Powered by Techcity

Móng Cái: Giữ gìn, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) có trên 10 vạn người, gồm 14 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 5,3% dân số toàn thành phố. Trong dòng chảy văn hóa hiện đại, đồng bào DTTS vẫn giữ gìn, phát huy tốt văn hóa truyền thống, biến những giá trị văn hóa trở thành sản phẩm du lịch, giúp tăng thêm sinh kế, đồng thời góp phần tích cực vào hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa địa phương, phát triển bền vững kinh tế – xã hội.

Lãnh đạo tỉnh, thành phố Móng Cái quan tâm động viên đồng bào.
Lãnh đạo tỉnh, thành phố Móng Cái quan tâm động viên đồng bào.

Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư mọi mặt của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài thành phố, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố ngày càng được cải thiện và nâng cao. Điều kiện về cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục, giao thông, bưu chính, viễn thông… ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm mạnh hàng năm, hiện nay không còn hộ nghèo. Đồng bào các dân tộc trên địa bàn thành phố luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, sản xuất và trong đời sống; giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình… Qua đó góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. 

Trong đó, lĩnh vực văn hóa được quan tâm phát triển, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với khu vực thành thị và các khu vực khác. Các thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng, đến nay 100% các xã và các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn đều có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng. Nhân dân đã biết khai thác lợi ích từ các thiết chế văn hóa, thường xuyên sử dụng nhà văn hóa thôn để tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, giao lưu văn hóa văn nghệ phục vụ đời sống tinh thần.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được quan tâm đẩy mạnh. Đến nay, 100% các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được công nhận danh hiệu “thôn văn hóa”. Tỷ lệ gia đình văn hóa tăng hàng năm, năm 2019 đạt 83%, đến năm 2023 đạt 90%. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng được quan tâm đẩy mạnh.

Công tác bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số được thành phố chú trọng quan tâm. Trong giai đoạn 2019 – 2024, thành phố đã triển khai kiểm kê, lưu giữ hồ sơ đối với gần 20 di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán… của các dân tộc thiểu số. Qua kiểm kê, đồng bào dân tộc thiểu số đã nêu cao ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình như: Lễ cấp sắc, Lễ xuống đồng, Lễ cầu mùa, cơm 3 màu, các trò chơi dân gian (đánh quay, đẩy gậy, chơi đu, ném còn), giao lưu hát “Soóng cọ”, hát giao duyên…

Thành phố đã phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh hoàn thiện Hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ, Nghi lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y, Trang phục truyền thống của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh. Năm 2023, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đưa Hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Hiện trên địa bàn thành phố đang duy trì hoạt động của 2 câu lạc bộ hát Soóng Cọ với tổng số 20 hội viên, sinh hoạt thường xuyên.

Cùng với đó, từ năm 2019, thành phố đã chỉ đạo tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa – Thể thao – Du lịch các dân tộc xã Hải Sơn và đưa hoạt động này trở thành sự kiện thường niên của địa phương. Bên cạnh đó, Thành phố chủ trương ưu tiên lựa chọn, giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tham gia các sự kiện văn hóa do tỉnh và các địa phương khác tổ chức như: Tuần Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc Quảng Ninh tại huyện Tiên Yên; Liên hoan tiếng hát khu dân cư…

Năm 2023, thành phố đã ban hành Kế hoạch số 365/KH-UBND về việc thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu Làng người Dao ở thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu Làng người Dao ở thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn; giúp tăng thêm sinh kế, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng kinh tế dịch vụ, du lịch trong cơ cấu kinh tế của thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn. Từ đó, tăng thu nhập cho người dân địa phương, giảm nghèo bền vững, đóng góp tích cực vào hoạt động bảo tồn các tài nguyên tự nhiên, giá trị văn hóa địa phương, góp phần phát triển bền vững kinh tế – xã hội của thành phố Móng Cái.

Từ nghề truyền thống đến trò chơi dân gian, ẩm thực: người đồng bào DTTS luôn giữ gìn và có sự định hướng, phát huy của nhà nước.
Các trò chơi dân gian truyền thống được giữ gìn và duy trì trong đồng bào DTTS trên địa bàn TP Móng Cái.

Đặc biệt, trong ba năm qua, TP Móng Cái đã tổ chức thành công Lễ hội hoa sim biên giới với quy mô, chất lượng ngày càng cao, thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham dự mỗi năm. Bà Nguyễn Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội hoa sim biên giới năm 2024 cho biết: Chúng tôi chú trọng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, gắn lễ hội hoa sim với phát huy giá trị bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, thu hút người dân là chủ thể tham gia đóng góp về nguồn lực, sức lực để triển khai các dịch vụ phát triển du lịch.

Trong khuôn khổ lễ hội, nhân dân và du khách đã vô cùng hào hứng khi tham gia “chợ Phiên Pò Hèn”, chứng kiến màn trình diễn lễ cấp sắc, hát giao duyên của dân tộc Dao và hát Soóng Cọ của dân tộc Sán Chỉ, trang điểm cô dâu dân tộc Dao và Sán Chỉ; giã bánh dày, hòa mình vào không khí tưng bừng của giải bóng đá nữ trong trang phục dân tộc, được thưởng thức ẩm thực mẹt đặc sắc của người đồng bào với các đặc sản cá suối quấn lá lốt, gà nướng mật ong, lợn bản, nộm rau má rừng, rượu sim, ba kích tím, trà hoa vàng, bánh gio chấm mật mía…

Sau 3 năm tổ chức, Lễ hội hoa sim biên giới đã thực sự đi vào đời sống, trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với phát triển du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm và du lịch cộng đồng của xã Hải Sơn; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số; thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chị Phùn Ngọc Bích, người dân xã Hải Sơn, TP Móng Cái, hồ hởi chia sẻ: Đồng bào chúng tôi rất muốn tham gia phát triển du lịch cộng đồng để vừa có cơ hội quảng bá nét đẹp vùng đồng bào, vừa có thêm thu nhập từ du lịch…

Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng đã xác định nhiều quan điểm, chủ trương lớn, mang tính đột phá để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, trong đó việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính đột phá. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá đồng bào các DTTS luôn là một nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài được Đảng, Nhà nước đặt ra trong mọi thời kỳ. Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”, với những cách làm ở TP Móng Cái, một thành phố cửa ngõ quốc tế hiện đại, sôi động, hội nhập, văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vẫn được bảo tồn, giữ gìn và phát huy; đóng góp vào sự phát triển bền vững của thành phố.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tháp Chăm gần nghìn năm ở Quy Nhơn

Tháp Đôi là một công trình kiến trúc Chămpa gồm 2 tháp nằm cạnh nhau, có niên đại cuối thể kỷ XII đầu thế kỷ XIII, cũng là 1 trong 8 cụm tháp Chăm cổ trên đất Bình Định. Nguồn

Bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số gắn với du lịch

Quảng Ninh có 43 dân tộc, trong đó có 42 dân tộc thiểu số (DTTS) với 162.531 người, chiếm 12,31% dân số cả tỉnh. Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho...

Đầm Hà: Nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

Những năm qua, bên cạnh việc chăm lo, phát triển đời sống vật chất cho nhân dân, huyện Đầm Hà cũng luôn chú trọng quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương, góp phần phát triển KT-XH bền vững. Huyện Đầm Hà có 13 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm 31% dân số. Nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, kế thừa và phát huy những giá...

Người cao tuổi chung tay gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa

Bằng tâm huyết và trách nhiệm của mình, người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng nỗ lực, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương. Từ đó, không chỉ làm phong phú thêm đời sống tinh thần, mà còn góp phần lưu giữ những “tài sản” vô giá mà cha ông đã dày công gây dựng và trao truyền cho thế hệ...

Hợp tác trong bảo tồn, tôn tạo di tích Yên Tử

Trong những năm qua, nhận diện được những giá trị, tiềm năng to lớn của Yên Tử, TP Uông Bí đã có nhiều giải pháp hợp tác hiệu quả nhằm tôn tạo di tích gắn với phát huy, nhất là khai thác cho phát triển du lịch bền vững của địa phương. Thời gian qua, Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn dập, dịch 101...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Hoài Lâm đổi nghệ danh do Hoài Linh đặt

Ca sĩ Hoài Lâm gây chú ý khi dùng tên thật đi hát thay vì nghệ danh do NSƯT Hoài Linh đặt cho. Hoài Lâm vừa chia sẻ hình ảnh đêm diễn mới với khán giả. Đáng chú ý, anh lấy tên Tuấn Lộc để đi diễn. Đây cũng chính là tên thật của nam ca sĩ. Trước sự thay đổi này, giọng ca Hoa nở không màu chỉ nói ngắn gọn: "Tôi vẫn đi hát bình thường, chỉ là...

Hồ Ngọc Hà hứa hẹn “chữa lành” những trái tim tổn thương vì yêu

Sau nhiều lần "hứa hẹn", "Cây đèn thần" của Hồ Ngọc Hà cũng chính thức ra mắt khán giả. "Cây đèn thần" là một ca khúc có giai điệu catchy, cuốn hút, do Trid Minh sáng tác, còn Wokeup làm sản xuất âm nhạc. MV do đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư thực hiện, với sự hỗ trợ của giám đốc sáng tạo Alex Fox, giám đốc thời trang Lâm Gia Khang. Với MV "Cây đèn thần", hiệu ứng thay đổi...

Phim kinh dị 18+ có Hồng Đào, Thùy Tiên còn hạn chế

"Linh miêu: Quỷ nhập tràng" có nỗ lực khai thác yếu tố kinh dị dân gian Việt Nam, từ đó lồng ghép nhiều thông điệp về nhân quả trong xã hội phong kiến. Song, phim vẫn còn hạn chế về kỹ xảo, kịch bản và diễn xuất. Phim kinh dị Linh miêu: Quỷ nhập tràng gây chú ý khi quy tụ các gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, hoa hậu Thùy Tiên, Samuel An, Thiên An… Đứng sau dự...

Tăng Duy Tân, Da LAB, HIEUTHUHAI… nhưng Trúc Nhân mới đứng đầu cuộc đua top trending YouTube

Những ngày cuối năm là dịp để nghệ sĩ Việt đua nhau tung sản phẩm mới. HIEUTHUHAI mặc dù "đỉnh nóc, kịch trần' vẫn bị Trúc Nhân soán ngôi. Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những cái tên như HIEUTHUHAI, Trúc Nhân, Hoàng Dũng, Da LAB… Một số ca khúc nhanh chóng dẫn đầu các bảng xếp hạng. Vài người khác gặp khó khăn khi leo hạng. HIEUTHUHAI bị Trúc Nhân soán ngôi Cái tên dẫn đầu bảng xếp hạng...

Song Luân kết hợp Kaity Nguyễn và Yuno Bigboi

"Anh trai" Song Luân vừa ra mắt music video mới mang tên "Cậu Ba". Đặc biệt MV còn có sự góp giọng lần đầu tiên của nữ DV Kaity Nguyễn và rapper Yuno Bigboi. Ca khúc là nhạc phim "Công tử Bạc Liêu" sẽ được ra mắt tại rạp trên toàn quốc vào ngày 6-12. Ca khúc có chất nhạc độc đáo kết hợp giữa phong cách big band thập niên 1930 và hip-hop đương đại. Để bảo đảm tính...

Thảm họa mới của nhạc Việt

Giọng ca trẻ Đỗ Phú Quí hứng chỉ trích nặng nề từ khán giả vì sản phẩm "Pickleball". Bản Visualizer của ca khúc trên YouTube nhận đến 24.000 lượt dislikes. Lượt dislike hiện tại của Pickleball chiếm đến 77% trong tổng số like/dislike trên YouTube. Từ lâu, nhạc Việt mới có ca khúc gây phẫn nộ nhiều như vậy. Trong hơn 2.000 lượt bình luận, đa số là lời chỉ trích. Hình ảnh, âm nhạc của sản phẩm này đang...

Hải Hà mở lớp dạy hát đối giao duyên dân tộc Dao Thanh Y

Tối 21/11, Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Hải Hà phối hợp với xã Quảng Đức tổ chức khai mạc lớp truyền dạy hát đối giao duyên dân tộc Dao Thanh Y năm 2024 và ra mắt câu lạc bộ văn nghệ dân gian xã Quảng Đức. Tham gia lớp truyền dạy hát đối giao duyên dân tộc dao Thanh Y có 60 học viên gồm cán bộ công chức, cán bộ thôn, giáo viên, học sinh, người dân...

Bài tẩy của Karik – Báo Quảng Ninh điện tử

Karik nắm trong tay 3 thí sinh kinh nghiệm để bước vào vòng Bứt phá, là Manbo, Mason Nguyễn và Queen B. Trong số đó, Mando đang là quân bài tẩy của Karik. Karik đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vòng Đối đầu, khi giúp 7 trong 8 thí sinh tiến vào vòng trong. Kinh nghiệm của Karik trong lần thứ 3 ngồi "ghế nóng" Rap Việt đã phát huy, khi sự sáng suốt trong khâu ghép cặp và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất