Powered by Techcity

Múa lân sư rồng – nét đẹp ngày xuân

Múa lân sư rồng là hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian trong cộng đồng người Việt ở khắp mọi miền đất nước. Dù có từ rất lâu đời song đến ngày nay, múa lân sư rồng vẫn giữ được sức sống lâu bền, nhận được sự quan tâm, trân trọng của đông đảo nhân dân đối với nét đẹp văn hóa truyền thống. Đặc biệt, khi Tết đến xuân về, các đoàn lân sư rồng trên địa bàn tỉnh lại tích cực luyện tập, biểu diễn với mong muốn cầu chúc cho năm mới thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc đến với mọi người, mọi nhà.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa

Xuất xứ từ Trung Quốc, song múa lân sư rồng nhanh chóng được lan tỏa, du nhập, biểu diễn ở nhiều quốc gia tại châu Á. Tại Việt Nam, các đội múa lân thường chắt lọc các tinh hoa văn hóa gốc, kết hợp với võ cổ truyền, múa dân gian, múa dân tộc tạo thành các bài biểu diễn độc đáo. Bộ môn lân sư rồng mang đậm tính biểu diễn nên đòi hỏi rất cao về nghệ thuật trong từng động tác. Vì vậy, người múa phải có niềm đam mê và trải qua quá trình luyện tập công phu nhiều năm mới có thể hoàn thành bài múa đẹp mắt. Người múa phải truyền tải được “cái hồn”, mô phỏng cho đúng điệu bộ, dáng dấp của con lân, sư, rồng song cũng phải thể hiện được niềm vui tươi, mang đến niềm hân hoan cho người xem.

Đoàn múa lân sư rồng Thành Linh Đường biểu diễn múa lân và rồng tại Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long) năm 2022.

Bén duyên với nghệ thuật múa lân sư rồng từ khi mới 11 tuổi, đến nay, sau hơn 30 năm theo đuổi, võ sư Bùi Văn Thành (SN 1980), thành viên Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh Quảng Ninh, Trưởng đoàn Lân sư rồng Thành Linh Đường (TP Hạ Long) đã gặt hái được nhiều thành công, đồng thời không ngừng góp sức, gìn giữ, phát triển, truyền dạy bộ môn này tới thế hệ trẻ, với mong muốn đưa nghệ thuật biểu diễn lân sư rồng của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung ngày càng vươn tầm cao mới.

Theo đó, bộ môn lân sư rồng lần đầu tiên được tổ chức thi đấu tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022, Đoàn Quảng Ninh dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng Bùi Văn Thành đã xuất sắc đoạt 2 huy chương vàng và đứng thứ 3 toàn đoàn trong số 14 đội tham gia dự thi.

Võ sư Bùi Văn Thành kể: Khi còn nhỏ, được thấy các cụ trong khu phố tôi ở (thuộc phường Cao Thắng, TP Hạ Long bây giờ) biểu diễn múa lân sư rồng dịp Trung thu hay Tết Nguyên đán, tôi rất thích thú, xin theo các cụ đi tập rồi đam mê từ lúc nào không hay. Bộ môn lân sư rồng phát triển rất mạnh ở miền Nam, vì vậy khi tròn 18 tuổi với ước mơ xây dựng một đoàn múa lân sư rồng bài bản, chuyên nghiệp, tôi quyết định vào TP Hồ Chí Minh để học hỏi một số đoàn múa lân sư rồng nổi tiếng, sau đó sang đến Quảng Tây (Trung Quốc). Suốt hơn 10 năm tầm sư học đạo, vừa học, vừa làm, đúc kết kinh nghiệm, tập hợp, truyền dạy kỹ năng cho các thành viên, đến năm 2010, Thành Linh Đường chính thức thành lập và đi vào hoạt động.

Biểu diễn múa rồng tại lễ hội đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả) năm 2023.

“Bộ môn múa lân sư rồng này ai cũng có thể tham gia miễn là có niềm đam mê, song muốn giỏi nghề thì chắc chắn phải khổ luyện. Đến nay, Thành Linh Đường hiện có 60 thành viên tập hợp của đủ lứa tuổi, nghề nghiệp. Thành viên nhỏ nhất đang theo học trung học cũng chính là con trai tôi, lớn tuổi nhất là tôi, dù bận rộn với công việc, học tập, song ai cũng rất nhiệt thành, dành tình yêu đặc biệt cho múa lân sư rồng. Bởi vậy, khi có lịch trình tập luyện, biểu diễn, thi đấu, anh em đều chủ động sắp xếp thời gian tập luyện nghiêm túc. Tâm huyết dành cho môn nghệ thuật truyền thống chính là sợi dây kết nối các thành viên, để niềm đam mê cứ thế nối dài đến lớp hậu bối sau này” – Võ sư Bùi Văn Thành bộc bạch.

Theo anh Thành, võ thuật là nền tảng cơ bản để các vận động viên múa được lân sư rồng. Các thành viên phải có sức khỏe, sự dẻo dai, làm chủ và điều chỉnh tốt các chuyển động của cơ thể. Múa lân sư rồng theo truyền thống hay hiện đại thì đều kèm theo tiếng trống, tiếng thanh loa, tạo hiệu ứng, nhịp nhàng, uyển chuyển. Vì vậy, đòi hỏi sự nhuần nhuyễn, đồng điệu, người múa phải cảm nhận tiếng trống, tiếng xả để biểu diễn có hồn, phù hợp với các bộ pháp như: Chào, lạy, nằm, ăn, leo lên, tuột xuống, tiết tấu lúc chậm rãi, lúc dồn dập liên hồi như trống trận, từ đó mới có thể lột tả hết sự oai phong, hùng dũng của lân sư rồng, mang lại hào hứng cho người xem.

Múa lân sư rồng có nhiều điệu như lân địa bửu, lân lên mai hoa thung múa rồng truyền thống, múa rồng dạ quang… Trong đó, lân lên mai hoa thung là thế mạnh của Thành Linh Đường. Đây là điệu múa của con lân trên những cọc thung làm bằng sắt xếp liền nhau. Với cấu tạo của các cột thung này là độ cao khác nhau và điểm tiếp xúc nhỏ nên để có thể múa trên những cột thung một cách điêu luyện, nhịp nhàng, đòi hỏi các vận động viên phải giàu kinh nghiệm, động tác phải mạnh mẽ, dứt khoát, chuẩn xác và đòi hỏi hai người (người múa đầu và múa đuôi lân) phải hiểu nhau, để kết hợp thật nhuần nhuyễn và ăn ý. Thông thường, để có thể múa được lân lên mai hoa thung, mỗi vận động viên phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm và thời gian luyện tập cùng nhau từ 6 tháng trở lên.

Rộn ràng không khí ngày xuân

Ngày nay, vào dịp Tết Nguyên đán kéo dài đến hết tháng Giêng, hình ảnh các đoàn lân sư rồng biểu diễn tại các địa điểm tâm linh, doanh nghiệp, đường phố… đã trở nên vô cùng quen thuộc với người dân. Trong văn hóa tâm linh của người châu Á, ba linh vật lân, sư, rồng là biểu trưng cho sức mạnh phi thường, đem đến phát đạt và hanh thông trong công việc lẫn cuộc sống, vì vậy, người xưa quan niệm rằng điệu múa lân sư rồng sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng trong năm mới. Những ngày Tết đến xuân về, ở khắp mọi miền Tổ quốc, ai ai cũng thấy rộn ràng, phấn khởi khi nghe tiếng trống, điệu múa lân rộn ràng ở nơi nơi, và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Màn múa lân và rồng mở màn góp thêm không khí rộn ràng cho lễ hội đền Đức ông Hoàng Cần (huyện Tiên Yên) năm 2023.

Anh Lương Ngọc Tân, Đội trưởng Đoàn Lân sư rồng Thành Linh Đường, chia sẻ: Cùng với dịp Tết Trung thu thì giai đoạn gần Tết Nguyên đán chúng tôi rất bận rộn. Anh em vừa phải lo công việc vừa phải tập luyện để đến Tết đi biểu diễn cho nhân dân khắp nơi. Thông thường bắt đầu từ đêm 30 tháng Chạp đến ngày 20 tháng Giêng, đoàn chúng tôi liên tục biểu diễn với các hoạt động văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, đến các đơn vị, doanh nghiệp xông đất đầu năm và tiếp đó là phục vụ các lễ hội xuân tại các địa điểm tâm linh… Các tiết mục hay được biểu diễn là: Múa rồng, múa tứ quý lân, ngũ lân với các bài chào khách, xông đất, đón bạn, đi đường….

Vào mỗi dịp trước trong, và sau Tết, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí được tổ chức nhưng múa lân sư rồng vẫn có sức hút riêng bởi nó không chỉ mang vẻ đẹp của nét văn hóa truyền thống mà còn phù hợp với thị hiếu của mọi tầng lớp, lứa tuổi.

Anh Vũ Hồng An (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long), cho biết: Gia đình tôi đều rất thích xem các đoàn múa lân sư rồng biểu diễn. Chính sự sôi động trong từng tiết mục đem lại sự vui tươi, hào hứng vào mỗi dịp tết đến, xuân về. Bên cạnh múa lân, các con tôi còn rất thích ông Địa cầm quạt đùa với lân rất dí dỏm, hài hước, thể hiện sự may mắn, an lành trong những ngày xuân. Đón năm mới bằng tiếng trống lân rộn rã, ai cũng hy vọng nhiều điều bình an, hạnh phúc sẽ đến trong năm mới.

Đoàn múa lân biểu diễn tại lễ hội Bạch Đằng (TX Quảng Yên) năm 2023.

Tết đến, bên cạnh đào hồng, mai vàng, bánh, mứt, tiếng trống lân cũng dệt nên không khí vui tươi, rộn ràng, hứng khởi. Mặc dù cuộc sống ngày càng phát triển với đa dạng các loại hình giải trí, nghệ thuật, nhưng múa lân sư rồng vẫn luôn giữ được chỗ đứng, được gìn giữ và phát huy, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, vừa đóng góp vào việc duy trì, bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian độc đáo.



Nguồn

Cùng chủ đề

Du lịch nội địa Việt Nam hút khách ‘Tây ăn Tết ta’

Những ngày gần đây, khách quốc tế nhộn nhịp đến TP Hồ Chí Minh trải nghiệm sản phẩm du lịch nội đô, tour liên tuyến từ Thành phố đi các địa phương khác. Theo nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành, việc đa dạng loại hình sản phẩm tham quan, văn hóa, lịch sử, nhất là sản phẩm tour “Tây ăn Tết ta” nhận được sự phản hồi tích cực của du khách. Hấp dẫn bởi bản sắc văn...

Hạ Long hồi sinh những di sản văn hoá

TP Hạ Long sở hữu 96/638 di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh. Trải qua nhiều thăng trầm, không ít di tích đã bị xuống cấp, mai một. Mặc dù thành phố đã dành một khoản kinh phí cho công tác tu bổ, nhưng chưa đủ để trùng tu, tôn tạo, mở rộng các di tích. Thành phố đang có phương án đẩy mạnh huy động xã hội hóa, đồng thời có lộ trình tu bổ, tôn...

Mùa lễ hội xuân an toàn, vui tươi

Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán cũng là bắt đầu thời điểm của những lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà văn hóa truyền thống diễn ra khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của các địa phương và ngành văn hóa, mùa lễ hội xuân năm nay tiếp tục được kỳ vọng sẽ vừa giữ được nét đẹp truyền thống, vừa có...

Trẩy hội đầu năm với trò chơi dân gian

Từ xa xưa, trò chơi dân gian là hoạt động không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân về để gắn kết cộng đồng trong không khí vui tươi, rộn ràng của những ngày đầu năm mới. Kéo co, đánh quay, ném còn, bịt mắt bắp vịt… những trò chơi dân dã đã ăn sâu vào tiềm thức tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tại Quảng Ninh nơi có 43 thành phần dân tộc cùng...

Sôi nổi các hoạt động vui chơi dịp Tết

Ngoài các hoạt động chăm lo vật chất, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, vui chơi, giải trí lành mạnh, hấp dẫn. Qua đó, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách trong dịp đầu xuân năm mới. Từ những ngày giáp Tết, nhiều hoạt động vui chơi đã diễn ra sôi nổi, phong phú mang đến cho người dân, du khách cơ hội tìm hiểu,...

Cùng tác giả

Ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Ông Bùi Văn Nghiêm được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Chiều 23/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phan Thăng An công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc ông Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,...

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ đạt những kết quả nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ từ ngày 15 - 22/1. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm này. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động...

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư...

Lễ hội Đồng Đình (huyện Tiên Yên) sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/2

Từ ngày 8-9/2, tại đình Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sẽ diễn ra ngày Hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày, Lễ hội Đồng Đình 2025. Ngày hội gồm phần Lễ dâng hương, thực hiện nghi thức báo cáo, xin phép tại đình Đồng Đình và tái hiện Nghi thức Lễ Lồng tồng tại ruộng khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội gồm thi đấu đẩy gậy, kéo co, thi bắn nỏ, tung còn, thi đấu...

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó...

Cùng chuyên mục

Lễ hội Đồng Đình (huyện Tiên Yên) sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/2

Từ ngày 8-9/2, tại đình Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sẽ diễn ra ngày Hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày, Lễ hội Đồng Đình 2025. Ngày hội gồm phần Lễ dâng hương, thực hiện nghi thức báo cáo, xin phép tại đình Đồng Đình và tái hiện Nghi thức Lễ Lồng tồng tại ruộng khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội gồm thi đấu đẩy gậy, kéo co, thi bắn nỏ, tung còn, thi đấu...

Ra Bắc đóng hài Tết tử tế, Xuân Nghị nói về hài Bắc, hài Nam

Xuân Nghị ra Bắc đóng phim Tết tử tế cùng dàn nghệ sĩ hài gạo cội miền Bắc. Dịp này, anh nói về hài Bắc và hài Nam. Phim Tết tử tế (đạo diễn: An Thuyên, nhà sản xuất: Nguyễn Duy Nhất) gồm 2 tập, mỗi tập dài 45 phút, dự kiến phát trên 40 kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đúng ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025. Ngoài Xuân Nghị, Tết tử tế quy tụ nhiều...

Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

NSND Phạm Phương Thảo, NSND Hà Thủy, NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Tùng Dương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa tổ chức tổng kết và ra mắt Tạp chí điện tử Âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết vừa kết nạp thêm nhiều hội viên, là những nghệ sĩ nổi tiếng như ca sĩ Tùng Dương, NSƯT Tân Nhàn,...

Ra mắt phim “Bộ tứ báo thủ”: Hai hoa hậu Kỳ Duyên và Tiểu Vy nhận nhiều lời khen về diễn xuất

Phim Tết “Bộ tứ báo thủ” của đạo diễn Trấn Thành đã có buổi ra mắt khán giả Hà Nội tại Galaxy Mipec Long Biên với đầy đủ dàn diễn viên, đạo diễn. Hai hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Trần Tiểu Vy đã nhận được nhiều lời khen khi lần đầu đảm nhận hai vai diễn dài hơi và có chiều sâu tâm lý. Buổi ra mắt phim có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi...

Ai được lợi nhất khi Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI cạnh tranh?

Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI đều sở hữu lượng fan đông đảo, có ca khúc nổi tiếng và độ nhận diện cao. Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI là hai gương mặt đông fan, nổi bật bước của các show truyền hình đình đám Anh trai vượt ngàn chông gai, Anh trai say hi. Sau khi chương trình khép lại, cả hai nam nghệ sĩ đều thăng hạng danh tiếng, có mức cát-xê cao, được mời biểu diễn/tham dự nhiều sự kiện...

Anh tài thống trị nhạc Tết Việt

Nhạc Tết 2025 trở nên sôi động khi có nhiều nghệ sĩ cùng tham gia cũng như thực hiện quảng bá, và có một số nghệ sĩ phủ sóng rộng rãi hơn hẳn. Giống với mùa nhạc Giáng sinh ở thị trường US-UK, Việt Nam cũng có mùa “nhạc xuân” mỗi dịp năm hết Tết đến. Không được các nghệ sĩ thực hiện quảng bá quá rầm rộ, nhưng lợi thế của nhạc Tết là có khả năng tự lan...

Ẩm thực Quảng Yên – Tinh hoa của biển

Nằm ở vùng đất ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, Quảng Yên từ lâu đã trở thành điểm đến nổi tiếng không chỉ bởi thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, mà còn nhờ nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị của biển cả. Mỗi món ăn đều mang theo câu chuyện về cuộc sống lao động của người dân vùng cửa biển, về cách họ gắn bó và trân quý tài...

Bom tấn Avatar 3 sẽ không lặp lại những gì từng có

James Cameron còn tiết lộ rằng, phần thứ ba trong loạt phim Avatar mang tên Fire and Ash, sẽ tiếp tục rất dài. Thời lượng dự kiến được cho là vượt quá 3 giờ. Avatar: Fire and Ash (Avatar 3) là bom tấn điện ảnh được trông đợi nhất năm 2025. Khán giả rất tò mò xem đạo diễn James Cameron còn có thể mang tới bất ngờ gì, những trải nghiệm đặc biệt nào, sẽ đưa cuộc phiêu lưu...

Phim “Dark Nuns” của Song Hye Kyo bất ngờ bị kêu gọi tẩy chay

Phim điện ảnh “Dark Nuns” của Song Hye Kyo chưa chính thức ra mắt đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích. Theo Koreaboo, phim điện ảnh Hàn Quốc “Dark Nuns” đã có những suất chiếu đặc biệt đầu tiên dành cho khán giả vào ngày 21.1, trước khi chính thức ra rạp ngày 24.1 tới đây. “Dark Nuns” được kỳ vọng sẽ giúp doanh thu phòng vé khởi sắc, vì đây là phim đánh dấu sự trở lại của...

Phim truyền hình Việt loay hoay tồn tại

Nhiều người dự báo năm 2025, phim truyền hình Việt sẽ tiếp tục gặp khó. Vì vậy từ đầu năm đã có những cuộc trở mình từ các hãng phim để có thể tồn tại, thu hút khán giả và quảng cáo. Khung giờ phim Việt trên VTV3 lúc 20h sẽ có sự thay đổi. Có hai phim phát sóng trong một tuần, chứ không chỉ một như trước. Giờ phim Việt lúc 19h30 trên HTV7 sẽ đẩy mạnh thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất