Powered by Techcity

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá.

Bức tranh kinh tế với gam màu sáng

Bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2024 sắp khép lại với sự ghi nhận ở nhiều kết quả tích cực, cho thấy những biện pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách của Chính phủ thời gian qua đã phát huy tác dụng.

Minh chứng, trong bối cảnh rất nhiều biến động nhưng với nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, kinh tế Việt Nam là điểm sáng so với các nước trong khu vực với mức tăng trưởng lên đến 7%. Trước đó, nhóm nghiên cứu toàn cầu HSBC đã dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc mức cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan).

Thực tế, theo các tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với dự báo tăng trưởng 6,4% từ năm 2024 đến 2029.

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu. Đây sẽ là nền tảng bứt phá của nền kinh tế trong năm 2025. Ảnh: T.L

Đáng mừng, sau nhiều năm lỡ hẹn, năm 2024, Việt Nam có thể đạt được và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu kinh tế – xã hội. Mức tăng trưởng GDP trên 7% đảm bảo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người đạt 4.700 USD-4.730 USD.

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cả năm 2024 có thể đạt khoảng 782,33 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Xuất siêu ước đạt 23,53 tỷ USD.

Đặc biệt, trong cuộc cạnh tranh thương mại toàn cầu, quy mô nền kinh tế Việt Nam cũng đã có nhiều điểm sáng. Hiện Việt Nam đứng thứ 35 và thuộc nhóm 20 nước có quy mô thương mại hàng đầu thế giới, với xuất siêu chín năm liên tiếp. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hội nhập mạnh mẽ với thế giới, được 73 nước công nhận nền kinh tế thị trường; đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (CPTPP, EVFTA, RCEP…) với trên 60 quốc gia, đối tác lớn trên toàn cầu.

Xếp hạng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới tính từ năm 2019 đến nay (74%), và năm 2024 tăng thêm 1 bậc, xếp thứ 32/100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới, đạt 431 tỷ USD trong bảng xếp hạng của hãng Brand Finance, công ty định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh.

Đánh giá về sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm qua, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhìn nhận, tăng trưởng kinh tế Việt Nam phục hồi với nhiều dấu ấn, nhất là các chỉ số về sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu. Đây là nền tảng rất tốt để nền kinh tế chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.

Vượt qua nhiều thách thức, song năm qua, theo nhìn nhận từ các chuyên gia, chính sự quyết liệt sáng suốt trong chỉ đạo, cùng nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đã khiến GDP bứt tốc trong những tháng cuối năm, nhiều khả năng cán đích tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu 6,5%-7% do Quốc hội đặt ra.

Quyết tâm hiện thực mục tiêu tăng trưởng

Bước sang năm 2025, theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt quy mô 506 tỷ USD trong năm 2025, đứng thứ 33 toàn cầu. Ngân hàng HSBC Việt Nam cũng tin tưởng, năm 2025, GDP Việt Nam sẽ tăng 6,5% và tiếp tục duy trì mức cao nhất khu vực.

Không dừng lại ở đó, mục tiêu tăng trưởng vào năm 2025 được Quốc hội giao cho Chính phủ là từ 6,5 – 7% và phấn đấu 7 – 7,5%. Đặc biệt, theo quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ, trong hội nghị toàn quốc tổng kết Nghị quyết số 18, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu chỉ tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP 8% cho cả nước vào năm tới. Đây được coi là bệ phóng cho giai đoạn bứt phá tăng trưởng hai con số từ 2026 đến 2030.

Mục tiêu đã được đề ra, song có thể coi đây là một thách thức lớn cho Việt Nam trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới được dự báo còn đan xen nhiều thuận lợi và bao trùm khó khăn.

Theo đó, để hiện thực hoá mục tiêu đề ra, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra khuyến nghị, cần phải quyết liệt, đồng bộ, tổng thể các giải pháp trong năm 2025. Đơn cử, Việt Nam cần đẩy mạnh các vấn đề về xây dựng chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp chế biến ứng dụng có hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và tinh gọn bộ máy. Qua đó, nền kinh tế sẽ củng cố sự độc lập tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế để thích ứng với bối cảnh cạnh tranh địa chính trị thế giới ngày càng phức tạp, khó lường.

Cả nước cần tập trung ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá.

Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng của 5 thành phố trực thuộc Trung ương, bởi đây là các đầu tàu phát triển của các vùng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh kích cầu thị trường trong nước, tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình; xem xét giải quyết bất cập về giá vé máy bay để kích thích du lịch, tiêu dùng.

Đặc biệt, Việt Nam cần tiếp tục mở rộng phát triển công nghiệp và đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc, sân bay mới và hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhằm tạo động lực cho tăng trưởng.

Cùng với đó, ưu tiên gỡ nút thắt pháp lý cho thị trường bất động sản, các dự án quy hoạch, đầu tư, đặc biệt thúc đẩy các dự án lớn của ngành điện nhằm giải quyết bài toán cung ứng điện. Quan tâm đầu tư các cơ sở hạ tầng xử lý chất thải nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho tương lai…

Tiếp tục quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp, ngoài những giải pháp từ Chính phủ thì các địa phương cũng cần xắn tay vào để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị sẽ là tiền đề hiện thực hoá cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2025, góp phần đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ vọng và áp lực đổi mới của chương trình Táo quân 2025

Xuất phát điểm là một chương trình truyền hình được sản xuất theo thể loại sân khấu kịch chính luận, chương trình Táo Quân được yêu thích và đặt lên vai nhiều kỳ vọng. Kỳ vọng Đứng trước sảnh của cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô tối 16.1, chị Hồng tất tả hỏi giá vé chợ đen của các hội nhóm phe vé đang “quần thảo” đi lại khắp khu sân rộng. Chị Hồng muốn mua một cặp vé để...

Công ty Điện lực Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 15/1, Công ty Điện lực Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Công ty Điện lực Quảng Ninh thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cung ứng điện trong bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh luôn tăng trưởng ở mức cao. Đặc biệt, trong tháng 9/2024 khi cơn bão số 3 đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc,...

TP Hạ Long: Đổi mới mạnh mẽ tư duy để phát triển bứt phá

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các địa phương khi là thời điểm “chạy nước rút” trong thực hiện các chỉ tiêu đặt ra cho cả nhiệm kỳ 2020-2025 và là năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp. Do đó, TP Hạ Long đặt quyết tâm đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để xứng đáng là “tâm” của tỉnh và là...

‘Có cơ sở để kinh tế năm nay tăng trưởng 8%’

GDP 2024 vượt kế hoạch dù chịu ảnh hưởng của bão lũ là cơ sở quan trọng để năm nay đạt mục tiêu tăng trưởng 8%, theo Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư. Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn 8% hoặc 10% trong điều kiện thuận lợi, để tạo đà tăng trưởng hai chữ số cho giai đoạn tiếp theo. Nhiều địa phương cũng nhắm mục tiêu GDP tăng hai...

Động lực mới giúp nền kinh tế Việt Nam bứt phá trong năm 2025

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, lạm phát được kiểm soát... Đây là những tiền đề quan trọng để năm 2025 nền kinh tế tăng tốc và về đích. Làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - thông tin, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường,...

Cùng tác giả

Ngày vía Thần Tài sắp đến, nên mua loại vàng nào?

Nhiều người muốn mua vàng cầu may ngày vía Thần Tài thường băn khoăn nên chọn vàng miếng hay vàng nhẫn tròn trơn để hưởng lợi cao nhất? Trả lời câu hỏi này, chuyên gia Trần Duy Phương phân tích: vàng miếng SJC được biết đến với tính thanh khoản cao, có thể mua bán ở bất kỳ đâu, kể cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế gần đây việc mua vàng miếng SJC lại gặp nhiều khó khăn. Khách...

‘Bộ tứ báo thủ’ đè bẹp doanh thu mọi phim Việt nhưng là phim dở nhất của Trấn Thành

"Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành vừa lập kỷ lục phim Việt có doanh thu ngày đầu công chiếu cao nhất mọi thời đại, nhưng chất lượng phim gây tranh cãi. Sáng 30-1, đạo diễn Trấn Thành công bố doanh thu ngày chiếu đầu tiên của phim Bộ tứ báo thủ là 30 tỉ đồng, ghi nhận vào mùng 1 Tết Ất Tỵ (tức ngày 29-1). Thành tích này đè bẹp các bộ phim khác cùng chiếu dịp Tết,...

Đưa công nghiệp bán dẫn thành ngành kinh tế chủ lực

Hiện nay, thế giới đang cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng đa dạng hóa nguồn cung ở tất cả các công đoạn. Việt Nam lại có lợi thế địa chính trị quan trọng khi ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Cộng thêm mối quan hệ chiến lược tốt đẹp với hầu hết các cường quốc công nghiệp bán dẫn, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút đầu tư trực tiếp...

Chạy đua mùa Tết – Báo Quảng Ninh điện tử

Dù thu hút sự quan tâm của khán giả, các phim Việt phát hành dịp Tết Nguyên đán năm nay đều vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về chất lượng. Áp lực tiến độ sản xuất và thời gian hậu kỳ gấp gáp là nguyên nhân khiến nội dung các phim thiếu sáng tạo, chưa thể tạo dấu ấn đậm nét. Mùa phim Tết năm nay chứng kiến cuộc đấu hấp dẫn giữa ba phim Việt, lần lượt là:...

Xuất khẩu bằng thương hiệu riêng: Chìa khóa khai thác CPTPP

Cơ hội xuất khẩu sang thị trường CPTPP còn rất lớn, tuy nhiên để khai thác tốt hơn ưu đãi từ hiệp định, doanh nghiệp, ngành hàng cần xây dựng thương hiệu riêng. Thương mại hai chiều ước đạt 102,1 tỷ USD Số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với thị trường các nước thành viên Hiệp định...

Cùng chuyên mục

Ngày vía Thần Tài sắp đến, nên mua loại vàng nào?

Nhiều người muốn mua vàng cầu may ngày vía Thần Tài thường băn khoăn nên chọn vàng miếng hay vàng nhẫn tròn trơn để hưởng lợi cao nhất? Trả lời câu hỏi này, chuyên gia Trần Duy Phương phân tích: vàng miếng SJC được biết đến với tính thanh khoản cao, có thể mua bán ở bất kỳ đâu, kể cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế gần đây việc mua vàng miếng SJC lại gặp nhiều khó khăn. Khách...

Đưa công nghiệp bán dẫn thành ngành kinh tế chủ lực

Hiện nay, thế giới đang cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng đa dạng hóa nguồn cung ở tất cả các công đoạn. Việt Nam lại có lợi thế địa chính trị quan trọng khi ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Cộng thêm mối quan hệ chiến lược tốt đẹp với hầu hết các cường quốc công nghiệp bán dẫn, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút đầu tư trực tiếp...

Xuất khẩu bằng thương hiệu riêng: Chìa khóa khai thác CPTPP

Cơ hội xuất khẩu sang thị trường CPTPP còn rất lớn, tuy nhiên để khai thác tốt hơn ưu đãi từ hiệp định, doanh nghiệp, ngành hàng cần xây dựng thương hiệu riêng. Thương mại hai chiều ước đạt 102,1 tỷ USD Số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với thị trường các nước thành viên Hiệp định...

Mùng 5 Tết, một khách hàng may mắn trúng giải Jackpot hơn 152 tỉ

Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo có một khách hàng đã trúng giải Jackpot trị giá hơn 152 tỉ đồng vào tối nay 2/2, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ. Cụ thể, tại kỳ quay số mở thưởng thứ 01310 sản phẩm xổ số tự chọn Mega 6/45 ngày 2-2, Vietlott xác định có một vé trúng thưởng giải Jackpot trị giá 152.678.407.000 đồng. Bộ số trúng giải Jackpot này là 15-20-22-29-32-36. Hiện tại, Vietlott chưa...

Thêm 1 tỉ phú USD đầu năm Ất Tỵ, người giàu Việt Nam ở đâu so với khu vực?

Ông Nguyễn Đăng Quang - chủ tịch Tập đoàn Masan - vừa trở lại danh sách tỉ phú USD, theo cập nhật mới nhất đến ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) từ Forbes. Việt Nam đón năm mới với 6 tỉ phú USD Danh sách tỉ phú Việt Nam, theo cập nhật mới nhất (ngày 2-2, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) của Forbes ghi nhận có 6 người, gồm: ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Vingroup, ông...

Than Hà Tu phát động thi đua sản xuất đầu xuân

Với khí thế đầu xuân mới, mừng Đảng mừng Xuân Ất Tỵ, sáng ngày 1/2 (mùng 4 Tết) tại mức +50, khu vực phía Tây, Công trường Khai thác 1, Công ty CP Than Hà Tu đã phát động thi đua sản xuất đầu năm 2025. Tại lễ phát động, Than Hà Tu kêu gọi tập thể người lao động phát huy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” quyết tâm vượt khó, thích ứng linh hoạt, ổn định sản...

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài “tạo lực” cho tăng trưởng kinh tế

Tiếp tục là điểm đến an toàn, hấp dẫn của các doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh đầu tư thế giới đều suy giảm, Việt Nam lại "ngược dòng" trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tiếp tục là điểm đến an toàn, hấp dẫn của các doanh...

Đồng loạt đi xuống, dầu diesel giảm gần 1.000 đồng ngày Mùng 4 Tết Nguyên đán

Từ 15 giờ ngày 1/2, giá xăng E5 RON92 giảm 201 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 140 đồng/lít. Cùng đó, dầu diesel giảm 948 đồng/lít; dầu hỏa giảm 671 đồng/lít và dầu mazut giảm 250 đồng/kg. Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước cùng đi xuống trong kỳ điều hành ngày 1/2 (tức Mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), trong đó có mặt hàng giảm gần 1.000 đồng/lít. Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, từ 15...

Nhiều đơn vị của TKV tổ chức ra quân sản xuất đầu năm

Sáng 1/2 (tức mùng 4 Tết), nhiều đơn vị sản xuất than lộ thiên của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đồng loạt tổ chức ra quân sản xuất đầu năm. Khí thế sản xuất những ngày đầu năm mới diễn ra sôi nổi, khẩn trương, tạo đà giúp các đơn vị quyết tâm hoàn thành mục tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2025. Tại Công ty CP Than Cao Sơn, để tạo khí thế,...

Giao thông đi trước mở đường

Phát triển kết cấu hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được xác định trong Nghị quyết đại hội XIII của Đảng. Giao thông có vai trò đi trước mở đường, bởi các dự án không chỉ mở ra không gian phát triển mới còn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực có dự án và đáp ứng nhu cầu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất