Powered by Techcity

Mở van tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%, ước tính sẽ có hơn 2,5 triệu tỉ đồng được bơm vào nền kinh tế để hỗ trợ tích cực cho mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 mà Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.

Thời gian qua, các ngân hàng đã có nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Trong ảnh: công nhân làm việc tại một công ty dệt ở tỉnh Hải Dương – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tuy nhiên, ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khẳng định NHNN xác định điều hành chính sách tiền tệ có mục tiêu cao nhất là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nếu cho vay tích cực, đúng đối tượng và phát huy được nguồn vốn cũng như bảo đảm được an toàn và lành mạnh của ngân hàng, tín dụng có thể tăng thêm. Nhưng làm sao để sử dụng nguồn vốn hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

Doanh nghiệp vẫn đang “khát” vốn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Phước Hưng – phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM – cho biết những năm gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tích cực nhằm hỗ trợ về vốn, giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tốt nhất.

Đặc biệt chính sách cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo tinh thần thông tư 06 đã giúp doanh nghiệp giải phóng áp lực nợ, bổ sung dòng tiền và góp phần quan trọng vào quá trình phục hồi, phát triển. Tuy nhiên, khảo sát gần đây của hiệp hội với các doanh nghiệp tại TP.HCM cho thấy tình hình doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.

Theo ông Hưng, có tới 75% doanh nghiệp chưa giải phóng triệt để được hàng tồn kho, có 67% doanh nghiệp bị nợ đọng dây dưa khó đòi, có 21% số doanh nghiệp buộc phải lên kế hoạch giảm lao động và có tới 50% số doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ vốn tín dụng, giảm lãi suất.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), giá trị trái phiếu doanh nghiệp sẽ đến hạn cuối năm 2024 là gần 80.000 tỉ đồng và số nợ trái phiếu phải trả năm 2025 ước tính ở mức 180.000 tỉ đồng. Việc thông tư 06 có hiệu lực đến cuối 2024 đã tạo áp lực khi doanh nghiệp sẽ bị rút dòng tiền đột ngột.

Với tình hình khó khăn của doanh nghiệp và những bất ổn của thị trường xuất khẩu, theo ông Hưng, NHNN cần yêu cầu các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn với cộng đồng bằng cách cố định “biên độ lãi ròng” (NIM) về mức bình quân 3%. Điều này vừa đảm bảo ngân hàng có lợi nhuận, doanh nghiệp có lãi suất vay phù hợp và tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các ngành nghề trong nền kinh tế.

“Chúng tôi kiến nghị các tổ chức tín dụng tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, như đơn giản hóa thủ tục cho vay, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và tín dụng dựa trên dòng tiền đối với các doanh nghiệp có đầu ra ổn định và phương án kinh doanh khả thi”, ông Hưng nói.

Ông Dương Tiết Anh – đồng sáng lập dự án NetZero Pallet – cho hay các dự án khởi nghiệp xanh gặp khó khăn trong tiếp cận vốn do thiếu tài sản thế chấp và dòng tiền chưa ổn định dù cần vốn để sản xuất, R&D (nghiên cứu và phát triển) và mở rộng thị trường.

“Các ngân hàng thường yêu cầu tài sản đảm bảo, khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp rất khó vay vốn trong khi nhu cầu thị trường lớn, cơ hội xuất khẩu cao cũng như nhu cầu tăng tốc phát triển đối với các dự án khởi nghiệp xanh lại yêu cầu nguồn vốn lớn”, ông Tiết Anh nói.

Nhưng cần bơm vốn đúng mục tiêu

Ông Trần Việt Anh – chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Nam Thái Sơn – cho rằng nguồn tín dụng rất quan trọng đối với doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu. Do đó việc giải ngân nguồn vốn cần phải hướng vào các ngành mang tính mục tiêu như công nghệ, xuất nhập khẩu, logistics, bán lẻ, môi trường…

Đồng thời cần tạo những cơ chế thông thoáng, thuận lợi để doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn tín dụng từ ngân hàng thông qua các công cụ kiểm soát minh bạch. “Mục tiêu là ông nào đạt chuẩn cần hỗ trợ, giúp dòng tiền đến nhanh, đừng để có chuyện đàm phán hay “xin xỏ”, như vậy sẽ mất thời gian và cản trở dòng vốn ra thị trường”, ông Việt Anh nói.

Ngoài ra, ông Việt Anh cũng cho rằng trong bối cảnh Việt Nam cam kết giảm phát thải carbon, cần phải có những ưu đãi cho tín dụng xanh để khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực này phát triển, chuyển đổi công nghệ và đạt các tiêu chuẩn về giảm phát thải.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng – tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, muốn tăng trưởng phải đầu tư và kiểm soát lạm phát. Điều quan trọng là muốn nền kinh tế tăng trưởng bền vững, dòng tiền phải đi đến đúng địa chỉ và được sử dụng đúng mục đích.

Theo đó, vốn phải chảy vào dự án đầu tư công, cho vay sản xuất kinh doanh, xuất khẩu… Đây là những lĩnh vực tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, kích thích sản xuất kinh doanh, thương mại sôi động nhộn nhịp, đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế.

“Như các dự án đầu tư công trọng điểm được triển khai hiệu quả sẽ thúc đẩy các ngành xi măng, sắt thép… phát triển. Nhưng vốn dự án đầu tư công là rất lớn, vốn ngân sách sẽ phải là vốn mồi, kèm theo đó là vốn vay nước ngoài, vốn từ phát hành trái phiếu, từ vay ngân hàng… tham gia vào”, ông Hùng nói.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, vốn vào đâu cũng phải đảm bảo hiệu quả, nhưng riêng tín dụng ngân hàng đối với bất động sản phải được kiểm soát chặt chẽ. Không nên để tín dụng ngân hàng tập trung vào những dự án bất động sản cao cấp, làm xong rồi lại đắp chiếu để đó, rất lãng phí nguồn lực của xã hội.

Nguồn tín dụng với lãi suất thấp sẽ là nguồn lực để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất – Ảnh: NGỌC HIỂN

TS Võ Trí Thành, viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cũng cho rằng cần cải cách thể chế mạnh mẽ để thu hút đầu tư, cả đầu tư trong nước (đặc biệt là đầu tư tư nhân) và đầu tư nước ngoài. Đẩy nhanh giải ngân mạnh mẽ hơn nhưng cũng phải hiệu quả hơn đầu tư công, nhất là trong phát triển hạ tầng.

“Riêng với các dự án cơ sở hạ tầng đang bị chậm tiến độ thì nguồn vốn, trong đó có cả tín dụng ngân hàng, bị đọng ở đây rất lớn. Do vậy Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ để sớm hoàn thiện và đưa vào khai thác. Đây cũng là nguồn lực rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế”, ông Thành nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hiện thực hóa mong ước làm giàu từ gói vay hỗ trợ sản xuất

Tháng 9/2024, trong bối cảnh các mô hình sản xuất của người dân bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 3, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 33/2024/QĐ-UBND ngày 13/9/2024 ủy thác nguồn vốn 287,9 tỷ đồng cho Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh cho các hộ dân vay vốn phát triển sản xuất, mức vay 100 triệu đồng/lao động, hình thức vay tín chấp, lãi suất ưu đãi. Đây là gói vốn vay đã thực...

Gỡ điểm nghẽn tín dụng cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà tăng tốc để hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số, nỗ lực khơi thông dòng vốn tín dụng trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tăng tốc đầu tư sản xuất kinh doanh, mở ra dư địa tăng trưởng mới. Có một thực tế là trong khi hệ thống ngân hàng đã sẵn sàng về nguồn lực tín dụng, thì không ít doanh nghiệp, nhất là các...

Vốn tín dụng chính sách: Điểm tựa sinh kế của người dân vùng đồng bào dân tộc

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm dành nguồn lực rất lớn chăm lo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo. Để thôi thúc ý chí thoát nghèo, loại bỏ tư tuởng ỷ lại, vươn lên làm giàu của người dân, tỉnh đã nhất quán quan điểm chuyển từ “cho không” sang “cho vay” bằng việc ban hành nhiều chính sách riêng có...

Thủ tướng chủ trì hội nghị với các ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị lấy đòn bẩy ngân hàng để phát huy, khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực, xung lực phát triển đất nước. Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát...

Kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Tiêu dùng trong nước đã phục hồi tích cực, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng 7,09% của nền kinh tế năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, người dân vẫn tiếp tục xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Với quyết tâm đưa nền kinh tế phục hồi và trở lại đà tăng trưởng cao, năm 2024 vừa qua, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ hướng mạnh vào phát triển thị...

Cùng tác giả

‘Hoa mắt, chóng mặt’ vì vàng

Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.Đảo điên vì vàngLúc 17h ngày 16/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 113 - 115,5 triệu đồng/lượng, tăng 7,5...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 kiến tạo tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần 4

Để thực hiện "3 kiến tạo," hợp tác P4G sẽ đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt, mở đường cho quá trình thử nghiệm các chính sách mới, các phương thức kết nối nguồn lực, nhất là hợp tác công-tư... Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên thảo luận cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm...

Chủ tịch nước: Cần nhân rộng hơn nữa các mô hình chia sẻ vì cộng đồng

Hàng nghìn câu chuyện nhỏ bé, giản dị khác nhau đã được “Việc tử tế” chuyển tải tới khán giả với nhiều màu sắc, thực tế, sinh động, lan tỏa những hành động đẹp, những điều tử tế tới cộng đồng. Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp mặt thân mật 100 điển hình tiêu biểu trong chương trình “Việc tử tế” của Đài Truyền hình Việt Nam.Cùng dự có đồng chí Nguyễn Trọng...

Nhìn lại toàn cảnh chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc,

Theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Giám sát chỉ ra các văn bản pháp luật chưa phù hợp

Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật... Chiều 16/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc...

Cùng chuyên mục

‘Hoa mắt, chóng mặt’ vì vàng

Chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước tăng “điên cuồng” từ 7,5 - 8 triệu đồng/lượng khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Điều đáng ngạc nhiên mức tăng trong nước mạnh hơn giá vàng thế giới khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới lên tới 12 triệu đồng/lượng.Đảo điên vì vàngLúc 17h ngày 16/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 113 - 115,5 triệu đồng/lượng, tăng 7,5...

Ký Hiệp định vay và viện trợ gần 400 triệu USD cho 3 dự án

Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết giữa Việt Nam với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là gần 400 triệu USD cho các dự án. Ngày 16/4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia đã diễn ra Lễ ký kết các hiệp định vay và viện trợ giữa Việt Nam với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho các Dự...

Giá xăng dầu dự báo tiếp đà giảm trong kỳ điều hành ngày mai 17/4

Giá xăng dầu trong nước ngày mai (17/4/2025) dự báo tiếp tục giảm theo giá thế giới. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm 330-420 đồng/lít.Ngày mai (17/4/2025) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Lúc 6h sáng nay 16/4, giá dầu WTI ở...

Đồng Yên gặp thời, ngày càng tăng giá

Đồng Yên tăng giá mạnh khi lo ngại thương mại gia tăng và kỳ vọng BoJ tiếp tục nâng lãi suất trong năm 2025.Tỷ giá đồng Yên hôm nayTheo ghi nhận của Lao Động, ngày 16.4, đồng Yên Nhật (JPY) tiếp tục tăng giá so với đồng USD, kéo tỷ giá USD/JPY lùi dần về mốc giữa 142.00. Nguyên nhân chính đến từ lo ngại leo thang liên quan đến các chính sách thương mại của Mỹ, khiến nhà...

Mỹ tăng nhập rau quả Việt Nam

Trong 3 tháng đầu năm, Mỹ đã chi hơn 100 triệu USD nhập khẩu rau quả Việt, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 477 triệu USD, tăng 52,1% so với tháng trước.Tuy nhiên, lũy kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 1,16 tỷ USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái.Cụ thể,...

Giá vàng vượt 115 triệu một lượng

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng 7,5-8 triệu đồng trong ngày, lên 115,5 triệu đồng mỗi lượng vào chiều 16/4. Bảng giá vàng của các thương hiệu kinh doanh trong nước liên tục "nhảy". Trong khoảng 2 giờ đồng hồ, các doanh nghiệp đã 4 lần thay đổi giá. Lúc 15h, mỗi lượng vàng miếng được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức kỷ lục 113 - 115,5 triệu đồng một lượng, tăng...

Sầu riêng đông lạnh – cánh cửa tỷ USD

Doanh nghiệp cho biết xuất khẩu sầu riêng đông lạnh ít rào cản kỹ thuật, đồng thời sản phẩm có thể đến mọi nơi ở Trung Quốc. Lô hàng 24 tấn sầu riêng đông lạnh từ Đăk Lăk đã được doanh nghiệp hoàn tất thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc hôm 24/3. Đây là lô hàng đông lạnh đầu tiên được xuất khẩu sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất nhập khẩu vào tháng...

Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu

Nhiều nhà băng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu, bất động sản... Chuyên gia cho rằng, nợ xấu tăng và còn nhiều thách thức trong xử lý.Rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồngNgân hàng Sacombank vừa thông báo bán đấu giá tài sản của Công ty Cổ phần địa ốc Vạn Phát tính đến 27/4/2021 là hơn 596 tỷ đồng, trong đó nợ gốc hơn 188...

Giá vàng tiếp tục lên 111 triệu một lượng

Giá vàng trong nước tới đầu giờ trưa nay tăng mạnh 3-5 triệu đồng một lượng so với đầu ngày và cao hơn thế giới 7-8 triệu đồng. Lúc 10h30, mỗi lượng vàng miếng SJC tăng mạnh lên vùng 108,5 - 111 triệu đồng. Tổng cộng, các thương hiệu nâng giá mua bán vàng miếng thêm 3 triệu đồng trong buổi sáng nay. Vàng nhẫn trơn hiện cũng tăng mạnh 5 triệu đồng mỗi lượng sau hai lần điều chỉnh, lên...

Tàu hỏa, máy bay, đường sắt ‘nóng’ từng ngày trước cao điểm du lịch 30/4 – 1/5

Còn 2 tuần nữa sẽ đến kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 - 1/5 và được dự báo là cao điểm du lịch nội địa. Trước nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, Bộ Xây dựng đã yêu cầu tăng chuyến, kiểm soát giá vé và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.Bộ Xây dựng ráo riết chỉ đạoĐể tăng cường công tác vận tải phục vụ nhân dân đi lại dịp nghỉ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất