Powered by Techcity

Mở đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định

Mở đợt cao điểm thực thi pháp luật về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định từ nay đến tháng 4/2024 trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến, tàu cá ra vào cảng, tại các cửa sông, cửa biển, các đảo, các bến cá tư nhân, truyền thống.

Tổ chức giám sát 24/24 hoạt động tàu cá qua hệ thống giám sát hành trình

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 539/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp lần thứ 8 của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đợt kiểm tra lần thứ 4 của Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) vào tháng 10 năm 2023, kết quả triển khai công tác chống khai thác IUU có sự tiến bộ so với trước, nhưng chưa giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế nên chưa thể gỡ được cảnh báo “Thẻ vàng”.

Trong thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho từng ban, bộ, ngành, địa phương với thời gian hoàn thành, kết quả đạt được. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên việc chỉ đạo và tổ chức triển khai các giải pháp chống khai thác IUU tại một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự tập trung, quyết liệt, hiệu quả chưa cao.

Vì vậy, để sớm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, phát triển ngành thủy sản Việt Nam bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế, Phó Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển bên cạnh việc tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp mang tính chiến lược, dài hạn, cần tập trung chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm từ nay đến ngày 30 tháng 4 năm 2024.

Phó Thủ tướng yêu cầu các ban, bộ, ngành, ủy ban nhân dân các các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tập trung cao điểm, huy động các nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU theo đúng chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (đặc biệt là Công điện số 1058/CĐ-TTg ngày 4 tháng 11 năm 2023), các kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU và các văn bản khác có liên quan; tuyệt đối không lơ là, chủ quan; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong thi hành công vụ, vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ “Thẻ vàng” của cả nước; kịp thời động viên, khen thưởng, khích lệ các tấm gương điển hình trong chống khai thác IUU.

Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương ven biển việc thực hiện các quy định, khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt vai trò thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương ven biển việc thực hiện các quy định, khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao trong cung cấp, chia sẻ thông tin đảm bảo thực hiện tốt công tác ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên có liên quan đối với nỗ lực chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Việt Nam.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp khẩn trương rà soát, hoàn thiện các Nghị định sửa đổi, bổ sung (Nghị định số 26/NĐ-CP, Nghị định số 42/NĐ-CP của Chính phủ), trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 12 năm 2023; ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT trước 30 tháng 01 năm 2024 để tháo gỡ khó khăn cho việc quản lý tàu cá “03 không”; chủ động xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị và hướng dẫn các địa phương triển khai có hiệu quả, thực chất các nội dung này.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNfishbase); hoàn thiện, triển khai đồng bộ, thống nhất trong cả nước phần mềm quản lý tàu cá ra vào cảng để theo dõi, kiểm soát hoạt động của tàu cá tại cảng cá, hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử để theo dõi, kiểm soát tính minh bạch, hợp pháp đối với nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác trong nước xuất khẩu.

Sớm có thư chính thức gửi EC về việc xác minh thông tin liên quan đến tàu Havuco02 thuộc quản lý của tỉnh Khánh Hòa.

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển và các bộ, ngành có liên quan thực hiện đợt cao điểm tuần tra, triển khai các giải pháp phù hợp, kiên quyết ngăn chặn, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU ở vùng biển nước ngoài (từ nay đến ngày 30 tháng 4 năm 2024):

+ Chủ trì tiếp tục mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực biển giáp ranh với Indonesia, Thái Lan, Campuchia, đặc biệt là Malaysia để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp cố tình vi phạm vùng biển nước ngoài.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của tàu cá tại địa phương, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, để phát hiện từ sớm từ xa, ngăn chặn ngay từ trong bờ các tàu cá, ngư dân có ý định đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

+ Điều tra, đấu tranh, xử lý triệt để các trường hợp cố tình vi phạm khai thác IUU (vận chuyển, gửi thiết bị giám sát hành trình, sử dụng tàu cá mang biển số giả…), các đối tượng lợi dụng hoạt động nghề cá để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác (như buôn lậu dầu trên biển, cưỡng bức lao động nghề cá); đặc biệt chú trọng địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Kịp thời cung cấp thông tin, phối hợp với Bộ Ngoại giao đấu tranh với các nước bắt giữ, xử lý trái phép tàu cá, ngư dân Việt Nam, thực hiện tốt công tác ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên có liên quan đối với nỗ lực chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Việt Nam.

Bộ Công an thúc đẩy, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao rà soát, thống nhất để sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các Điều 347, 348, 349, 350 Bộ Luật hình sự trong việc xử lý hành vi môi giới đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU kết quả trước ngày 30 tháng 12 năm 2023.

Chỉ đạo công an địa phương ưu tiên bố trí lực lượng thực hiện các đợt cao điểm từ nay đến ngày 30 tháng 4 năm 2024 trong điều tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền đưa ra truy tố, xét xử các trường hợp vi phạm để răn đe, giáo dục trước ngày 30 tháng 4 năm 2024.

Phối hợp với các địa phương điều tra, xử lý triệt để các tổ chức, cá nhân có hành vi “hợp thức hóa” hồ sơ vi phạm để xuất khẩu sang thị trường châu Âu theo khuyến nghị của EC, hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU trước ngày 30 tháng 4 năm 2024.

Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán tại các nước Malaysia, Indonesia, Thái Lan tích cực, kịp thời thu thập, cung cấp thông tin tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; đề nghị nước sở tại cung cấp, thông tin về vị trí bắt giữ, xử lý.

Tăng cường công tác ngoại giao, kịp thời trao đổi, chia sẻ nỗ lực chống khai thác IUU, tranh thủ sự ủng hộ của các bên có liên quan trong việc gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Việt Nam.

Tổ chức giám sát 24/24 hoạt động tàu cá qua hệ thống giám sát hành trình

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển khẩn trương rà soát hồ sơ, ra quyết định xử phạt dứt điểm các trường hợp vi phạm còn thời hạn, thời hiệu, hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU kết quả trước ngày 30 tháng 4 năm 2024.

Chỉ đạo, ưu tiên bố trí các lực lượng, giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở (xã/phường/thị trấn) tại các địa bàn trọng điểm vừa tuyên truyền vận động, vừa nắm chắc địa bàn, kịp thời phát hiện từ sớm từ xa, ngăn chặn ngay từ trong bờ tàu cá, ngư dân có ý định đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Tập trung cao điểm nguồn lực, tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng tại địa phương thực hiện có hiệu quả các công việc sau:

+ Rà soát, thống kê, nắm chắc số lượng tàu cá của địa phương; theo dõi, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của tàu cá khi xuất, nhập bến, ra vào cảng (cả tàu của tỉnh và ngoài tỉnh neo đậu, hoạt động tại tỉnh).

+ Lập danh sách cụ thể số lượng tàu cá “03 không” tại địa phương, đối với các tàu cá đang hoạt động tạm thời thực hiện đăng ký tạm để phục vụ công tác theo dõi, quản lý trước khi Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực thi hành.

+ Tổ chức giám sát 24/24 hoạt động tàu cá qua hệ thống giám sát hành trình, theo dõi, xử lý đúng quy định pháp luật đối với việc duy trì hoạt động của thiết bị VMS.

+ Tổng rà soát công tác xác nhận, chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác tại Ban quản lý cảng cá, Chi cục thủy sản và các Doanh nghiệp có liên quan đảm bảo tuân thủ đúng quy định; nghiêm cấm mọi hành vi “hợp thức hóa” hồ sơ vi phạm cho các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

+ Mở đợt cao điểm thực thi pháp luật từ nay đến tháng 4 năm 2024 trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến, tàu cá ra vào cảng, tại các cửa sông, cửa biển, các đảo, các bến cá tư nhân, truyền thống; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đặc biệt là hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, vi phạm ngắt kết nối VMS (6 tiếng không báo cáo vị trí, không đưa tàu cá quay về bờ quá 10 ngày), vượt ranh giới cho phép trên biển.

+ Khẩn trương đưa ra truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, gửi báo cáo kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU trước ngày 30 tháng 4 tháng 2024.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tàu cá địa phương tại địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh, xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, đảm bảo theo dõi, kiểm soát được tình trạng đội tàu cá, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác liên thông theo chuỗi từ tàu cá đến cơ quan, đơn vị quản lý (Cảng cá, Chi cục thủy sản…) và các cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản khai thác bảo đảm tính minh bạch, hợp pháp.

Các tỉnh có số lượng lớn tàu cá hoạt động ven bờ, tàu cá hoạt động nghề lưới kéo ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, tập trung tổ chức triển khai Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2023.

Khẩn trương thành lập Kiểm ngư địa phương

Khẩn trương thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định của Luật Thủy sản và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đảm bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Tỉnh Khánh Hòa khẩn trương điều tra, xử lý triệt để các vi phạm đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng tiến độ và quy định của pháp luật theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan tiếp tục thông tin truyền thông, tuyên truyền, tập huấn các quy định pháp luật về chống khai thác IUU để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng cư dân ven biển; đưa tin kịp thời các trường hợp vi phạm khai thác IUU bị xử lý theo quy định để răn đe, giáo dục.

Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng tiến độ nhiệm vụ được giao và báo cáo kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ trước ngày 15 hàng tháng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU kết quả thực hiện.



Nguồn

Cùng chủ đề

UBND tỉnh họp đánh giá tình hình khai thác IUU trên địa bàn tỉnh

Chiều 2/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo IUU tỉnh Quảng Ninh, chủ trì cuộc họp. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tính đến ngày 30/10/2024, trên địa bàn tỉnh có...

Quảng Ninh tiếp tục triển khai các giải pháp cấp bách nhằm gỡ “thẻ vàng” IUU

Quảng Ninh có vùng lãnh hải rộng lớn với hơn 6.000km2, trên 250km đường bờ biển, hơn 2.000 đảo lớn, nhỏ và là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, hiện nay các ngành chức năng, địa phương đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, chung tay cùng các tỉnh, thành phố có biển trong cả nước thực hiện mục tiêu gỡ "thẻ vàng" thủy...

Tuyên truyền phòng, chống khai thác thủy sản trái phép đến ngư dân

Quảng Ninh có 250km bờ biển kéo dài, với trên 6.000km2 diện tích mặt biển. Toàn tỉnh có 5.556 tàu cá. Số lao động làm ngư nghiệp trên địa bàn chiếm số lượng đáng kể. Để tăng hiệu quả công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, tỉnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật đến người dân. Tỉnh, các địa phương trên địa bàn tập trung tuyên truyền đến cán bộ,...

Cảng Cái Rồng: Truy xuất nguồn gốc thủy sản qua hệ thống điện tử

Truy xuất nguồn gốc thủy sản là một trong 4 nhóm khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ kiểm tra khi đoàn sang Việt Nam lần thứ 5 vào tháng 10 tới. Với vai trò là cảng cá có quy mô lớn nhất của tỉnh với gần 1.000 tàu cá, tàu dịch vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản thường xuyên ra vào cập bến, Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề...

TX Quảng Yên phải tạo chuyển biến rõ nét trong giao khu vực biển và IUU

Chiều 31/8, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản và quản lý tàu cá trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Theo báo cáo của UBND TX Quảng Yên, trên cơ sở phân vùng không gian biển của quy hoạch tỉnh, UBND thị xã đã ban hành Quyết định...

Cùng tác giả

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Giá vàng ngày 23/12: Vàng nhẫn và vàng miếng SJC tăng 500.000 đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (23/12) giảm nhẹ xuống giao dịch ở mức 2.621 USD/ounce trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng trước thềm Lễ Giáng sinh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn phục hồi sáng đầu tuần sau những phiên giảm liên tiếp tuần trước, giao dịch lần lượt ở mức 84,3 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giao dịch ở mức 83,6 triệu đồng/lượng. Cụ thể, tại thời điểm 11 giờ ngày 23/12, Công ty...

Tóc Tiên bất ngờ trượt 2 suất đầu tiên gia nhập nhóm nhạc Chị đẹp đạp gió

Tóc Tiên không phải một trong 2 "chị đẹp" đầu tiên chắc suất tham gia nhóm nhạc thành đoàn của "Chị đẹp đạp gió 2024". Đêm 21/12, nhà sản xuất "Chị đẹp đạp gió 2024" chính thức công bố kết quả bình chọn các "chị đẹp" ở các mạng mục. Danh sách hạng mục bình chọn gồm có: "Chị đẹp được yêu thích nhất"; "Đội trưởng được yêu thích nhất"; "Chị đẹp truyền cảm hứng"; "Nữ thần giải trí"; "Chị đẹp...

Doanh nghiệp ráo riết kích cầu tiêu dùng cuối năm

Các doanh nghiệp đang vừa khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm. Những tháng cuối năm khi Tết Ất Tỵ 2025 đã cận kề, để kích cầu mua sắm, các doanh nghiệp vừa phải khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Cùng chuyên mục

Giá vàng ngày 23/12: Vàng nhẫn và vàng miếng SJC tăng 500.000 đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (23/12) giảm nhẹ xuống giao dịch ở mức 2.621 USD/ounce trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng trước thềm Lễ Giáng sinh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn phục hồi sáng đầu tuần sau những phiên giảm liên tiếp tuần trước, giao dịch lần lượt ở mức 84,3 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giao dịch ở mức 83,6 triệu đồng/lượng. Cụ thể, tại thời điểm 11 giờ ngày 23/12, Công ty...

Doanh nghiệp ráo riết kích cầu tiêu dùng cuối năm

Các doanh nghiệp đang vừa khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm. Những tháng cuối năm khi Tết Ất Tỵ 2025 đã cận kề, để kích cầu mua sắm, các doanh nghiệp vừa phải khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu...

Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia tăng trưởng hơn 24,4%

Nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia tăng mạnh như máy móc-thiết bị tăng 108,3%, nông sản rau quả tăng hơn 27%, thủy sản tăng hơn 10%, dệt may tăng 21,5%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 45%. Tại Australia, những ngày trước lễ Giáng sinh và Năm mới 2025, ở các quán càphê không hiếm những cuộc trò chuyện về du lịch đến Việt Nam, kinh doanh ở Việt Nam. Cụm từ “kỷ nguyên vươn mình” được...

Hơn 200.000 đồng một kg mận hậu sớm trái vụ

Trái nhỏ bằng một nửa hàng chính vụ, vị chua, nhưng mận Hậu sớm trái vụ được săn đón dù giá đắt đỏ. Năm nay, mận Hậu trái vụ xuất hiện sớm hơn mọi năm. Tháng 12, các vườn mận tại Sơn La đã bắt đầu thu hoạch những lứa tỉa đầu tiên. Thông thường, mận trái vụ chỉ có từ tháng 2 của năm sau, nhưng nhờ kỹ thuật kích thích ra trái sớm, các thương lái và cửa...

Chợ mạng vào cao điểm Tết

Ngay sau Black Friday, các thương hiệu đã đồng loạt mở các chuyên mục dành riêng cho sản phẩm Tết trên sàn thương mại điện tử, "đua" tung khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn. Dù chưa tới Tết dương lịch, các sản phẩm Tết Nguyên đán như áo dài, yếm, các phụ kiện thời trang Tết đã "lên sóng" sôi động. Không khí mua sắm trên chợ mạng rộn ràng nhờ những ưu đãi sâu, miễn phí vận chuyển... Sắm Tết...

TP Hạ Long: Thu ngân sách từ phí, lệ phí đạt 4.425 tỷ đồng

Theo thông tin từ UBND TP Hạ Long, tính đến hết ngày 22/12, số thu phí, lệ phí và thu khác đã đạt 4.425 tỷ đồng (bằng 102% dự toán tỉnh và 100% kế hoạch của thành phố, bằng 161% so với cùng kỳ năm 2023). Năm 2024, tổng thu nội địa ngân sách tỉnh giao TP Hạ Long thu là 9.025 tỷ đồng, trong đó số thu từ thuế phí, lệ phí, thu khác là 4.338 tỷ đồng, số...

Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh trao thưởng “Hóa đơn trao tay – vận may bất ngờ”

Ngày 23/12, Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh, Công ty xăng dầu B12 (Petrolimex Quảng Ninh) tổ chức trao giải thưởng chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" cho khách hàng may mắn. Chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức từ ngày 22/9/2024 đến 30/11/2024 trên toàn quốc. Cơ cấu giải thưởng gồm: 62 giải Nhất; 186 giải Nhì;...

Trái cây độc lạ ‘trình làng’ dịp Tết

Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm. Dừa dát vàng chạy đơn cho kịp Tết Mỗi dịp Tết đến, dừa dát vàng được nhiều người ưa chuộng vì vẻ ngoài đẹp mắt, lóng lánh sang trọng, tượng trưng cho sự thịnh...

Dự báo lợi nhuận, nợ xấu ngân hàng năm 2025

Các chuyên gia cho rằng, lợi nhuận trước thuế của ngành ngân hàng trong quý IV năm nay với mức tăng trưởng tích cực nhưng chậm lại trong năm 2025, trong khi đó nợ xấu có xu hướng giảm dần. Lợi nhuận ngân hàng tăng chậm lại trong năm 2025 Tại báo cáo ngành ngân hàng năm 2025, Công ty TNHH Chứng khoán Á Châu (ACBS) dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng 16,2% trong năm nay, sang năm...

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa. Những chuyển biến tích cực về phát triển thương mại trong nước Theo Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, Việt Nam đã kết thúc năm cuối thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 với nhiều thành tựu quan trọng....

Tin nổi bật

Tin mới nhất