Powered by Techcity

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung Quốc bán trên kênh online.

Nhu cầu giảm, hàng ngoại nhập giá rẻ, nhái thương hiệu lớn tràn ngập khiến ngành dệt may, giày da trong nước gặp nhiều khó khăn – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân hạn chế mua sắm, nhiều đơn vị cho rằng hàng Trung Quốc giá rẻ là nguyên nhân lớn. Tuy nhiên, để học theo cách làm của phía Trung Quốc là điều không dễ.

Lụi dần

Chia sẻ vì sao không thể may gia công cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đáng, chủ một tiệm may gia công tại khu vực chợ Tân Bình (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết ông đã từng qua Trung Quốc mua thử vài đôi về để tự chế tác làm thử nhưng không thể làm ra giá khách hàng mong muốn nên đành hủy đơn hàng.

Theo ông Đáng, giày thể thao, giày vải Trung Quốc bán ra nếu tính tiền Việt chỉ 100.000 – 300.000 đồng/đôi tùy loại, trong khi giá thành mình sản xuất ra dù cố gắng lắm cũng vượt giá họ bán. Do đó nhiều mặt hàng may mặc, da giày Trung Quốc cùng loại nhưng rẻ hơn hàng Việt 30 – 35% là điều dễ hiểu.

“Nguồn nguyên liệu, máy móc phụ thuộc hẳn Trung Quốc, vì thế những đơn vị may gia công hoặc tự sản xuất đang chịu sự cạnh tranh về giá rất khốc liệt. Báo giá “sống được” thì không có khách, còn giá để có khách thì gần như không lãi nên tôi đành đóng xưởng”, ông Đáng nói.

Tương tự, quanh khu vực đường Tôn Đản (quận 4) trước đây nổi tiếng với nhiều xưởng may gia công, cửa hàng bán lẻ giày dép, quần áo nhưng theo ghi nhận vài năm gần đây, khu vực này dần ế ẩm và hiện đã đóng cửa khá nhiều.

Theo chị Ngô Thu Linh, chủ một xưởng sản xuất giày dép tại đây, nhiều khu ở Tôn Đản trước đây là làng nghề sản xuất giày dép lâu đời, có hẻm cao điểm 30 – 40 hộ làm, mối sỉ và lẻ lấy hàng dồn dập, nhưng giờ ế quá nên nghỉ dần, số hộ còn làm chỉ đếm trên đầu ngón tay.

“Hàng Trung Quốc bán qua kênh online, offline tràn ngập khắp nơi, loại nào cũng có, vài chục nghìn cũng có được một đôi, mẫu mã ra liên tục. Trong khi chúng tôi chủ yếu là thủ công với giá thành cao hơn, mẫu mã chỉ cơ bản. Thực tế trên khiến chúng tôi phải bỏ đi nghề truyền thống”, chị Linh thở dài.

Các cung đường xung quanh khu vực chợ Tân Bình (quận Tân Bình) trước đây vốn là điểm sản xuất, may gia công giày dép, đặc biệt quần áo khá nhộn nhịp, khách sỉ lẻ không ngớt. Tuy nhiên thời điểm này chứng kiến sự vắng lặng hơn hẳn.

Theo bà Đặng Thị Nga, chủ một cơ sở tại đây, các cơ sở gia công thường may cho các công ty là chính, nhưng giờ doanh nghiệp không bán được hàng nên không đặt may nữa. May bán cho khách thì còn tệ hơn vì sỉ và lẻ đều ế.

“Kết nút áo, gắn khóa kéo, may các chi tiết để hoàn thiện quần áo… nói chung rất nhiều việc để làm. Gia công là gần như lấy công làm lời, mỗi sản phẩm chỉ được từ vài trăm đến vài ngàn đồng, nhưng giờ muốn cũng không có để làm”, bà Nga nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 22-11, đại diện Công ty cườm V.T. (Tân Phú) cho biết giờ chỉ còn làm cườm ủi giữ nghề, còn may gia công, đóng cườm đá… đã là câu chuyện của quá khứ.

“Trước đây các công ty giày dép lớn đặt hàng liên tục nhưng khoảng 3 năm nay họ giảm mạnh nhu cầu nên tôi nghỉ luôn. Giờ khó bán nên mấy công ty ít sản xuất dần, khi cần họ nhập hàng thành phẩm từ Trung Quốc về bán luôn rồi”.

Phải chấp nhận quy luật cạnh tranh nhưng một số tiểu thương băn khoăn không biết hàng Trung Quốc có đóng thuế, trong khi họ chắc chắn rằng rất nhiều sản phẩm vi phạm quy định khi nhái nhãn mác thương hiệu nên rất dễ bán. Một số cơ sở may chuyển sang may đo nhanh cho khách nhưng cũng mong thị trường cạnh tranh thật công bằng.

Học theo Trung Quốc không dễ

Có thâm niên trong nghề kinh doanh, sản xuất quần áo, giày da hơn 20 năm nhưng ông Đinh Văn Hưng, chủ hộ sản xuất Đinh Đào (TP Thủ Đức), cho biết mỗi năm tham dự cả chục hội chợ tại TP.HCM và các tỉnh để đưa giày, dép da có giá phổ biến 350.000 – 2 triệu đồng/đôi ra bán nhưng hiệu quả khá thấp.

“Giờ ra hội chợ khách chủ yếu tìm mua đôi vài chục ngàn, hoặc cùng lắm 150.000 – 200.000. Dù có tăng khuyến mãi nhưng khách vẫn ngó lơ, có hội chợ 3 ngày nhưng tôi bán được đúng 4 đôi. Lợi nhuận không đủ để trả công nhân viên”, ông Hưng nhớ lại.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Khánh – phó chủ tịch Hội Da giày TP.HCM – cho rằng hàng giá rẻ tại nhiều hội chợ thường là hàng Trung Quốc hoặc gần như các công đoạn sản xuất, phụ liệu đến từ quốc gia này. Tuy nhiên việc làm hàng giá rẻ, chạy theo mẫu mã như hàng Trung Quốc không phải dễ.

Cụ thể theo ông Khánh, Trung Quốc có nguyên liệu tại gốc còn chúng ta phải nhập về, quy mô sản xuất lớn, máy móc ở quốc gia này tự động hóa cao với mỗi giờ có thể cho ra hàng triệu đôi giày, dép giúp giá thành sản xuất gần như thấp nhất thế giới.

“Nhờ bán được hàng số lượng lớn, có thể hàng ngàn, thậm chí cả chục ngàn đôi cho một mẫu nên những doanh nghiệp Trung Quốc luôn tự tin đầu tư sản xuất khuôn mới liên tục, dẫn đến mẫu mã họ luôn đi trước. Chúng ta gần như thua đủ đường”, ông Khánh nêu khó.

Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Huy Thanh, chủ một đơn vị chuyên cung cấp máy móc, vật tư may mặc tại TP.HCM, cho biết da giày chiếm khoảng 40 – 45% chi phí, đế giày khoảng 20 – 25% trong giá thành sản xuất.

Bộ khuôn 5 số làm mẫu đế giày có giá hàng chục triệu đồng nhưng nếu làm ra một mẫu mà khách không ưng, bán không được thì gần như phải bỏ. Trong khi đó, doanh nghiệp Trung Quốc ra khuôn mới để sản xuất mẫu mới, nhờ giá cả cạnh tranh, chính sách bán hàng tốt nên các mẫu này thường dễ bán và thu lãi sớm.

“Nhờ đã có được mức lãi ổn, họ chấp nhận giảm giá thêm cho lượng hàng tồn nếu có để đẩy sang các nước, dẫn đến gần như giá nào họ cũng bán được là vậy”, ông Thanh lý giải.



Nguồn

Cùng chủ đề

Làng nghề trăm tuổi hút khách du lịch quốc tế

Bên dòng sông Chanh lịch sử, có một làng nghề hàng trăm tuổi, đáng tự hào của người dân Quảng Yên, không chỉ gắn liền với sự phát triển của vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa này mà còn là điểm du lịch hút khách trong nước và quốc tế. Đó là làng nghề đan ngư cụ Hưng Học (phường Nam Hòa, TX Quảng Yên). Về với TX Quảng Yên, vượt qua cây cầu bắc qua sông...

“Những con thuyền nan ngày càng dần vắng bóng…”

Hơn 60 năm gắn bó với nghề đan thuyền nan truyền thống của làng Hưng Học, phường Nam Hoà, thị xã Quảng Yên, ông Nguyễn Văn Giót được công nhận là Nghệ nhân Ưu tú với những cống hiến và tâm huyết gìn giữ, trao truyền nghề truyền thống. Chứng kiến những thời điểm phát triển nhất của nghề và nay lại ngậm ngùi nhìn nghề đan thuyền nan dần mai một, nghệ nhân tâm huyết với nghề như...

Trải nghiệm làng nghề bánh tráng hơn 100 tuổi ở Cần Thơ

Đến làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, du khách được trải nghiệm quy trình làm bánh, di sản văn hóa phi vật thể của xứ Tây Đô. Đại diện Phòng Văn hóa Thông tin quận Thốt Nốt cho biết làng nghề Thuận Hưng (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) hình thành từ giữa thế kỷ XIX. Nghề làm bánh tráng ở đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn...

Phát huy giá trị du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

Nằm ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh, nhắc tới Đông Triều là nhắc tới vùng quê lúa nổi tiếng với các làng nghề gốm sứ truyền thống lâu đời, giàu bản sắc. Đây là điểm đến đem lại những khám phá hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế. Điều thú vị là ở Đông Triều hội tụ cả những làng gốm sứ truyền thống trên 200 năm tuổi và cả các xưởng gốm mỏng xuất khẩu...

Cùng tác giả

Tạo hình dàn sao đóng Táo Xuân 2025

Nghệ sĩ Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Hoa hậu Lê Hoàng Phương vào vai Ngọc Hoàng, Thiên Hậu, Hằng Nga tại Táo Xuân. Chương trình lấy chủ đề Xuân ấm tình người, phát vào giao thừa Tết Ất Tỵ. Ngày 10/1, êkíp hé lộ trang phục, tạo hình của các diễn viên và khoảnh khắc hậu trường buổi ghi hình hồi đầu tháng 1. Nghệ sĩ Kim Tử Long vào vai Ngọc Hoàng, đón tiếp các táo tại buổi chầu nơi...

Tùng Dương hát không cần cát-sê, chỉ mong Giáng Son lấy chồng

Là giọng ca sẽ góp mặt trong live concert "Giấc mơ Sol", Tùng Dương cho biết anh hát không cần cát-sê, chỉ mong nhạc sĩ Giáng Son sớm lấy chồng. Nhạc sĩ Giáng Son vừa công bố thực hiện live concert Giấc mơ Sol. Trong Giấc mơ Sol, hành trình âm nhạc 40 năm của Giáng Son sẽ được tái hiện và thể hiện bởi những giọng ca hàng đầu của làng nhạc Việt như: Tùng Dương, Hà Trần, Thanh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane

Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào, chiều 10/1, tại Trụ sở Quốc hội Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane. Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane bày tỏ vui mừng gặp lại Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nhấn mạnh chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ...

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên

Ngày 10/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy: 1. Đồng chí Dương Văn An, trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận (từ tháng 10/2020 - tháng 3/2024) đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Lào

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 10/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào từ ngày 9 - 10/1 theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Chỉ trong 2 ngày công tác tại Lào,...

Cùng chuyên mục

“Cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân” là không chính xác

Từ 1/4/2025, sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế khấu trừ thay cho hộ, cá nhân kinh doanh qua đó góp phần giảm chi phí toàn xã hội. Ngày 10/1, Tổng cục Thuế cho biết trong thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin “Từ ngày 1/1/2025, Cơ quan Thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương...

Tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nhờ các thị trường mới

Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu hàng hoá là một trong những giải pháp được Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai trong những năm vừa qua. Các FTA được tận dụng để gia tăng xuất khẩu sang các thị trường mới Xuất nhập khẩu là một trong những điểm sáng nổi bật của nền kinh tế trong năm 2024 khi đã đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu...

Hãng hàng không ‘đua’ thuê máy bay về Việt Nam phục vụ Tết

Nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025, các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet và Bamboo Airways đã tăng cường thuê ướt máy bay, bao gồm cả phi hành đoàn đi kèm. Những máy bay này đang lần lượt hạ cánh tại Việt Nam, sẵn sàng tham gia phục vụ mạng bay nội địa dịp cao điểm. Theo kế hoạch, Vietnam Airlines đã nhận hai máy bay thuê ướt vào ngày 10-1...

Mức giảm trừ gia cảnh lạc hậu tạo gánh nặng thuế lớn

Mức giảm trừ gia cảnh lỗi thời và biểu thuế lũy tiến bất hợp lý đang tạo gánh nặng lớn cho thuế thu nhập cá nhân, cần điều chỉnh gấp. Mức giảm trừ gia cảnh đã lỗi thời Chị Ngọc Lan, 34 tuổi, sống ở Hà Nội, với thu nhập gia đình 40 triệu đồng mỗi tháng, nhưng sau khi trừ chi phí sinh hoạt, chị không thể tiết kiệm, "cuối tháng là hết sạch". Chị kể, sau khi trừ tiền thuê...

Sự thật chuyện giao dịch thương mại điện tử bị thu thuế 10%

Thông tin giao dịch thương mại điện tử bị thu thuế 10% đang gây hoang mang dư luận. Thực tế, quy định về thuế với lĩnh vực này hoàn toàn khác. Chị Thu Thảo (quận Cầu Giấy, Hà Nội), một nhân viên văn phòng thường xuyên mua sắm online, chia sẻ: "Tôi thấy nhiều bài viết nói rằng, chỉ cần chuyển tiền ghi nội dung "MUA - BÁN' là sẽ bị thu thêm 10% thuế. Thông tin này khiến tôi...

Vải rồng Australia hơn triệu đồng một kg dịp Tết

Mỗi kg vải rồng Australia gồm 18-20 quả, kích thước lớn gấp 2-3 lần hàng Việt, mẫu mã đẹp được bán giá lên đến 1,4 triệu đồng dịp Tết. Ghi nhận của VnExpress cho thấy trên thị trường hiện nay không chỉ có vải thiều truyền thống của Australia với kích thước nhỏ, các cửa hàng còn nhập thêm loại vải rồng của nước này có kích cỡ lớn gấp 2-3 lần so với quả thường. Giá bán cao gấp...

Nước mắm Cô Tô – Quảng Ninh được bảo hộ nhãn hiệu

Sáng 10/1, UBND huyện Cô Tô phối hợp với Công ty TNHH Nghiên cứu và đầu tư S&D tổ chức công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cô Tô - Quảng Ninh”. Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cô Tô - Quảng Ninh” số 521621 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo Quyết định số 157085/QĐ-SHTT ngày 30/12/2024, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10...

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn có tính đột phá

Mới đây, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 6/1/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Phiên họp thứ nhất. Về quan điểm, mục tiêu trong thời gian tới sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thể chế và hạ tầng cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện; cần tập trung triển khai, đầu tư xứng tầm đột phá chiến lược. Nội...

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro, bất ổn, xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực, đóng vai trò động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Bước sang năm 2025, tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường, chắc chắn sẽ tác động đến triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi về nội tại, xuất khẩu...

UOB nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 lên 7% và cho rằng mục tiêu ít nhất 8% của Chính phủ là tham vọng nhưng vẫn khả thi. Báo cáo vừa phát hành của United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên 7% từ mức trước đó là 6,6%. Quyết định đưa ra sau khi nền kinh tế tăng trưởng 7,09% năm ngoái, vượt xa mức dự báo chung của thị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất