Powered by Techcity

Luật Điện lực: Thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư công trình nguồn điện

Luật điện lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư công trình nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh…

Toàn cảnh khu công nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia trong trước mắt và lâu dài.

Bao quát các chính sách lớn

Luật Điện lực 2024 có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2025, gồm 9 Chương, 81 Điều, đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực, chương I của Luật Điện lực (sửa đổi) quy định, Nhà nước ban hành các chính sách phát triển, đầu tư xây dựng ngành điện bảo đảm yêu cầu là ngành công nghiệp hạ tầng quan trọng nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.

Nhà nước độc quyền trong các hoạt động sau đây vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia: Điều độ hệ thống điện quốc gia; đầu tư xây dựng và vận hành dự án nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định; vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng.

Chính sách phát triển điện vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm: Ưu tiên ngân sách nhà nước, kết hợp huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện bảo đảm cung cấp điện an toàn, thường xuyên, tin cậy cho các hộ gia đình và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương, đồng thời, ưu đãi về đầu tư, tài chính và ưu đãi, hỗ trợ khác đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài xây dựng nguồn, lưới điện, kinh doanh cấp điện cho các hộ gia đình bảo đảm bền vững và hiệu quả.

Luật Điện lực 2024 cũng nêu rõ, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng công trình nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện; các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được vận hành lưới điện do mình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

Thủy điện Hòa Bình. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Dự án điện lực sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ làm chủ đầu tư thuộc danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước được vay lại vốn và cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Bên cạnh đó, có cơ chế phát triển các dự án điện lực phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh trên cơ sở bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và an ninh tài chính quốc gia, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và Nhân dân, ổn định kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ, bao gồm: sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn và thời gian áp dụng, nguyên tắc tính giá điện, bảo đảm thực hiện dự án đầu tư, thời hạn của chính sách đối với từng trường hợp.

Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp, lắp đặt các thiết bị, hệ thống thu giữ các-bon để giảm phát thải ra môi trường, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.

Về chính sách phát triển nhiệt điện khí: Ưu tiên phát triển nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí trong nước, phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống điện; có cơ chế huy động các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên trong nước tối đa theo khả năng cấp khí và các ràng buộc về nhiên liệu để bảo đảm hài hoà lợi ích tổng thể của quốc gia.

Ngoài ra, có cơ chế để phát triển các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng theo quy định tại khoản 6 Điều này; ưu tiên phát triển các dự án điện lực gắn với việc sử dụng chung hạ tầng kho cảng nhập khí thiên nhiên hóa lỏng, đường ống khí để giảm giá thành sản xuất điện.

Có cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi

Về chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, trong Luật điện lực nêu rõ việc phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống điện với giá thành điện năng hợp lý, đồng bộ với phát triển lưới điện và quy hoạch phát triển điện lực, phù hợp với trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, đáp ứng mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam trong từng thời kỳ;

Có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho từng loại hình nguồn điện, trong đó có các dự án thủy điện nhỏ được xác định theo quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi; khuyến khích đầu tư các dự án tham gia thị trường điện cạnh tranh.

Đáng chú ý, về chính sách phát triển điện hạt nhân, quy hoạch phát triển điện hạt nhân phải gắn liền, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực để bảo đảm mục tiêu an ninh cung cấp điện; đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc, đoàn Hòa Bình cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) lần này sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì điện năng là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Đặc biệt, việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào nguồn điện lưới quốc gia và cắt giảm chi phí điện dài hạn. Điều này cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tăng tính bền vững.

Petrovietnam sẵn sàng nguồn lực phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện, bảo đảm phản ánh chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh điện hợp lý, hợp lệ của đơn vị điện lực; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết giá của Nhà nước phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh; giá điện bảo đảm khuyến khích sử dụng điện có hiệu quả và tiết kiệm.

Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý và giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh khi chưa đủ điều kiện tham gia hoặc không lựa chọn tham gia mua bán điện trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, vùng, miền phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh; bảo đảm quyền tự quyết định giá mua điện, giá bán điện không vượt quá khung giá điện, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định.

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện. Giá điện bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các đơn vị điện lực; xây dựng cơ chế giá điện phù hợp đối với các nhóm khách hàng đặc thù theo các chủ trương của Nhà nước phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở từng thời kỳ.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí, cơ chế do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ; Chính phủ ban hành phương án hỗ trợ giảm tiền điện trong trường hợp có sự cố, thảm họa theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự để ổn định phát triển kinh tế-xã hội./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực

Việc sửa đổi Luật Điện lực được đánh giá là rất cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở cho những hành động đột phá để phát triển ngành điện. Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 30/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%). Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Luật Điện lực (sửa đổi) thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này Bộ Công Thương đã rà soát để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của hệ thống pháp luật. Rà soát để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ Trong Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này, Bộ Công Thương đã rà soát để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan, tránh mâu thuẫn, chồng chéo...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 26/10, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Đại biểu Trần Thị Kim Nhung, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng quy định về điện năng lượng tái tạo còn chưa được đầy đủ cần được bổ sung, làm rõ để đảm bảo trong quá trình triển khai...

Sửa Luật Điện lực hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0

Chiều 21/10, tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 21/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Theo Tờ trình, sau khi được ban hành, việc thực thi Luật Điện lực...

Sửa đổi Luật Điện lực: Thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng quá trình tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường điện cạnh tranh rất chậm so với tiến độ đã được quy định. Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, chiều 19/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia Về sự cần thiết ban hành...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và phu nhân đã hội kiến Nhà Vua Naruhito và Hoàng hậu tại Hoàng cung. Trong không khí thân thiện, Nhà vua Nhật Bản đã bày tỏ cảm ơn vì sự hỗ trợ của Việt Nam đối với hậu quả của trận động đất ở bán đảo Noto. Nhà vua Nhật Bản cũng gửi lời chia buồn về những thiệt hại do cơn bão tại Việt Nam vào tháng...

Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản và cá nhân Chủ tịch Maeda Tadashi đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Chiều 4/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tổng...

Chưa hoàn thành thủ tục cấp phép, Temu tạm dừng hoạt động bán hàng tại Việt Nam

Đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới-Temu tạm dừng việc bán hàng tại Việt Nam cho đến khi hoàn thành các thủ tục cấp phép. Trao đổi với PV, đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu tạm dừng bán hàng tại Việt Nam cho đến...

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước. Ngày 4/12, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024 để xem xét 6 đề nghị xây dựng luật và 1 dự thảo pháp lệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Bình Dương vượt Hà Nội về thu hút FDI

Bình Dương vượt qua Hà Nội để vươn lên thứ hai cả nước về thu hút vốn ngoại, với 42,39 tỷ USD, trong khi TP HCM vẫn là đầu tàu về thu hút FDI. Theo số liệu thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến hết tháng 11, Hà Nội thu hút được gần 42,2 tỷ USD, đứng thứ ba cả nước về "điểm đến" của nhà đầu tư ngoại. Nhưng so...

Cùng chuyên mục

Chưa hoàn thành thủ tục cấp phép, Temu tạm dừng hoạt động bán hàng tại Việt Nam

Đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới-Temu tạm dừng việc bán hàng tại Việt Nam cho đến khi hoàn thành các thủ tục cấp phép. Trao đổi với PV, đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu tạm dừng bán hàng tại Việt Nam cho đến...

Bình Dương vượt Hà Nội về thu hút FDI

Bình Dương vượt qua Hà Nội để vươn lên thứ hai cả nước về thu hút vốn ngoại, với 42,39 tỷ USD, trong khi TP HCM vẫn là đầu tàu về thu hút FDI. Theo số liệu thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến hết tháng 11, Hà Nội thu hút được gần 42,2 tỷ USD, đứng thứ ba cả nước về "điểm đến" của nhà đầu tư ngoại. Nhưng so...

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” sớm, thặng dư 11 tháng đạt gần 16,5 tỷ

Theo số liệu về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, cán cân thương mại các sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 16,46 tỷ USD, tăng tới 52,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với tháng 11 năm 2023; đưa...

Cảnh báo loạt thay đổi thuế với bán hàng online từ 2025

Người bán hàng online cần lưu ý thay đổi thuế 2025: Sàn TMĐT nộp thuế thay, ngưỡng chịu VAT tăng 200 triệu đồng, siết quản lý livestream bán hàng. Từ năm 2025, các cá nhân kinh doanh, bán hàng online cần đặc biệt lưu ý đến những quy định mới về thuế vừa được Quốc hội thông qua, nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay...

Giá xăng dầu ngày mai sẽ có bất ngờ?

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày mai (5/12) được dự báo sẽ quay đầu giảm chỉ sau một phiên tăng. Trong khi đó, giá dầu biến động trái chiều. Cập nhật dữ liệu giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường Singapore đến ngày 3/12 cho thấy, giá xăng RON 95 giao dịch ở mức 83,69 USD/thùng, giảm hơn 1 USD/thùng so với 7 ngày trước; xăng RON 92 ở mức 80,83 USD/thùng, giảm hơn 0,6 USD/thùng. Trên thị...

Bước nhảy vọt của ngành hàng rau quả

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo cả năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 7,2 tỷ USD - con số kỷ lục từ trước tới nay, cao hơn 1,6 tỷ USD so với năm 2023. Bước nhảy vọt này đang mở ra chặng đường phát triển mới cho ngành hàng rau quả trong những năm tiếp theo trên hành trình hướng tới kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Số liệu của Tổng...

Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt trên 7%, vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Kiên định với mục tiêu tăng trưởng Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức vào ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa thông tin dự báo, 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 đạt và vượt...

Giá vàng bất ngờ tăng

Sáng nay (4/12), giá vàng bất ngờ đồng loạt tăng nhẹ. Theo đó, giá vàng miếng SJC lên mốc 85,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn trên 84 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 83 - 85,5 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji, Công ty vàng Phú...

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lo ngại đề xuất của Bộ Công Thương

Các thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu cho rằng, việc Bộ Công Thương đề xuất thương nhân phân phối không được mua hàng lẫn nhau vô hình trung biến những doanh nghiệp này rơi vào vị thế phụ thuộc, làm thuê cho các thương nhân đầu mối. Doanh nghiệp bán lẻ lo bị thâu tóm Nhóm doanh nghiệp phân phối, thương nhân bán lẻ xăng dầu vừa tiếp tục có văn bản kiến nghị gửi Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7%-25% tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2024 nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Nhu cầu mua sắm những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán thường tăng cao, vì vậy để bình ổn thị trường, các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh đang tích cực triển khai kế hoạch thu mua,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất