Powered by Techcity

Lịch sử Ngày Truyền thống công nhân mỏ

Quảng Ninh là một trong những “cái nôi” ra đời sớm nhất của giai cấp công nhân Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ công nhân khu mỏ gắn liền với phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh chống lại sự áp lực, bóc lột của bọn thực dân, chủ mỏ Pháp.

Quảng Ninh có nguồn dự trữ than đá lớn, chất lượng tốt; có cảng biển và đường giao lưu quốc tế thuận lợi vì thế các tập đoàn tư bản nước ngoài luôn nhòm ngó và tìm cách chiếm đoạt.

Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, sau cuộc đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873), năm 1874, chúng buộc triều Nguyễn phải mở rộng cảng than Hòn Gai cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán, mua than. Năm 1881, chúng đã đưa các đoàn kỹ thuật đến khu mỏ Hòn Gai thăm dò, khảo sát địa chất nơi đây và phát hiện than ở vùng mỏ này là một thứ than đặc biệt tốt.

Vào cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai, sau khi đánh chiếm Hà Nội được tám ngày, ngày 12/3/1883, chúng đem 500 quân đánh chiếm Hòn Gai dựng trại tại Bãi Cháy. Từ đó bắt đầu thời kỳ thực dân Pháp chiếm giữ và khai thác khu mỏ.

Năm 1884, sau khi ép triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Patơnốt đánh dấu sự đầu hàng của nhà Nguyễn giao nước ta vào tay Pháp, chúng tiếp tục ép triều đình nhà Nguyễn làm khế ước bán mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả cho tên tư bản Pháp là Ba-vi-ê-sô-phua với giá 10 vạn đồng Đông Dương, trong thời hạn 100 năm. Kể từ đó, nhân dân khu mỏ chịu sự áp bực, bóc lột của bọn tư bản Pháp.

Cuộc tổng bãi công của công nhân Vùng mỏ ngày 12/11/1936 mãi mãi đi vào lịch sử của lớp lớp thợ mỏ giống như một biểu tượng thành công về tập hợp lực lượng, về tính “Kỷ luật và Đồng tâm”. Phát huy truyền thống đó, trong suốt 86 năm qua, các thế hệ cán bộ, công nhân và nhân dân Vùng mỏ đã đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, gian khó, thi đua lao động sản xuất xây dựng ngành Than và Tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển bền vững.
Cuộc tổng bãi công của công nhân Vùng mỏ ngày 12/11/1936 mãi mãi đi vào lịch sử của lớp lớp thợ mỏ giống như một biểu tượng thành công về tập hợp lực lượng, về tính “Kỷ luật và Đồng tâm”. 

Ngày 24/4/1888, Công ty mỏ than đầu tiên của người Pháp được thành lập có tên là Công ty mỏ Bắc Kỳ, phạm vi khai thác từ phía Bãi Cháy đến Mông Dương. Kể từ đó dưới thời Pháp, Hòn Gai, Cẩm Phả còn có tên gọi tắt là “vùng đất nhượng” tức thuộc quyền của chủ mỏ, có bộ máy bạo lực riêng. Lúc mới thành lập đã tuyển mộ được 3.000 công nhân. Năm 1888, triều Nguyễn lại nhượng bán khu vực Đông Triều – Mạo Khê cho tập đoàn tư bản Pháp Mác-Ty, với giá 9 triệu Franc, thời hạn 99 năm. Với những khế ước trên, các vùng đất “béo bở” trong khu mỏ Quảng Ninh đã được nhà Nguyễn cắt nhượng, phân chia hết cho bọn chủ tư bản Pháp. Quá trình khai thác than là quá trình ra đời và phát triển đội ngũ công nhân Quảng Ninh. Có thể nói, Quảng Ninh là nơi có đội ngũ công nhân ra đời sớm nhất, là một trong những “cái nôi” của giai cấp công nhân Việt Nam. 

Kết thúc thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) lực lượng công nhân đã trở thành một giai cấp. Kết thúc cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), số lượng công nhân ngày càng đông đảo và trưởng thành về mặt chất lượng. Năm 1929, toàn Đông Dương có 38.665 thợ mỏ thì riêng công nhân khu mỏ có 35.000 người; đến năm 1939 công nhân khu mỏ lên tới 42.300 người. Bên cạnh công nhân mỏ, công nhân trong các ngành kinh tế khác như: gốm sứ, xây dựng, giao thông vận tải, lâm nghiệp, ngư nghiệp cũng là con số đáng kể và ngày càng đông đảo thêm.

Sống trong khu vực “đất nhượng”, công nhân mỏ chịu sự thống trị của hai bộ máy bạo lực của chính quyền thực dân và bọn chủ mỏ. Họ bị bóc lột sức lao động tàn nhẫn, ngày làm 10 giờ, có khi phải làm tới 12 giờ, nhưng tiền lương lại rất thấp. Trong hoàn cảnh lương ít ỏi, giá cả ngày càng cao, công nhân mỏ còn bị chủ thầu, cai, giám thị cúp tiền lương, đánh đập; chứa bạc, mở tiệm hút thuốc phiện; độc quyền bán lương thực, thực phẩm, làm cho công nhân mỏ phải sống kham khổ và rách rưới. Tình cảnh điêu đứng, cơ cực của người thợ mỏ là lý do cắt nghĩa tại sao các cuộc đấu tranh của họ bắt đầu từ khi họ mới ra đời. 

Trước khi có Đảng, các phong trào đấu tranh của công nhân chủ yếu mang tính tự phát, đấu tranh lẻ tẻ, không có tổ chức để giải quyết sự tức giận nhất thời nên đã không giành được lợi ích kinh tế cũng như chính trị, mà ngược lại còn bị đánh đập, đe đuổi khỏi nhà máy thậm chí là bị giết hại. Sau dần, họ biết chuyển hình thức đấu tranh tự phát sang tự giác, có tổ chức, thu hút đông đảo người công nhân tham gia và đạt được quyền lợi cả về kinh tế và chính trị. Đặc biệt kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, khu mỏ lần lượt xuất hiện các chi bộ đảng ở mỏ Mạo Khê, Vàng Danh – Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả – Cửa Ông. Như vậy, đến đầu năm 1930, trong hầu hết các nơi tập trung đông công nhân đều có các chi bộ Đảng.

Kể từ khi Đảng ra đời, các phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói chung và giai cấp công nhân nói riêng đã có sự lãnh đạo của Đảng nên đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, đạt được nhiều quyền lợi về kinh tế và chính trị. Đặc biệt là cao trào cách mạng dân sinh dân chủ 1936 – 1939 do Đảng phát động.

Ngay trong đêm ngày 12 tháng 11, Ban lãnh đạo cuộc bãi công tranh thủ lúc chính quyền thực dân và bọn chủ mỏ lơ là, sơ hở, mất cảnh giác đã khẩn trương chuẩn bị những công việc cho cuộc bãi công. Không khí chuẩn bị bãi công bao trùm cả khu vực Cẩm Phả. Ngay đêm đó, các đội bảo vệ đã thành lập các trạm kiểm soát trên các ngả đường dẫn lên công trường, tầng than để tuyên truyền vận động thợ mỏ tham gia bãi công. Truyền đơn, khẩu hiệu, áp phích, dán ở các lán thợ và trên các đường phố.

Rạng sáng ngày 13 tháng 11 năm 1936, một vạn thợ mỏ Cẩm Phả tuyên bố bãi công. Từ sáng sớm, anh chị em công nhân đi làm đã dựng lại quây quần quanh các tờ áp phích kêu gọi bãi công với nội dung: “Hỡi anh chị em! Chúng ta làm lụng cực khổ, lương không đủ sống. Chúng ta không muốn chết đói, chết bệnh. Vậy tất cả hãy bãi công. Đòi chủ tăng lương lên ba hào một ngày. Đòi chủ phải mua cuốc xẻng. Anh chị em hãy đồng tâm, đừng để người ta phá cuộc đấu tranh của chúng ta. Hãy tỉnh táo! Đừng mắc mưu khiêu khích! Kỷ luật và đồng tâm! Chúng ta sẽ thắng”.

Sau khi đọc xong nội dung kêu gọi bãi công trên, tất cả anh chị em công nhân trên địa bàn mỏ Cẩm Phả không ai bảo ai, đều lần lượt ra về. Để đáp trả yêu sách của người công nhân, bọn chính quyền thực dân đã điều 500 lính lê dương và lính khố xanh từ Hải Phòng về để đàn áp phong trào, uy hiếp công nhân bãi công. Toàn bộ hệ thống cai trị, khủng bố của bọn thực dân ở mỏ cũng được huy động để đối phó với cuộc đấu tranh của thợ mỏ. Chúng dùng các thủ đoạn dụ dỗ, chia rẽ, dọa nạt… đối với quần chúng, nhưng tất cả đều vô hiệu, thợ mỏ vẫn kiên quyết đòi chủ mỏ phải thực hiện các yêu sách mới chịu đi làm. Đến ngày thứ 6 của cuộc bãi công, tình hình rất căng thẳng. Mặc dù đã được vay kỳ lương đầu tháng, nhưng mức lương thợ mỏ đa số đều thấp, phần đông công nhân đã hết gạo, hết tiền. Lợi dụng khó khăn của công nhân, bọn chủ mỏ và chính quyền thực dân bắt các cửa hàng đóng cửa để phá cuộc bãi công. Trước tình hình ấy ban lãnh đạo cuộc bãi công đã vận động bà con tiểu thương bán gạo cho thợ mỏ, thậm chí là bán chịu. Đồng bào các dân tộc ít người và bà con ngư dân ở gần Khu mỏ cũng mang gạo, ngô, khoai, sắn đến bán để ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân. 8h sáng ngày 20 tháng 11 năm 1936, bộ máy chính quyền của Pháp cùng bọn chủ mỏ buộc phải gặp đại biểu công nhân để đối thoại. Ba giờ chiều cùng ngày, chủ mỏ ra thông báo chấp nhận các yêu sách của cuộc bãi công: tăng lương lên 3 hào một ngày công; chủ chịu trả một nửa tiền cuốc xẻng; chủ chịu cấp dầu mỡ cho thợ làm xe; thợ vắng mặt không bị cúp, đánh đập. Cuộc bãi công đã giành được thắng lợi to lớn. Đây là cuộc đấu tranh thể hiện tinh thần bền bỉ kiên quyết, dũng cảm và có tổ chức kỷ luật chặt chẽ của công nhân khu mỏ.

Thắng lợi của cuộc đấu tranh của công nhân mỏ Cẩm Phả gây được sự phấn khởi và niềm tin vào sức mạnh đoàn kết đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động toàn Khu mỏ. Nó châm ngòi cho công nhân các khu vực lân cận đứng lên đấu tranh. Trong khi bọn chủ mỏ vẫn còn bàng hoàng trước cuộc đấu tranh kiên cường của một vạn thợ mỏ Cẩm Phả, thì sáng ngày 23 tháng 11 năm 1936, công nhân Nhà máy Cơ khí Hòn Gai phát động bãi công đòi những quyền lợi về kinh tế và chính trị. Ban lãnh đạo cuộc bãi công đã huy động hàng ngàn công nhân các mỏ Hà Lầm, Hà Tu, Nhà máy điện Cột 5. Phong trào nhanh chóng lan tới Cửa Ông, Cái Đá, Đồng Đăng, Kế Bào… Tính đến ngày 28 tháng 11 năm 1936, phong trào đã trở thành cuộc tổng bãi công thu hút sự tham gia 3 vạn thợ mỏ.

Thắng lợi của cuộc tổng bãi công không phải chỉ ở chỗ đạt được những mục tiêu kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc như một tờ báo của Pháp đã nhận định: “Lần đầu tiên ở Đông Dương, giai cấp vô sản đã giành được thắng lợi rực rỡ. Lần đầu tiên kỷ luật vô sản đã thắng sự kháng cự của bọn chủ… ”. 

Cuộc tổng bãi công tháng 11 năm 1936 ở Khu mỏ là một trong những cuộc đấu tranh có quy mô vào loại lớn nhất ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương trong cao trào cách mạng 1936 – 1939. Hàng năm ngày 12 tháng 11 đã trở thành ngày Hội truyền thống công nhân vùng mỏ và câu khẩu hiệu của người công nhân “Kỷ luật và Đồng tâm” cũng xuất phát từ nội dung cuộc đấu tranh năm 1936. Ngày 12/11 đã trở thành Ngày hội lớn của những người thợ mỏ và nhân dân Quảng Ninh.

Thắng lợi của cuộc tổng bãi công tháng 11 năm 1936 đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Khu mỏ và góp vào thắng lợi chung của cả nước. Giai cấp công nhân nói chung và giai cấp công nhân Quảng Ninh nói riêng đã trở thành lực lượng quan trọng góp phần tạo nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và ngày nay là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế thế giới, giai cấp công nhân ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong xã hội.




TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, tập 1, xuất bản năm 1985.
– Địa chí Quảng Ninh, tập 2, xuất bản năm 2002
– Lịch sử công nhân khu mỏ than Quảng Ninh 1820 – 1975, xuất bản năm 1996.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ thăm, chúc Tết tại Cẩm Phả

Trong không khí của những ngày cận Tết, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã đến thăm, động viên, chúc Tết cán bộ, y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả và Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả. Cùng đi có lãnh đạo Thành ủy Cẩm Phả và một số sở, ngành liên quan. Đến thăm, động viên, chúc Tết cán bộ, y, bác sĩ Bệnh...

Làng hoa vào vụ Tết

Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu chơi hoa, cây cảnh của người dân tăng cao. Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 hồi đầu tháng 9/2024, thời điểm này các làng hoa, cây cảnh trên địa bàn TP Đông Triều đang rộn ràng, tất bật cho vụ hoa Tết. Bình Khê là khu vực trồng hoa, cây cảnh lớn nhất TP Đông Triều, với tổng diện tích khoảng 130ha. Các loại hoa, cây cảnh chủ...

Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện

Những ngày qua tại TP Đông Triều, không khí chuẩn bị cho chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón xuân Ất Tỵ diễn ra khẩn trương. Với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, Đông Triều không chỉ tập trung tổ chức các sự kiện ý nghĩa, mà còn đặc biệt chú trọng đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và chỉnh trang đô thị để...

Đệ tứ Chiến khu Đông Triều – Nơi lưu dấu chân Bác

Dịp Tết Ất Tỵ 1965, trong lần cuối cùng về thăm tỉnh Quảng Ninh, Bác Hồ đã dừng nghỉ tại Trường xã Phạm Hồng Thái, huyện Đông Triều (nay là Trường THCS Hồng Thái Tây, TP Đông Triều), gặp gỡ giáo viên, học sinh và nhân dân nơi đây. 60 năm qua, sự quan tâm đặc biệt của Bác luôn hiện hữu, động viên, khích lệ thầy trò nhà trường nói riêng, cán bộ, đảng viên, nhân dân các...

TKV chăm lo Tết chu đáo cho người lao động

Năm 2024, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vẫn hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, lợi nhuận tăng trên 41% so với kế hoạch. Đây là cơ sở để TKV và các đơn vị tăng cường các hoạt động phúc lợi, chăm lo cho người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.  Đường vào nhà thợ lò Lại Văn Tú, Công ty CP...

Cùng tác giả

Những câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và đảng viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết chứa đựng những giá trị sâu sắc, bền vững về Đảng, vai trò, nhiệm vụ của Đảng và mỗi đảng viên trước nhân dân, Tổ quốc, dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Người có nhiều bài nói, bài viết về Đảng, vai trò, nhiệm...

Mùng 5 Tết, một khách hàng may mắn trúng giải Jackpot hơn 152 tỉ

Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo có một khách hàng đã trúng giải Jackpot trị giá hơn 152 tỉ đồng vào tối nay 2/2, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ. Cụ thể, tại kỳ quay số mở thưởng thứ 01310 sản phẩm xổ số tự chọn Mega 6/45 ngày 2-2, Vietlott xác định có một vé trúng thưởng giải Jackpot trị giá 152.678.407.000 đồng. Bộ số trúng giải Jackpot này là 15-20-22-29-32-36. Hiện tại, Vietlott chưa...

Thêm 1 tỉ phú USD đầu năm Ất Tỵ, người giàu Việt Nam ở đâu so với khu vực?

Ông Nguyễn Đăng Quang - chủ tịch Tập đoàn Masan - vừa trở lại danh sách tỉ phú USD, theo cập nhật mới nhất đến ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) từ Forbes. Việt Nam đón năm mới với 6 tỉ phú USD Danh sách tỉ phú Việt Nam, theo cập nhật mới nhất (ngày 2-2, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) của Forbes ghi nhận có 6 người, gồm: ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Vingroup, ông...

Than Hà Tu phát động thi đua sản xuất đầu xuân

Với khí thế đầu xuân mới, mừng Đảng mừng Xuân Ất Tỵ, sáng ngày 1/2 (mùng 4 Tết) tại mức +50, khu vực phía Tây, Công trường Khai thác 1, Công ty CP Than Hà Tu đã phát động thi đua sản xuất đầu năm 2025. Tại lễ phát động, Than Hà Tu kêu gọi tập thể người lao động phát huy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” quyết tâm vượt khó, thích ứng linh hoạt, ổn định sản...

Gần 970.000 lượt khách đến Quảng Ninh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Du lịch, trong 9 ngày (từ 25/1-2/2, tức từ 26/12 Âm lịch đến hết ngày mùng 5 Tết), Quảng Ninh đón gần 970.000 lượt khách du lịch, tăng 21% so với cùng kỳ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 230.000 lượt, khách nội địa đạt trên 740.000 lượt. Khách lưu trú quốc tế đạt gần 140.600 lượt. Tổng thu du lịch đạt 2.600 tỷ đồng, tăng 43% so với...

Cùng chuyên mục

Những câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và đảng viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết chứa đựng những giá trị sâu sắc, bền vững về Đảng, vai trò, nhiệm vụ của Đảng và mỗi đảng viên trước nhân dân, Tổ quốc, dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Người có nhiều bài nói, bài viết về Đảng, vai trò, nhiệm...

Rạng rỡ Việt Nam – Báo Quảng Ninh điện tử

Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời. Một mùa Xuân mới đang...

Đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong suốt 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là nhận định của Tiến sĩ Daosavan Kheuamixay, Phó Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Lào nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025). Tiến sĩ Daosavan Kheuamixay khẳng...

95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Ngọn đuốc soi sáng đường dân tộc

Ngày 3/2/1930, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; là bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt...

Thủ tướng đôn đốc thi công các dự án hạ tầng giao thông khu vực phía Nam

Ngày 1/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên, đôn đốc thi công các dự án hạ tầng giao thông khu vực phía Nam. Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ 2025), sau khi dự Lễ khởi công dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng...

Lãnh đạo các chính đảng chúc mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập ĐCS Việt Nam

Lãnh đạo các chính đảng đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Chủ tịch Đảng Nhân...

Thủ tướng dự khởi công cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Dương phát huy truyền thống, tự lực, tự cường, sáng tạo, đổi mới, là tỉnh kiểu mẫu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khởi công dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Dương do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), sáng 31/1 (tức ngày 3 tháng Giêng, năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành, tưởng nhớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây ‘Đời đời nhớ ơn Bác Hồ’

Sáng 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tham dự Lễ phát động có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Nội Chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban...

Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Ninh

Cách đây 95 năm, tại Mạo Khê, Đông Triều đã diễn ra một sự kiện hết sức quan trọng, đó là sự ra đời Chi bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Khu mỏ vào ngày 23/2/1930 – chỉ 20 ngày sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930. Sự ra đời Chi bộ đầu tiên của Đảng đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong phong trào công nhân mỏ ở...

Tin nổi bật

Tin mới nhất