Powered by Techcity

Lạc quan về mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng (TTTD) năm 2025. Trong đó dự kiến TTTD toàn hệ thống năm 2025 đạt khoảng 16%. Đánh giá mục tiêu này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là mức tăng phù hợp khi năm 2025, Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP lên đến 8%.

Khách hàng giao dịch tại chi nhánh Ngân hàng VietinBank.

Ngoài việc công bố mức TTTD cho năm mới, NHNN khẳng định tiếp tục triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu TTTD cho từng TCTD theo Nghị quyết số 62/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.

Mục tiêu tăng trưởng 16%

Theo chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, quý III/2024, TTTD đã có những chuyển biến tích cực. Ước tính cả năm 2024, TTTD sẽ đạt được mục tiêu 14% khi kết thúc năm.

Sang năm 2025, mặc dù Quốc hội quyết nghị mục tiêu tăng trưởng kinh tế là từ 6,5-7%, phấn đấu đạt từ 7-7,5%, nhưng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt và mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng hơn 8%, thậm chí cao hơn, ở mức hai con số.

Bám sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cho biết trong năm 2025 sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, ngày 30/12/2024, NHNN đã có văn bản gửi các TCTD thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao TTTD năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

Theo đó, NHNN dự kiến TTTD toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%. Mức giao chỉ tiêu TTTD của TCTD căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng năm 2023 theo quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) nhân với hệ số áp dụng chung cho các ngân hàng.

Với những chỉ tiêu như vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 16% có nhiều khả năng thực hiện được do sức khỏe của nền kinh tế ngày một tốt hơn, đà tăng trưởng của năm 2024 sẽ là lực đẩy lớn cho các doanh nghiệp.

Cụ thể, nhấn mạnh động lực TTTD trong năm 2025 đến từ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS Research) phân tích: Hoạt động tín dụng năm 2025 có thể được thúc đẩy bởi một số yếu tố như sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam và tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao.

“Cả hai yếu tố này sẽ được thúc đẩy bởi sự phục hồi của hoạt động sản xuất và thương mại, nhờ nhu cầu trong và ngoài nước tăng lên. Điều này sẽ cho phép NHNN duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng vào năm 2025. Đồng thời, với tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao sẽ giúp tạo việc làm và hỗ trợ nhu cầu tín dụng, phù hợp với mục tiêu phục hồi kinh tế và triển khai các dự án cơ sở hạ tầng lớn của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025”, các chuyên gia phân tích của MBS Research khẳng định.

Cũng với bối cảnh kinh tế vĩ mô dự kiến cải thiện hơn trong năm 2025, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI kỳ vọng TTTD sẽ đạt mức 16% trong năm 2025. Dư địa tăng trưởng có thể đến từ các ngành công nghệ thương mại, sản xuất và các công ty FDI. Ngoài ra, nhu cầu tín dụng phục hồi tập trung nhiều vào ngành xây dựng và bất động sản.

Chung quan điểm nêu trên, Giám đốc Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) Nguyễn Thị Phương Lan cho biết, năm 2025, nhu cầu vốn tín dụng ngắn hạn của các doanh nghiệp niêm yết vẫn tương đối khả quan, được hỗ trợ bởi nhu cầu tái cấu trúc nợ của doanh nghiệp bất động sản và nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất khác. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn tín dụng trung, dài hạn dự báo tiếp tục xu hướng tăng nhờ lãi suất cho vay giảm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn đầu tư mở rộng sản xuất.

Ngoài ra, các công ty phân tích thị trường cho rằng cầu tín dụng tiêu dùng có thể sẽ cải thiện do kinh tế đi vào giai đoạn tăng trưởng mới. Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) kỳ vọng động lực TTTD năm 2025 đến từ mặt bằng lãi suất thấp tạo lực đẩy cho nhu cầu vốn; tín dụng bán lẻ tăng tốc với lực đẩy từ hoạt động kinh doanh và tiêu dùng cũng như vay mua nhà; tín dụng bán buôn tiếp tục duy trì ổn định.

Bảo đảm chất lượng, “nắn” dòng vốn

Mặc dù nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lạc quan đối với mục tiêu TTTD trong năm 2025 khoảng 16%, nhưng cũng lưu ý tỷ lệ tín dụng/GDP thời gian qua ngày càng gia tăng, có thể kéo theo rủi ro tiềm ẩn như một số cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng thương mại cần phải dành nguồn lực để nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu đã tăng mạnh trong hai năm qua.

Theo Tiến sĩ Châu Đình Linh (Trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh), khi TTTD tăng lên sẽ dễ kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng tương ứng nếu không quản trị rủi ro tín dụng tốt. Điều này sẽ tạo tác động tiêu cực trong tương lai, làm GDP trong dài hạn tăng trưởng chậm lại. Do vậy, TTTD cần phải đi đôi với chất lượng tín dụng, cần xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro về quản trị tín dụng sao cho hiệu quả. Cùng với đó, phải bảo đảm tính hiệu quả về sử dụng tín dụng, “nắn” dòng vốn vào những lĩnh vực ưu tiên, những lĩnh vực thúc đẩy GDP theo định hướng chiến lược dài hạn của Chính phủ, những lĩnh vực có thế mạnh như nông nghiệp công nghệ cao,…

Tổng Giám đốc FiinRatings Nguyễn Quang Thuân cho rằng, năm 2025, NHNN tiếp tục cho phép các TCTD chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ dựa trên xếp hạng tín nhiệm và giám sát các hệ số an toàn vốn mà không cần đề nghị xin duyệt từ cơ quan quản lý. Chính sách này không chỉ tăng tính linh hoạt cho các TCTD mà còn giúp dòng vốn chảy nhanh hơn đến các lĩnh vực cần thiết, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và người dân.

Ngoài việc thông báo dự kiến TTTD toàn hệ thống năm 2025, NHNN khẳng định tiếp tục triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu TTTD cho từng TCTD theo Nghị quyết số 62/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.

Đối với vấn đề này, Tiến sĩ Châu Đình Linh nhìn nhận, NHNN cần có lộ trình, các cột mốc cụ thể cho câu chuyện tiến tới bỏ “room” tín dụng, cần công bố rõ ràng cho hệ thống ngân hàng về chính sách một cách nhất quán, minh bạch; đồng thời khuyến nghị cần gia tăng tính an toàn, ổn định của hệ thống ngân hàng hiện có bằng cách phân loại nhóm ngân hàng, tiến tới giải quyết ngân hàng yếu kém, ngân hàng kiểm soát đặc biệt, chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng để các ngân hàng trở nên tốt hơn, mạnh hơn.

Theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, trong năm 2025, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến, tình hình thực tế để điều hành TTTD của hệ thống ngân hàng, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, khoa học, bám sát tình hình để hệ thống TCTD cung ứng đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và bảo đảm an toàn hệ thống, gắn với ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

“NHNN sẽ chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD để tạo điều kiện cho TCTD cung ứng đủ và kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế mà TCTD không cần có văn bản đề nghị”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam. Việt Nam đang có sức hút với các doanh nghiệp châu Âu Theo bà Hoàng Tri Mai - thành viên Ban lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham): EuroCham vừa công bố báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) quý III/2024. Kết quả cho thấy, trước các thách thức...

Xuất khẩu lạc quan trong 5 tháng cuối của năm 2024

Thêm nhiều nghị định thư được ký kết, nhu cầu nhập khẩu của thế giới cao, giá nông sản xuất khẩu tăng; sản xuất công nghiệp cũng tăng cao là các yếu tố cho thấy xuất khẩu (XK) hàng hóa nhiều lạc quan trong các tháng cuối của năm 2024. Mới đây, Bộ NNPTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức ký kết 3 Nghị định thư quan trọng, gồm: Nghị định thư về kiểm...

Ngành thép nhu cầu và giá phục hồi, dự báo tăng trưởng lạc quan trong năm 2024

Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng những tín hiệu tích cực trong các tháng đầu năm đã và đang mở ra bức tranh triển vọng cho ngành thép trong năm 2024. Tháng 1- giá thép tăng trở lại Năm 2024, ngành thép chứng kiến giá tăng ngay trong tháng 1 khi sức tiêu thụ tăng trở lại. Cụ thể, trong tháng 1/2024, giá thép xây dựng nội địa đã có 2 lần điều chỉnh tăng liên tiếp; nối tiếp đà...

Triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan của Việt Nam năm 2024

Theo phóng viên TTXVN tại London, trang The Banker (Anh) dẫn ý kiến của các chuyên gia nhận định triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan của Việt Nam trong năm 2024. Năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo đạt 6-6,5%, đưa Việt Nam trở thành một trong những môi trường tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á. Theo ông Khánh Vũ, Phó Giám đốc điều hành của quỹ đầu tư VinaCapital, sự tăng...

Doanh nghiệp lạc quan hơn về tình hình kinh doanh

Năm 2024, tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt 6,48%. Đây là kịch bản tích cực nhất mà Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương vừa công bố. Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đã vượt so với tiềm năng trong quý III và quý IV năm 2023. Việt Nam không chỉ dựa vào các giải pháp tài khóa và tiền tệ để thúc đẩy tăng...

Cùng tác giả

Thủ tướng tiếp doanh nhân Nicolas Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng

Ông Nicolas Berggruen cho biết Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực, trước mắt hỗ trợ tư vấn cho Việt Nam thành lập một quỹ để đầu tư phát triển. Tối 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nicolas Berggruen, Giám đốc Tập đoàn Berggruen Holdings, Chủ tịch Viện Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Đông...

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm. Ngày 7/1, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng pháp luật phải...

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế điều chỉnh giá điện, việc triển khai thi hành Luật Điện lực và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Xây dựng cơ chế giá điện mới Để triển khai thi hành Luật Điện lực, mới đây Bộ...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước. Ngày 7/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Nicholas Berggruen, nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty đầu tư Berggruen Holdings và Viện Berggruen cùng bà Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế điều chỉnh giá điện, việc triển khai thi hành Luật Điện lực và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Xây dựng cơ chế giá điện mới Để triển khai thi hành Luật Điện lực, mới đây Bộ...

Bộ Tài chính: Có thể điều chỉnh giảm trừ gia cảnh cá nhân vào tháng 10

Dự báo CPI sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10. Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và giá...

Pine Care bảo tồn và phục hồi những cánh rừng thông Mã Vĩ

Pine Care có vùng nguyên liệu dồi dào với gần 26.000ha rừng thông do các doanh nghiệp trong hệ sinh thái quản lý và bảo tồn tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Kontum… Với tôn chỉ khai thác rừng luôn đi kèm với trồng mới và bảo vệ rừng, vùng tài nguyên rừng của hệ sinh thái đang ngày càng mở rộng về quy mô diện tích và nâng cao chất lượng rừng. Thông được coi là “vàng xanh”...

Từ ngày 15 – 28/1 sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn năm 2025

Từ ngày 15 – 28/1 (16 đến ngày 29/12 Âm lịch) , tại Trung tâm Văn hoá Thể thao khu kinh tế Vân Đồn (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025. Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025 có sự tham gia của 40 hộ dân trồng đào trên địa bàn xã Hạ Long, với khoảng 1.000 cây hoa đào phai thương...

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực chip bán dẫn, Việt Nam duy trì vị trị thứ ba trong quan hệ đối tác thương mại của Hàn Quốc. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MoTIE) và Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc trong năm 2024, sau Trung Quốc và Mỹ. Theo thống kê, tổng kim ngạch...

Động lực mới giúp nền kinh tế Việt Nam bứt phá trong năm 2025

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, lạm phát được kiểm soát... Đây là những tiền đề quan trọng để năm 2025 nền kinh tế tăng tốc và về đích. Làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - thông tin, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường,...

7 nhiệm vụ đưa xuất khẩu rau, quả đạt 10 tỷ USD

Ngành rau, quả đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành hàng này đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm. Hiệp định FTA trợ lực cho rau, quả Việt Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2024, ngành hàng này đối diện với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau, quả từ năm 2020 - 2022 liên tục giảm do ảnh hưởng của...

Việt Nam tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Kinh tế Việt Nam 2024 bứt phá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2025 hướng tới mức tăng trưởng cao hơn. GDP tăng trưởng 7,09% Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, kinh tế Việt Nam không chỉ duy trì được quỹ đạo phát triển dài hạn, mà còn một trong những nền kinh tế đạt được tốc...

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao. Từ dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam, quý IV/2024, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất