Powered by Techcity

Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khoá XIV: Quyết nghị nhiều nội dung quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH

Với tinh thần làm việc khẩn trương, khoa học, hiệu quả, Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề năm 2024) HĐND tỉnh khoá XIV đã thành công tốt đẹp. 11 nghị quyết được các đại biểu HĐND tỉnh nhất trí cao thông qua đều là những vấn đề cấp thiết, trực tiếp phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH năm 2024 và những năm tiếp theo của Quảng Ninh. 

Đại biểu biểu quyết thông qua các nghị quyết tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề năm 2024).

Tháo “điểm nghẽn” trong điều hành KT-XH

Mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn, Quảng Ninh đã khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão, nhanh chóng ổn định tình hình, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng GRDP của tỉnh 9 tháng năm 2024 đạt 8,02%, tổng thu NSNN đạt 40.479 tỷ đồng, bằng 73% dự toán, thu hút FDI đạt 1.817 triệu USD, đứng thứ ba cả nước.

Quỹ thời gian của năm 2024 không còn nhiều, để hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH của năm, tại Kỳ họp thứ 22, với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và nhân dân, các đại biểu HĐND tỉnh đã tập trung trí tuệ, nghiên cứu tài liệu, tham gia thảo luận, tranh luận, quyết nghị thông qua các nghị quyết có tính khả thi cao, nhằm đảm bảo thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024 của tỉnh.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ đại biểu Móng Cái và Đông Triều.

Các đại biểu thống nhất cho rằng, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là quản lý đất đai, đầu tư công, tài chính, ngân sách… của một số địa phương, sở, ngành hiện nay còn hạn chế; công tác giao khu vực biển theo quy hoạch còn chậm. Tính đến nay, 5/16 khoản thu ngân sách nội địa dự kiến không đạt tốc độ bình quân, trong đó thu tiền sử dụng đất chỉ đạt 23% kế hoạch năm, ảnh hưởng lớn đến nguồn lực bố trí cho các dự án đầu tư công. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp, chỉ đạt 32,2% kế hoạch vốn, giải ngân vốn kéo dài chỉ đạt 20%; công tác chuẩn bị đầu tư, GPMB, tiến độ triển khai các dự án đầu tư công, bao gồm một số dự án trọng điểm tại một số địa phương còn chậm, chưa đạt yêu cầu…

Đại biểu Hoàng Bá Nam, Bí thư Thành ủy Móng Cái, Tổ trưởng Tổ đại biểu TP Móng Cái phát biểu ý kiến tại kỳ họp.

Lý giải rõ hơn về vấn đề này, đại biểu Hoàng Bá Nam, Bí thư Thành ủy Móng Cái, Tổ trưởng Tổ đại biểu TP Móng Cái, cho rằng: Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp là những khó khăn liên quan đến thủ tục pháp lý về đất đai, cấp phép mỏ, khai thác vật liệu đá, cát, đất phục vụ các dự án đầu tư công. Đây là thách thức lớn đặt ra cho tỉnh trong những tháng còn lại của năm, khi mà Quảng Ninh xác định đầu tư công là lĩnh vực bù đắp cho một số ngành, lĩnh vực bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 2 con số.

Với sự đồng tình, nhất trí cao, các đại biểu HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là những nội dung có tính cấp bách, cần quyết định ngay, phát sinh trong thời gian giữa 2 kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh, nhằm quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn NSNN; đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu về ngân sách theo dự toán đã được HĐND tỉnh giao. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở các cấp ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư công; kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho các địa phương, các cơ quan giai đoạn 2021-2025, đảm bảo sử dụng nguồn lực đúng mục đích, thủ tục theo Luật Đầu tư công và tiến độ hoàn thành dự án.

Đại biểu Tô Văn Hải, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Vân Đồn (Tổ đại biểu Vân Đồn – Cô Tô), cho biết: Phát huy vai trò, trách nhiệm đại biểu dân cử, đại biểu HĐND tỉnh đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận các giải pháp phấn đấu đến 31/12/2024 hoàn thành thu NSNN theo dự toán giao ở mức cao nhất và giữ vững mục tiêu thu ngân sách năm 2024 không thấp hơn 55.600 tỷ đồng. Đồng thời, thảo luận, thống nhất cách thức hỗ trợ các địa phương bị mất cân đối ngân sách đảm bảo đúng quy định.

Đơn cử như Vân Đồn là địa phương được giao tự cân đối ngân sách, huyện đã rất tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành thu ngân sách, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, đến nay thu ngân sách trên địa bàn huyện mới đạt 28% dự toán. Hiện nay, huyện chủ động rà soát cắt giảm các nhiệm vụ chi thường xuyên chưa cần thiết, cấp thiết, sử dụng nguồn kết dư ngân sách và các nguồn hợp pháp để bù hụt thu theo quy định. Tuy nhiên, vẫn rất khó khăn trong việc chi ngân sách, trong đó có chi thường xuyên. Chính vì vậy, việc hỗ trợ chi thường xuyên từ ngân sách tỉnh trên cơ sở xác định chính xác số hụt thu ngân sách theo thẩm định của các cơ quan chuyên môn là hết sức cần thiết.

Để bảo đảm mục tiêu giải ngân hết nguồn vốn đã được phân bổ năm 2024, đại biểu Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hạ Long cho rằng: Nội dung điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024 tại kỳ họp lần này là rất cần thiết để tránh lãng phí nguồn lực, trong đó có việc xem xét điều chỉnh giảm kế hoạch vốn gần 1.200 tỷ đồng của 26 dự án không có khả năng giải ngân trong năm 2024 cho các dự án có khả năng giải ngân trong năm 2024. Nguồn vốn này sẽ được điều chỉnh để phân bổ kế hoạch vốn cho 17 dự án có nhu cầu và cam kết giải ngân trong năm 2024, cũng như bù đắp hụt thu tiền sử dụng đất của 6 dự án và bổ sung có mục tiêu hỗ trợ 2 dự án thuộc nhiệm vụ chi của cấp huyện. Trong 2 dự án thuộc nhiệm vụ chi cấp huyện có dự án tuyến đường An Tiêm qua KCN Việt Hưng đến ngã tư Vạn Yên của TP Hạ Long. Đây là quyết sách rất kịp thời để tạo hệ thống giao thông đô thị đồng bộ cho thành phố và cho KCN Việt Hưng.

Các đại biểu nghiên cứu tài liệu tại kỳ họp.

Hướng đến sự phát triển bền vững

Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh đã thông qua 11 nghị quyết với sự đồng thuận của 100% đại biểu HĐND tỉnh. Các chính sách được đưa ra đều là những cơ chế, biện pháp quan trọng liên quan trực tiếp đến công tác điều hành phát triển KT-XH của tỉnh trong thời điểm những tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.

Trên cơ sở đánh giá tổng thể, đầy đủ và sát đúng tình hình, kết quả triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, HĐND tỉnh đã thông qua Dự kiến lần thứ nhất Kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2026-2030 để xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cần triển khai trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH quan trọng, tạo sức lan tỏa, tác động lớn tới phát triển kinh tế; lấy đầu tư công kích hoạt và dẫn dắt mọi nguồn lực của xã hội để khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá mới trong phát triển KT-XH giai đoạn 2026-2030 và những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh đã quyết nghị một số nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật, như: Nghị quyết quy định về việc tặng quà, thăm hỏi, động viên người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng và người thờ cúng liệt sĩ nhân dịp ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7), Tết Nguyên đán hằng năm; Nghị quyết về quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cũng đã nhận được sự tán thành, nhất trí cao của các đại biểu HĐND tỉnh. Đây đều là các chủ trương, chính sách lớn có ý nghĩa quan trọng, có ảnh hưởng, tác động sâu rộng đến đời sống của nhân dân, an sinh xã hội trên địa bàn.

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT (Tổ đại biểu Tiên Yên – Bình Liêu – Ba Chẽ) khẳng định: Những nghị quyết được thông qua tại kỳ họp chuyên đề lần này là những nội dung quan trọng, là căn cứ tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho việc huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trong đó nghị quyết về quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng. Chính sách sẽ góp phần khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả thấp; giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cũng như cảnh quan đô thị. Từ đó có chiến lược, kế hoạch phát triên chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Bởi vậy, sau khi nghị quyết được ban hành, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan phổ biến đến các cơ sở chăn nuôi. Đồng thời, rà soát, ưu tiên bố trí quỹ đất chăn nuôi, nguồn lực đầu tư hạ tầng dùng chung… đáp ứng các quy định theo Luật Chăn nuôi và đảm bảo các mục tiêu, định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích điều hành kỳ họp.

Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã bàn thảo, thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án: Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 327 và đường tỉnh 330, đoạn từ thị trấn Ba Chẽ đến đường tỉnh 342; thông qua việc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; quy định thẩm quyền quyết định quản lý, sử dụng tài sản công; phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh…

Nhấn mạnh các nhiệm vụ sau kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích đề nghị: Quỹ thời gian còn lại của năm 2024 rất ngắn, trong khi áp lực giải ngân rất lớn dồn về các tháng cuối năm, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình; chủ động phòng, chống lãng phí, tiêu cực là nhiệm vụ rất quan trọng. Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của năm, nhất là mục tiêu giữ vững tốc độ tăng trưởng GRDP trên 2 con số, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, nhất là lãnh đạo quản lý, người đứng đầu càng phải tập trung rà soát kỹ lưỡng từng chỉ tiêu, nhiệm vụ; nêu cao tinh thần trách nhiệm, nêu gương và làm gương; nắm chắc địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ, góp phần hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu cả năm 2024 và của cả nhiệm kỳ 2020-2025.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ họp HĐND

Là cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện ở Quảng Ninh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ họp, kịp thời ban hành những quyết sách thiết thực trong phát triển KT-XH, cải thiện, nâng cao đời sống cho nhân dân. Năm 2024, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện ở Quảng Ninh đã tổ chức 92 kỳ họp, tăng 16 kỳ họp so với...

Giao ban Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các địa phương

Sáng 27/12, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về kết quả công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Vi Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, chủ trì giao ban. Hội nghị đã tiến hành đánh giá kết quả hoạt động năm 2024 của HĐND hai cấp. Theo đó, HĐND...

Sớm đưa nghị quyết HĐND tỉnh vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm), HĐND tỉnh khóa XIV thông qua 21 nghị quyết. Đây đều là những nghị quyết quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2025 và những định hướng phát triển mới của tỉnh giai đoạn 2025-2030.  Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 12% Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV thông qua quyết...

HĐND tỉnh bầu Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/12, HĐND tỉnh tổ chức kỳ họp lần thứ 24 để quyết định một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Dự kỳ họp có đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã nghe Tờ trình của Thường trực HĐND tỉnh giới thiệu đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy để bầu...

Bế mạc Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV: Thông qua 21 nghị quyết quan trọng

Sau 2 ngày làm việc khoa học, nghiêm túc, dân chủ, thẳng thắn trao đổi, thảo luận, tranh luận, chất vấn với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và nhân dân, chiều 6/12, kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm), HĐND tỉnh khóa XIV đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra, thông qua 21 nghị quyết theo thẩm quyền với sự đồng thuận, thống nhất rất cao từ...

Cùng tác giả

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Ra Bắc đóng hài Tết tử tế, Xuân Nghị nói về hài Bắc, hài Nam

Xuân Nghị ra Bắc đóng phim Tết tử tế cùng dàn nghệ sĩ hài gạo cội miền Bắc. Dịp này, anh nói về hài Bắc và hài Nam. Phim Tết tử tế (đạo diễn: An Thuyên, nhà sản xuất: Nguyễn Duy Nhất) gồm 2 tập, mỗi tập dài 45 phút, dự kiến phát trên 40 kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đúng ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025. Ngoài Xuân Nghị, Tết tử tế quy tụ nhiều...

Nước châu Âu đầu tiên miễn visa cho Việt Nam

Ngày 8/12/2023, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Thứ trưởng Ngoại giao Belarus Evgeny Shestakov tiến hành ký kết Hiệp định miễn thị thực Việt Nam - Belarus tại thủ đô Hà Nội, áp dụng cho người mang hộ chiếu phổ thông của 2 nước. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 30/1, thông tin từ Bộ Ngoại giao. Cụ thể, công dân 2 nước sở hữu hộ chiếu phổ thông sẽ được tạm trú miễn...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều...

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới 3 nước

Trong chuyến công tác kéo dài 8 ngày kể cả thời gian di chuyển, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có một lịch trình hoạt động dày đặc, phong phú, đa dạng. Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa...

TP Uông Bí kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 – 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025)

Ngày 23/1, TP Uông Bí long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 - 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025) và trao huy hiệu Đảng dịp 3/2. Dự buổi lễ có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Tại buổi lễ các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường vẻ vang 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam....

Tuyên dương, trao thưởng học sinh đoạt giải học sinh giỏi Quốc gia

Ngày 23/1, đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tuyên dương, trao thưởng học sinh đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 – 2025. Cùng dự có các đồng chí: Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ thi...

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 tại Thuỵ Sĩ, chiều 22/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành APF

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ, đó là hòa bình, dân chủ và đa dạng văn hóa-ngôn ngữ, đoàn kết, hợp tác và phát triển. Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) khai mạc chiều 22/1 tại thành phố Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức,...

Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 22/1, nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 và hướng tới kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng. Cùng đi với Tổng Bí thư có đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Xúc động thắp hương tưởng niệm, Tổng Bí thư Tô Lâm...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD tại Davos

Thủ tướng đề nghị OECD xem xét để Việt Nam sớm gia nhập OECD, cho biết Việt Nam sẽ đáp ứng đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn và điều kiện để gia nhập OECD, hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp...

Mong WEF hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao trong các lĩnh vực ưu tiên

Sáng 22/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhân dịp dự Hội nghị Thường niên lần thứ 55 của WEF. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Giáo sư K.Schwab đã có buổi giao lưu, phát biểu truyền cảm hứng và động lực mạnh mẽ...

Việt Nam hoan nghênh phán quyết về bồi thường nạn nhân thảm sát Quảng Nam

Việt Nam hoan nghênh phán quyết vừa qua của Tòa phúc thẩm Seoul, một phán quyết phản ánh sự thật lịch sử, góp phần hiện thực hóa tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Ngày 22/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Tòa phúc thẩm tại Seoul (Hàn Quốc) giữ nguyên phán quyết, yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc bồi thường hơn 30 triệu won...

Tin nổi bật

Tin mới nhất