Powered by Techcity

Luật Đất đai (sửa đổi) nên quy định tiêu chí căn bản, không quy định cứng

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), sáng 3/11, các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật chỉ nên quy định những tiêu chí mang tính nguyên tắc căn bản, có tính khả thi và không nên quy định cứng; đồng thời, cần rà soát thận trọng, kỹ lưỡng để đảm bảo không mâu thuẫn, xung đột giữa các luật.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Vân phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Rà soát kỹ để không mâu thuẫn, xung đột

Thảo luận tại Hội trường, đa số các đại biểu nhất trí, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cơ bản được sửa đổi, bổ sung theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn, trên cơ sở rà soát, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chuyên gia và nhân dân. Dự thảo luật thể hiện rõ ràng hơn vai trò của đất đai trong phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân đối với dự án luật quan trọng của đất nước. Các đại biểu kỳ vọng, dự thảo Luật khi được Quốc hội thông qua sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra cho công tác quản lý, sử dụng đất hiện nay.

Cho ý kiến về các quy định liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, đại biểu Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, hiện các quy định này đang bị “chia tách, một nửa tại Chương V của dự thảo Luật, một nửa được sửa đổi vào Luật Quy hoạch”.

Ví dụ về quy định về quy hoạch sử dụng đất quốc gia, đại biểu Trần Thị Vân cho rằng, các quy định về căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, căn cứ và nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc gia được quy định tại điều 65 của Luật Đất đai. Trong khi đó, nội dung của quy hoạch sử dụng đất quốc gia lại được quy định tại điều 24 của Luật Quy hoạch và được điều 252 của Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung. Tương tự đối với quy định về quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và các loại đất khác.

“Như vậy, nếu giữ nguyên như dự thảo, sau khi ban hành, việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật sẽ bị xé lẻ, manh mún. Nội dung nằm trong Luật Quy hoạch nhưng căn cứ lại thuộc Luật Đất đai. Do đó, các quy định về quy hoạch sử dụng đất cần được sửa đổi, bổ sung trong Chương V của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); đồng thời bãi bỏ các quy định về nội dung, quy trình đang bị chồng chéo tại Luật Quy hoạch”, đại biểu Trần Thị Vân nêu.

Bên cạnh đó, đại biểu Trần Thị Vân cho rằng, việc thực hiện phân cấp phân quyền theo hướng triệt để, phân cấp toàn bộ thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định giá đất cho các địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian vừa qua xảy ra một số vụ việc tố tụng đáng tiếc tại một số tỉnh thành liên quan đến tính toán, xác định giá những “khu đất vàng” chưa phù hợp để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Do đó, đại biểu đề nghị cần cân nhắc bổ sung vào dự thảo Luật trường hợp giá trị của khu đất tính theo bảng giá có giá trị lớn đến hàng nghìn tỷ đồng, đặc biệt khi giao đất không thông qua đấu giá, đấu thầu. “Cần có cơ chế kiểm soát ngay từ ban đầu với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước có chuyên môn sâu, khi đề xuất phương án giá đất đảm bảo không gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, không nên chờ đến khâu hậu kiểm”, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị.

Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Nguyễn Duy Minh phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) cho rằng, còn nhiều nội dung còn có các phương án khác nhau, chưa thống nhất; kiến nghị cần thận trọng xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thông qua dự án Luật.

Theo đại biểu Nguyễn Duy Minh, Luật Đất đai là luật rất quan trọng, phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; do đó, cần khẳng định hiệu lực pháp lý cao hơn, xem xét bổ sung một điều về áp dụng pháp luật như bản dự thảo lấy ý kiến nhân dân. “Việc bổ sung thêm điều này chính là giải pháp để giải quyết các xung đột pháp luật, vướng mắc trong quản lý sử dụng đất đai do lịch sử để lại, từ yêu cầu mới của thực tiễn”, đại biểu Nguyễn Duy Minh nói.

Khoản 2, khoản 3, Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có quy định cụ thể, song trên thực tế, đại biểu Nguyễn Duy Minh cho rằng vẫn còn có những cách hiểu và áp dụng khác nhau. Kỳ họp lần này dự kiến thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đại biểu cho rằng, “cần rà soát để đảm bảo không mâu thuẫn, xung đột”.

Không nên quy định “cứng”

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Chính phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Góp ý về điều kiện về khu tái định cư, đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) nói, dự thảo Luật quy định khu tái định cư phải đảm bảo các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông bảo đảm kết nối, hạ tầng xã hội bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế giáo dục…, phù hợp với điều kiện phong tục tập quán của từng vùng miền…

“Với những quỹ đất hiện nay, thực tế, khó có khu tái định cư nào đủ 3 điều kiện trên. Nếu quy định cứng phải đủ 3 điều kiện như vậy thì vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư rất khó khả thi, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Dự thảo Luật cũng quy định khu tái định cư phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư – nơi có đất bị thu hồi, cũng rất khó khả thi vì phong tục, tập quán là những nét văn hóa đặc trưng, mang màu sắc riêng, không địa phương nào giống địa phương nào. Khi được tái định cư có người được tái định cư ngay tại địa phương nơi có đất bị thu hồi, có người phải di chuyển sang địa phương khác vì quỹ đất ở đó không còn”, đại biểu Nguyễn Hữu Chính nêu.

Do đó, đại biểu Nguyễn Hữu Chính cho rằng, dự thảo Luật chỉ nên quy định những tiêu chí mang tính nguyên tắc căn bản, có tính khả thi và không quy định cứng.

Về 2 phương án mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa, đại biểu Nguyễn Hữu Chính tán thành với phương án quy định cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa (trừ trường hợp tặng cho cho người thuộc hàng thừa kế) phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa theo quy định.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính lý giải, quy định theo hướng này sẽ bảo đảm cho công tác quản lý đất trồng lúa nghiêm ngặt, chặt chẽ, tránh trường hợp cá nhân trục lợi, thu gom đất trồng lúa nhằm tích trữ, đầu đầu cơ, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng, cả nước nói chung.

“Bên cạnh đó để đáp ứng điều kiện nhận chuyển nhượng, cá nhân không trực tiếp sản xuất phải có phương án sử dụng đất và lên kế hoạch sử dụng đất trồng lúa là phù hợp với điều kiện hiện nay, tránh tính trạng không quản lý được quỹ đất”, đại biểu Nguyễn Hữu Chính nêu.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Hà Đức Minh phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Đồng quan điểm, đại biểu Hà Đức Minh (Lào Cai) đánh giá cao dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã tiếp thu và giải trình đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội, đảm bảo cho ba nội hàm: Công tác quản lý của nhà nước, quyền lợi của Nhân dân; trách nhiệm và lợi ích của các tổ chức và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đối với quy định về các trường hợp nhà nước cho thuê đất không thông qua đấu giá, đại biểu Hà Đức Minh cho rằng, để phát triển kinh tế – xã hội mà nhà nước phải thu hồi đất thương mại dịch vụ, không phải đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp như đất trụ sở cơ quan, đất nhà hàng, siêu thị, khách sạn, trạm xăng, trạm dừng nghỉ, trạm sạc điện xe…, người thu hồi đất sẽ không được thuê đất để tiếp tục kinh doanh.

“Muốn kinh doanh, người bị thu hồi đất phải tìm đất đấu giá nhưng nếu đấu giá không được sẽ phải dừng hoạt động, đóng cửa và sa thải người lao động. Như vậy không đảm bảo quyền tiếp cận đất đai của người đang sử dụng đất, không đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận đất đai”, đại biểu Hà Đức Minh nói và đề nghị nghiên cứu mở rộng đối tượng cho thuê đất không qua đấu giá đối với trường hợp này để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh và theo nguyên tắc thu hồi, sẽ bố trí lại để tái sản xuất.



Nguồn

Cùng chủ đề

UBND tỉnh đánh giá tiến độ thực hiện xây dựng các văn bản quy định chi tiết theo Luật Đất đai 2024

Sáng 16/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện xây dựng các văn bản quy định chi tiết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh theo Luật Đất đai 2024 và các Nghị quyết của Chính phủ. Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo tiến độ xây dựng 25 văn bản quy phạm...

Hạ Long: Tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức về Luật Đất đai 2024 đến tận tổ trưởng thôn, khu của 33 xã,...

Chiều 10/8, Trung tâm chính trị TP Hạ Long tổ chức lớp tập huấn cập nhật kiến thức về Luật Đất đai 2024; thực trạng quản lý sử dụng đất đai và những giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn TP Hạ Long. Tham gia tập huấn có gần 800 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan, phòng, ban, đơn vị và 33 xã, phường. Đặc biệt,...

Luật Đất đai 2024: Đáp ứng kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp

Ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực. Với nhiều điểm mới, Luật Đất đai 2024 đang nhận được kỳ vọng lớn với những thay đổi đột phá trong chính sách quản lý, sử dụng đất đai. Hiện các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh đang tập trung triển khai thực hiện các nội dung, sớm đưa luật đi vào cuộc sống.  Luật Đất đai 2024 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó, sửa đổi,...

Quốc hội sẽ sớm xem xét Luật Đất đai từ ngày 1/8 tới

Quốc hội vừa đồng ý thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật năm 2025, điều chỉnh chương trình năm 2024 để xem xét Luật Đất đai và 3 luật liên quan có hiệu lực sớm từ 1/8 tại đợt 2 Kỳ họp 7. Thay vì có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, nhiều chính sách quan trọng về đất đai, nhà ở xã hội,... quy định trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động...

Luật Đất đai 2024: Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

Một trong những điểm mới của Luật Đất đai 2024 là tăng cường phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) và loại bỏ khâu trung gian trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm giảm đầu mối trung gian trong giao đất, cho thuê đất. Điều này giúp giảm thiểu thực hiện TTHC đất đai, tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp. Bỏ khâu trung gian trong quản lý sử dụng đất Nếu như...

Cùng tác giả

TP Hạ Long: Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

Chiều 25/12, thành phố Hạ Long tổ chức lễ truy tặng danh hiệu cao quý cấp Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Ất có đại diện thân nhân gia đình là bà Nguyễn Thị Hiên, trú tại khu 4, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long. Mẹ Phạm Thị Ất sinh năm 1915, sinh ra và lớn lên tại phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Mẹ có 2 con trai và 2...

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia. Ngày 24/12/2024, tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp...

 Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái: Thu ngân sách nhà nước đạt 2.388 tỷ đồng

Ngày 25/12, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm, Chi cục đã thực hiện thủ tục cho 97.766 tờ khai với tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt 4,13 tỷ USD, tăng 21% về tờ khai và tăng 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Chiều 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ...

Hải Hà: Trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân

Hôm nay 25/12, UBND huyện Hải Hà tổ chức trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quảng Minh. Đây là những hộ dân đầu tiên trên địa bàn huyện được trao Quyết định giao khu vực nuôi biển. Theo đó, hạn mức mặt nước cấp phép cho các hộ dân nuôi trồng có diện tích từ 9.000m2 cho đến dưới 1ha; thời hạn giao trong vòng 10 năm....

Cùng chuyên mục

TP Hạ Long: Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

Chiều 25/12, thành phố Hạ Long tổ chức lễ truy tặng danh hiệu cao quý cấp Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Ất có đại diện thân nhân gia đình là bà Nguyễn Thị Hiên, trú tại khu 4, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long. Mẹ Phạm Thị Ất sinh năm 1915, sinh ra và lớn lên tại phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Mẹ có 2 con trai và 2...

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia. Ngày 24/12/2024, tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Chiều 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao lãnh đạo Tập đoàn Lite-On Technology

Ngày 25/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao lãnh đạo Tập đoàn Lite-On Technology. Đây là một trong 10 tập đoàn lớn trên thế giới chuyên sản xuất các linh kiện điện tử máy tính, điện thoại cho các thương hiệu lớn trên thế giới. Tại buổi tiếp, lãnh đạo Tập đoàn Lite-On Technology đã giới thiệu sơ bộ về dự án của Tập đoàn tại...

Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh hiệp đồng tuyển nhận công dân nhập ngũ năm 2025

Chiều 25/12, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị hiệp đồng tuyển nhận công dân nhập ngũ năm 2025. Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại biểu các đơn vị nhận quân của Bộ Quốc phòng, Quân khu 3 và các địa phương trong tỉnh. Năm 2024, Bộ CHQS tỉnh đã hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị nhận quân thống...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao lãnh đạo Tập đoàn Lite-On Technology

Chiều 25/12, đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp ông Gari Lin, Phó Chủ tịch, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Lite-On Technology để trao đổi về việc đầu tư của Tập đoàn tại Quảng Ninh trong thời gian tới. Ông Gari Lin, Phó Chủ tịch, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Lite-On Technology bày tỏ cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ của tỉnh Quảng Ninh trong suốt quá trình triển khai đầu...

Tổng Công ty Đông Bắc kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống 27/12 (1994 – 2024)

Sáng 25/12, Tổng Công ty (TCT) Đông Bắc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống 27/12 (1994 - 2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 3; Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 61

Ngày 25/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV tổ chức hội nghị thứ 61 để thông qua kết quả kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng bộ tỉnh năm 2024; đồng thời, cho ý kiến dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017...

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo thêm động lực phát triển kinh tế, xã hội

Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc: bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện các...

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18

Đối với cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức TW: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%); giảm 3 đầu mối cấp phòng, tương đương 18,7%. Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất