (theo quy định của Luật Đấu thầu) chúng ta sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tiếp tục...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số nội dung luật, nghị quyết quan trọng

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường để cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trong phiên thảo luận sáng về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), qua thảo luận, đa...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu

Chủ tịch nước lưu ý các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc; đảm bảo quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”...

Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 15/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1 Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 19 lượt đại biểu Quốc hội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn tăng trưởng 8% phải dựa vào khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và xa hơn là tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, cần dựa vào nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một...

Thủ tướng: 5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính...

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh

Ngày 15/2, tại Quảng Ninh, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra, nắm tình hình công tác quản lý cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy...

Tăng số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng thêm số lượng Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng...

Nghị quyết về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1403/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện, gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Vụ Công tố và Kiểm sát...

Quốc hội thảo luận dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đại diện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất