Powered by Techcity

Lạm dụng yếu tố bạo lực trong các sản phẩm văn hóa

Tình trạng sử dụng hình ảnh, nội dung có tính chất bạo lực với mật độ dày đặc, gây phản cảm, không phù hợp thuần phong, mỹ tục trong một số sản phẩm văn hóa, đặc biệt là các MV ca nhạc, phim ảnh… nhằm câu khách, chiều theo thị hiếu dễ dãi của một nhóm đối tượng công chúng trong thời gian gần đây đang đặt ra những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến công chúng.

Một cảnh phim với sự xuất hiện của băng đảng xã hội đen ngang nhiên dàn trận đánh nhau, có thể gây tác động xấu đến tâm lý của người xem.

Ranh giới giữa sáng tạo nghệ thuật và lạm dụng câu khách đang bị xóa mờ. Từ đây đòi hỏi cần đặt ra trách nhiệm của người làm nghệ thuật cũng như cần có các chế tài mạnh mẽ hơn để ngăn chặn tình trạng đáng báo động này.

Trong lĩnh vực điện ảnh, sự trở lại của một series phim từng gây tiếng vang trước đây đang vấp phải nhiều tranh cãi vì xuất hiện không ít hình ảnh bạo lực. Các phân cảnh rượt đuổi, đâm chém, đánh nhau trong một bộ phim có chủ đề về tội phạm là cần thiết để thể hiện phần nào nội dung bộ phim muốn chuyển tải nhưng cần tính toán, tiết chế mức độ cũng như tần suất của các phân cảnh này một cách cẩn trọng. Tuy nhiên ngay từ những tập đầu của bộ phim các hình ảnh bạo lực xuất hiện khá dày đặc và thô bạo. Đặc biệt, ở phân cảnh trả thù, trút giận lên một cô gái bằng các hành động gây ám ảnh, thậm chí còn xâm hại tình dục… Ở những tập tiếp theo, khán giả cũng không khỏi e ngại về tần suất các cảnh ăn chơi, sử dụng ma túy, trả thù lẫn nhau… Đáng nói, bộ phim được xuất hiện trên khung giờ vàng, thời điểm nhiều khán giả theo dõi nhất, như vậy trong số khán giả của phim có cả trẻ em. Trước đây, bộ phim Bụi đời chợ lớn của đạo diễn Charlie Nguyễn từng bị cấm chiếu được dư luận đồng tình, ủng hộ. Theo Hội đồng thẩm định, bộ phim phản ánh sai lệch hiện thực cuộc sống tại Thành phố Hồ Chí Minh với các băng đảng xã hội đen ngang nhiên hoành hành, dàn trận thanh toán lẫn nhau một cách bạo liệt. Tương tự, phim Đường đua của đạo diễn Nguyễn Khắc Huy cũng bị từ chối cấp phép phát hành bởi nội dung phơi bày một xã hội đen tối, bế tắc với sự xuất hiện của các băng nhóm, đâm chém, giết người không ghê tay.

Không chỉ trong lĩnh vực điện ảnh, tình trạng lạm dụng yếu tố bạo lực trong các MV âm nhạc cũng đang có xu hướng ngày càng phổ biến, thậm chí có phần thô thiển, phản cảm hơn. Như MV Ngôi sao cô đơn của Jack (Trịnh Trần Phương Tuấn) có nhiều hình ảnh cổ xúy cho hành vi bạo lực. MV mô tả một thanh niên trẻ tuổi ngang nhiên trộm cắp, đánh nhau bằng hung khí, phá hoại tài sản của người khác. Nhân vật này thậm chí còn sử dụng bình xịt hơi cay giữa đường phố và thách thức chính quyền khi cầm súng chống trả lực lượng công an. Thời điểm xuất hiện nhiều vụ tự tử ở tuổi vị thành niên, một số MV đã “nhạy bén” đưa hình ảnh cảnh tự sát, khiến các bậc phụ huynh vô cùng bức xúc. Các MV trên đều bị cơ quan chức năng yêu cầu dừng hoặc hạn chế phát hành trên các nền tảng trực tuyến nhưng do đã xuất hiện trên mạng nên những hệ lụy của chúng tới tâm lý, hành vi của giới trẻ là rất khó lường.

Hình ảnh bạo lực tràn lan trên phim ảnh, các MV ca nhạc, lan truyền nhanh chóng trên nền tảng trực tuyến gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho người xem. Theo các chuyên gia tâm lý, một người nếu xem quá nhiều phim có yếu tố bạo lực thì sẽ tác động không nhỏ đến nhận thức, cảm xúc, hành vi. Đặc biệt với trẻ em, nhân cách đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, các em thường có tâm lý thích học và bắt chước theo những gì được nghe, được xem trong các MV, phim chiếu mạng, nhất là khi có sự xuất hiện những người mà các em coi là “thần tượng”, bất chấp đó có thể là những hành vi phản văn hóa, vi phạm pháp luật. Theo một nghiên cứu kéo dài bốn năm của Caroline Fitzpatrick, trợ lý Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Sainte-Anne (Canada), trẻ em tiếp xúc nhiều với phim ảnh, trò chơi điện tử bạo lực sẽ có tâm lý chống đối xã hội nhiều hơn. Các hành vi biểu hiện bao gồm: nói dối, thiếu ăn năn, thiếu đồng cảm và thao túng người khác. Tương tự, Học viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Mỹ (AACAP) chỉ ra rằng trẻ em có thể chấp nhận bạo lực như một cách giải quyết vấn đề và bắt chước hành vi trên màn ảnh.

Tình trạng lạm dụng yếu tố bạo lực trong các sản phẩm nghệ thuật hiện nay có nguyên nhân chủ yếu đến từ việc nhà sản xuất muốn tăng lượng xem, từ đó tăng doanh thu cho sản phẩm. Đây cũng là thực trạng mà nhiều nền điện ảnh, âm nhạc châu Á đang phải đối diện. Tại Hàn Quốc, trong 286 phim, kể cả phim hoạt hình được phân loại hồi tháng 10 năm 2022, đã có 121 phim phải cân nhắc vì yếu tố bạo lực. The Roundup (được dán nhãn 15) với quá nhiều cảnh bạo lực, máu me, rùng rợn nhưng lại là hiện tượng phòng vé Hàn Quốc năm 2022 khi có hơn 10 triệu vé xem phim được bán chỉ trong 25 ngày phát hành. Nhiều phim Hàn Quốc dán nhãn phân loại 18 (dành cho những khán giả trên 18 tuổi) vẫn bị chỉ trích nặng nề vì mức độ bạo lực… Một nguyên nhân khác dẫn đến việc lạm dụng yếu tố bạo lực trong các sản phẩm điện ảnh, âm nhạc là bởi đây là cách dễ dàng và đơn giản hơn để tạo cao trào hay mô tả sự bùng nổ xung đột. Các diễn viên cũng dễ thể hiện sự sợ hãi hoặc tức giận hơn là bộc lộ những nét cảm xúc tinh tế nội tâm. Do đó một số nhà sản xuất đã lựa chọn cách làm này, bất chấp những hệ lụy có thể gây ra cho xã hội.

Hiện nay, các nhà sản xuất, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc của Việt Nam đang nỗ lực có những sản phẩm tốt, từng bước khẳng định và tìm được chỗ đứng trên trường quốc tế, từ đó góp phần tôn vinh “thương hiệu Việt”, “văn hóa Việt”. Chúng ta có lợi thế trong việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của thế giới, tránh những hạn chế, sai lầm của các nền công nghiệp giải trí đã phát triển. Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là vẫn tồn tại một bộ phận những người làm nghệ thuật Việt Nam hiện nay chỉ đang chạy theo, “bắt chước” những biểu hiện bề nổi, những cách làm nghệ thuật dễ dãi, khai thác quá mức những cảnh nóng, cảnh bạo lực. Thậm chí có nhà sản xuất còn tuyên bố nhiều tác phẩm điện ảnh Việt Nam chưa thể đạt chất lượng nghệ thuật như lý do bị hạn chế trong việc sử dụng các yếu tố bạo lực, cảnh nóng. Xét cho cùng, một sản phẩm nghệ thuật phải luôn hướng người xem tới cái đẹp, cái cao cả, đến giá trị sau cùng là chân-thiện-mỹ, giúp con người sống tử tế, nhân văn hơn chứ không phải chiều theo thị hiếu nhất thời của một bộ phận công chúng, đến mức phản văn hóa, phản nghệ thuật.

Trước những diễn biến đáng báo động hiện nay đặt ra yêu cầu cần kiểm soát, tiết chế mức độ bạo lực, mô tả trần trụi cái xấu, cái ác trong các sản phẩm văn hóa. Thực tế, nhiều quốc gia đã từng có những chế tài kiểm soát hiệu quả các sản phẩm chứa quá nhiều các yếu tố bạo lực, tiêu cực. Phương pháp chủ yếu là dán nhãn cảnh báo về độ tuổi, tránh gây ảnh hưởng tới tâm lý, hành vi của người xem. Tại Mỹ, gần đây, các phụ huynh học sinh đã lên tiếng đòi chính phủ của họ phải có biện pháp quản lý ngành sản xuất phim để giảm thiểu các sản phẩm chứa quá nhiều hình ảnh bạo lực gây ảnh hưởng xấu cho giới trẻ.

Ở nước ta, để đối phó và xử lý thực trạng này, bên cạnh chế tài xử lý vi phạm mạnh tay ở khâu hậu kiểm, các cơ quan chức năng đã có những động thái siết chặt khâu tiền kiểm. Trong lĩnh vực phim ảnh, Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL ngày 5/4/2023 do Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo áp dụng cho tất cả phim ảnh phổ biến tại Việt Nam, từ phim chiếu mạng, chiếu rạp đến truyền hình chính thức có hiệu lực từ ngày 20/5/2023. Thông tư quy định bạo lực là một trong 7 tiêu chí phân loại phim ảnh cùng với chủ đề, nội dung; khỏa thân, tình dục; ma túy, chất kích thích; kinh dị; ngôn ngữ thô tục; hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước. Ngoài ra, Thông tư cũng đưa ra 6 mức phân loại phim gồm: P (phim phổ biến đến mọi độ tuổi), K (dưới 13 tuổi xem cùng cha mẹ, người giám hộ), T13 (đủ 13 tuổi trở lên), T16 (đủ 16 tuổi trở lên), T18 (đủ 18 tuổi trở lên) và C (phim không được phép phổ biến). Đáng tiếc, đối với các MV ca nhạc, đến thời điểm hiện tại, chưa có quy định cụ thể về mức độ các hình ảnh bạo lực để đối chiếu, đưa ra các hình thức xử phạt. Trước mắt, đối với các sản phẩm cần chấn chỉnh, có thể căn cứ vào Điều 3 và Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn (có hiệu lực ngày 1/2/2021) để ra văn bản yêu cầu ngừng biểu diễn tác phẩm trong quá trình chờ xem xét giải quyết theo quy định pháp luật. Cụ thể, theo quy định về hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị buộc tiêu hủy văn hóa phẩm; buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc tháo gỡ bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số.

Thực trạng nêu trên đang đòi hỏi cùng với việc tăng cường tiền kiểm, thắt chặt hậu kiểm, cần có những quy định cụ thể về mức độ, tần suất của yếu tố bạo lực trong các sản phẩm văn hóa. Bên cạnh đó, quan trọng nhất vẫn là ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ với công chúng, với cộng đồng. Mỗi cá nhân nghệ sĩ cần tâm niệm rằng các sản phẩm nghệ thuật đều tạo ra những tác động nhất định đến đối tượng thụ hưởng. Vì thế, khi sáng tạo, người nghệ sĩ cần có sự cân nhắc, tính toán cẩn trọng về cách thức chuyển tải thông điệp, thời điểm phát hành phù hợp cũng như hiệu ứng xã hội mà sản phẩm mang lại. Hơn nữa, mỗi người nghệ sĩ cần xác định rõ đâu là ranh giới giữa nghệ thuật, sáng tạo với phản cảm, độc hại. Trong những bộ phim hay MV khai thác chủ đề hành động, tội phạm, trinh thám, bạo lực học đường, chiến tranh…, có thể xuất hiện những cảnh quay bạo lực, tuy nhiên nếu khai thác đúng, đủ, hợp lý, yếu tố bạo lực sẽ giúp tăng tính hấp dẫn, kịch tính, truyền tải những thông điệp nhân văn, hướng thiện. Ngược lại, nếu lạm dụng thái quá sẽ rất dễ rơi vào nguy cơ góp phần cổ xúy cho cái xấu, cái ác, gây hệ lụy khôn lường đến xã hội, nhất là nhận thức của giới trẻ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình thử nghiệm sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch cộng đồng

Ngày 8/12, tại Bảo tàng Quảng Ninh (TP Hạ Long), Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức chương trình giới thiệu nghệ thuật hát xẩm. Đây đồng thời là hoạt động thử nghiệm sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch cộng đồng, hưởng ứng Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể...

“Ma da” lạm dụng cảnh giật gân, đầu voi đuôi chuột

Phim kinh dị "Ma da" thành công tạo được không khí rùng rợn, nhịp điệu nhanh, căng thẳng ngay từ đầu phim, song chưa đủ để thỏa mãn khán giả. Do đạo diễn Nguyễn Hữu Hoàng "cầm trịch", "Ma da" lấy cảm hứng từ truyền thuyết kinh dị dân gian Việt Nam ở vùng sông nước. Phim xoay quanh bà Lệ (Việt Hương), một người phụ nữ làm nghề vớt xác người chết đuối ở ngôi làng nhỏ gần rừng ngập...

Thiếu sót của quán quân Vietnam Idol 2023

Chiến thắng của Hà An Huy tại Vietnam Idol 2023 nhận được sự ủng hộ từ khán giả lẫn giám khảo. Trong top 10, anh cũng là thí sinh có phong độ ổn định nhưng đôi khi còn lạm dụng giọng gió. Vượt hàng nghìn đối thủ, Hà An Huy chính thức trở thành quán quân cuộc thi Thần tượng Âm nhạc Việt Nam 2023 với 43,7% lượt bình chọn. Chiến thắng không quá bất ngờ nhưng thuyết phục được...

Phát triển các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới

Phát triển các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới không chỉ nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần quảng bá hiệu quả văn hóa và hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Trong đó, trách nhiệm của giới trẻ ngày càng được khẳng định bởi họ là thế hệ có tư duy sáng tạo hiện đại, lại được tiếp thu và có khả năng làm chủ những thành tựu công nghệ...

Cùng tác giả

Thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với Saudi Arabia, UAE, Qatar

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược quốc gia. Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia , Các Tiểu Vương quốc...

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Truyện thiếu nhi kinh điển Chile được dịch sang tiếng Việt

Tập một "Papelucho" - sách văn học thiếu nhi kinh điển của Chile - ra mắt độc giả trong nước ngày 20/12. Papelucho xuất bản lần đầu vào năm 1947 và hoàn thành 12 cuốn vào năm 1974. Bộ truyện kể lại những chuyến phiêu lưu của chú bé Papelucho tràn đầy năng lượng, giàu suy tư, hài hước và trí tưởng tượng. Cậu không ngần ngại dấn thân vào rắc rối, từ đó nảy ra những giải pháp lạ...

Quảng Yên: Cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, khu phố trong nhiệm kỳ 2025-2027, nhất là trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trưởng thôn, khu phố tham gia hoạt động lần đầu, chiều 24/12, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Quảng Yên đã khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố ở 19 xã, phường trên địa bàn thị xã. Tham...

Đại hội chi bộ điểm đầu tiên tại thành phố Hạ Long

Ngày 24/12, Chi bộ khu phố Đồn Điền trực thuộc Đảng bộ phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là chi bộ được Đảng bộ phường Hà Khẩu chọn là đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho đại hội các chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường. Nhiệm kỳ qua, tập thể Chi bộ đã đoàn kết, thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiệu quả công...

Cùng chuyên mục

Truyện thiếu nhi kinh điển Chile được dịch sang tiếng Việt

Tập một "Papelucho" - sách văn học thiếu nhi kinh điển của Chile - ra mắt độc giả trong nước ngày 20/12. Papelucho xuất bản lần đầu vào năm 1947 và hoàn thành 12 cuốn vào năm 1974. Bộ truyện kể lại những chuyến phiêu lưu của chú bé Papelucho tràn đầy năng lượng, giàu suy tư, hài hước và trí tưởng tượng. Cậu không ngần ngại dấn thân vào rắc rối, từ đó nảy ra những giải pháp lạ...

‘Tái sinh’ của ca sĩ Tùng Dương lọt nhiều bảng xếp hạng, xuất hiện loạt cover

Tùng Dương cho phép nhiều ca sĩ cover lại ca khúc Tái sinh với mong muốn tạo ra giá trị và sự tươi mới cho tác phẩm. Thời gian qua, ca khúc Tái sinh của nam ca sĩ Tùng Dương đã gây "bão" trên mạng xã hội, được đông đảo khán giả yêu thích. Ca khúc này là sáng tác của Tăng Duy Tân, được Tùng Dương phát hành trong album Multiverse - Vũ trụ âm nhạc. Với giai điệu sâu...

Phim ‘Cô Ba Sài Gòn’ có phần hai

"Cô Sáu Bạc Liêu" sẽ là phần hai của phim "Cô Ba Sài Gòn", kể câu chuyện thành lập nhà may nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Ở trích đoạn cuối phim Công tử Bạc Liêu - dự án cùng nhà sản xuất, nhân vật Ba Hơn (Song Luân) mua cho em gái - cô Sáu, do Kaity Nguyễn đóng - một tiệm may để khuyến khích tài thiết kế thời trang của cô. Từ đây, cô thực hiện bộ...

Hoa hậu đóng phim: Vui là chính!

Gần đây, không ít hoa hậu "tràn" vào điện ảnh và điều này ít nhiều gây tranh cãi. Hoa hậu Đoàn Thiên Ân đang thu hút sự chú ý khi tham gia bộ phim "Công tử Bạc Liêu" với vai diễn Bảy Loan - nữ nghệ sĩ cải lương trứ danh của Nam Kỳ lục tỉnh. Không để lại dấu ấn Đoàn Thiên Ân chạm ngõ điện ảnh qua bộ phim "Công tử Bạc Liêu", khán giả cho rằng cô thiếu sức...

Trailer phim của Trấn Thành bị chê nhạt

Trailer phim "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành tung vào tối 20/12 đang nhận những phản ứng trái chiều từ phía khán giả. Bộ tứ báo thủ đến từ đạo diễn Trấn Thành là một trong ba dự án điện ảnh Việt góp mặt trên đường đua phim Tết Nguyên đán 2025. Sau buổi showcase diễn ra vào tối 20/12 tại TP.HCM, nam đạo diễn chính thức công bố trailer của dự án. Xuất hiện mở đầu trong trailer là...

Khó cảm nổi chị đẹp Trang Pháp

Trang Pháp nhồi nhét một loạt chất liệu âm nhạc trong sản phẩm mới nhất, song kết cục thành "nồi lẩu thập cẩm" vì mọi thứ không ăn nhập hài hòa. MV mới của Trang Pháp có sự tham gia của dàn ê-kíp hùng hậu. SlimV giữ vai trò music producer, kiểm soát tổng thể phần âm nhạc. Đạo diễn MV là Đinh Hà Uyên Thư. Từ phản hồi ban đầu của khán giả, MV Bê trap được nhận định...

Anh Tú Atus tiết lộ phải từ chối 3 phim điện ảnh để tham gia ‘Anh trai say hi’

Trong cuộc họp fan, Anh Tú Atus tiết lộ phải từ chối 3 bộ phim điện ảnh để tập trung cho chương trình "Anh trai say hi'. Sau thành công của Anh trai say hi, Anh Tú Atus nhận được nhiều tình cảm của khán giả. Để đáp lại tình cảm này, anh vừa tổ chức một buổi họp fan với hơn 700 người tham dự tại TP.HCM. Anh Tú bày tỏ từng suy nghĩ “ở ẩn” để giành thời gian...

Jack lấy gì để được đề cử mà đòi hằn học Làn Sóng Xanh

Jack không được giải thưởng Làn Sóng Xanh 2024 để mắt đến vì sự nghiệp vướng nhiều ồn ào. Ngay sau đó, giọng ca quê Bến Tre có hành động gây tranh cãi. Trên mạng xã hội, Jack đăng tấm ảnh ẩn ý với những chiếc cúp Làn Sóng Xanh. Trong đó, có một chiếc cúp bị bẻ mất phần trên cùng. Xung quanh cúp Làn sóng Xanh là những tờ tiền mệnh giá 500.000 và một tấm tranh fan...

Tóc Tiên bất ngờ trượt 2 suất đầu tiên gia nhập nhóm nhạc Chị đẹp đạp gió

Tóc Tiên không phải một trong 2 "chị đẹp" đầu tiên chắc suất tham gia nhóm nhạc thành đoàn của "Chị đẹp đạp gió 2024". Đêm 21/12, nhà sản xuất "Chị đẹp đạp gió 2024" chính thức công bố kết quả bình chọn các "chị đẹp" ở các mạng mục. Danh sách hạng mục bình chọn gồm có: "Chị đẹp được yêu thích nhất"; "Đội trưởng được yêu thích nhất"; "Chị đẹp truyền cảm hứng"; "Nữ thần giải trí"; "Chị đẹp...

5 ca sĩ trẻ đông fan nhất 2024: HIEUTHUHAI hay Phương Mỹ Chi?

Nhạc Việt 2024 chứng kiến sự đột phá của loạt nghệ sĩ trẻ. HIEUTHUHAI, Dương Domic, MONO, Phương Mỹ Chi, tlinh là những cái tên ngày càng được chú ý, thu hút nhiều người hâm mộ. 1. HIEUTHUHAI HIEUTHUHAI tên thật là Trần Minh Hiếu, sinh năm 1999, nổi bật từ chương trình King of Rap 2020. Sau cuộc thi, anh và nhóm Gerdnang ra mắt nhiều sản phẩm âm nhạc như: Mamma Mia, Vệ tinh, Nghe như tình yêu, Ngủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất