Gửi tiết kiệm có kỳ hạn bao gồm tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn, vậy gửi tiết kiệm dài hạn có lợi ích gì?
Gửi tiết kiệm dài hạn là gì?
Gửi tiết kiệm là hình thức đầu tư an toàn và phổ biến được nhiều người lựa chọn. Gửi tiết kiệm bao gồm tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn.
Trong đó, gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm trong một khoảng thời gian nhất định và khoảng thời gian này được người gửi thỏa thuận với ngân hàng ngay từ khi mở sổ.
Gửi tiết kiệm dài hạn là hình thức tiết kiệm từ 3 tháng trở lên như 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng…Gửi tiết kiệm dài hạn được các chuyên gia đánh giá cao bởi tính đầu tư an toàn, ổn định và hiệu quả.
Những lợi ích của gửi tiết kiệm dài hạn
Gửi tiết kiệm dài hạn có nhiều ưu điểm như:
– An toàn: Khi gửi tiết kiệm dài hạn, số tiền gửi sẽ được ngân hàng đảm bảo an toàn trong khoảng thời gian nhất định.
– Lãi suất hấp dẫn: Ưu điểm lớn nhất của gửi tiết kiệm dài hạn là mức lãi suất hấp dẫn, cao hơn so với gửi tiết kiệm ngắn hạn. Nhờ đó, người gửi nhận về mức sinh lời cao từ khoản tiền nhàn rỗi.
– Tăng hiệu quả quản lý tài chính: Khi gửi tiền tiết kiệm trong một thời gian dài, khách hàng hạn chế được việc chi tiêu mất kiểm soát. Thêm nữa, khách hàng còn dự trữ được khoản tiền nhất định để đầu tư, xây nhà, mua sắm mặt hàng có giá trị lớn hay phòng ngừa ốm đau…
– Ít gặp rủi ro: Khi gửi tiết kiệm dài hạn, khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất cố định. Vì thế, khoản tiền gửi này không chịu sự biến động của tài chính trong một khoản thời gian nhất định.
Gửi tiết kiệm kỳ hạn bao lâu là hợp lý?
Để xác định được gửi tiết kiệm kỳ hạn nào hợp lý, khách hàng cần dựa vào nhu cầu và thời gian dự kiến sử dụng nguồn tiền của mình.
– Nếu từ 3 – 6 tháng tới, nhu cầu sử dụng tiền thường xuyên thì kỳ hạn gửi tiết kiệm 2 – 3 tháng là phù hợp nhất. Hiện nay, mức lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng dành cho kỳ hạn từ 2 – 3 tháng thường giống nhau. Sau khi đáo hạn, người gửi sẽ nhận lại được tiền gốc và lãi để sử dụng, đồng thời quyền quyết định có nên tiếp tục gửi tiền hay không.
– Nếu trong khoảng từ 6 – 7 tháng không có nhu cầu sử dụng đến số tiền nhàn rỗi thì kỳ hạn 6 tháng là phù hợp. Mức lãi suất của kỳ hạn 6 tháng thường cao hơn so với kỳ hạn từ 1 – 3 tháng.
– Nếu trong một năm tới chưa có nhu cầu sử dụng đến khoản tiền nhàn rỗi thì nên chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm 12 tháng (tức 1 năm). Đây là mức lãi suất lý tưởng, được nhiều ngân hàng áp dụng chính sách ưu đãi cộng thêm lãi suất nhằm khuyến khích người dùng gửi tiết kiệm.