Powered by Techcity

Kỳ họp bất thường của Quốc hội dự kiến khai mạc ngày 15/1/2024

Chiều 18/12, tại Phiên họp 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội báo cáo một số vấn đề về việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội và bước đầu chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội đã “quyết định điều chỉnh thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sang kỳ họp gần nhất” và “Giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất theo trình tự, thủ tục rút gọn…”.

Căn cứ quy định nêu trên, Tổng Thư ký Quốc hội đã có văn bản đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đề xuất về thời điểm cụ thể để trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung trên (tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 hoặc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV).

Đến nay, Tổng Thư ký Quốc hội đã nhận được ý kiến của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực 9 Ủy ban và ý kiến của Ban Dân nguyện, trong đó Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhất trí với việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 5 để triển khai xem xét, thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo trình tự, thủ tục quy định.

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị: Kỳ họp bất thường của Quốc hội thường diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn để xem xét, quyết định các nội dung quan trọng, cấp thiết để đáp ứng ngay đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Do đó, các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường phải đáp ứng tiêu chí về tính cấp thiết, phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao giữa các cơ quan, hạn chế tối đa việc trình Kỳ họp bất thường những nội dung có nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau; đồng thời, cũng cần tính toán để bảo đảm thời điểm tổ chức, quỹ thời gian hợp lý trong Kỳ họp cho các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, hoàn thiện văn bản trình Quốc hội thông qua theo đúng quy trình, thủ tục quy định, nhất là những dự án, dự thảo lớn, nội dung phức tạp; các đại biểu Quốc hội cũng cần có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến.

Trên cơ sở ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã có văn bản gửi Chính phủ đề nghị đề xuất phương án hoàn thiện dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Kinh tế sẽ phối hợp chặt chẽ với Thường trực Ủy ban Pháp luật, Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật; dự kiến báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp tháng 1/2024 xem xét có đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua hay không.

Thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6 về một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và phương án thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ngay sau Phiên họp, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã chủ trì, phối hợp rất chặt chẽ với Thường trực Ủy ban Pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện các nội dung của dự thảo Luật. Theo đó, đã tập trung hoàn thiện các nội dung lớn của dự thảo Luật theo Thông báo kết luận số 3123/TB-TTKQH ngày 21/11/2023; đồng thời, tiến hành rà soát toàn diện dự thảo Luật lần 1. Kết quả rà soát cho thấy, ngoài những nội dung lớn cần có ý kiến của Chính phủ như đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, còn có một số nội dung khác cần có ý kiến của Chính phủ để làm rõ; một số nội dung Cơ quan chủ trì soạn thảo và các Bộ tiếp tục có ý kiến nhưng có sự thay đổi hoặc cần làm rõ về chính sách, phải có ý kiến chính thức của Chính phủ.

Dự kiến sau khi kết thúc rà soát dự thảo Luật lần 2 (trong tháng 12/2023), Thường trực Ủy ban Kinh tế sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có văn bản gửi Chính phủ đề nghị có ý kiến chính thức về dự thảo Luật và nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội. Sau khi nhận được ý kiến chính thức của Chính phủ, các cơ quan sẽ hoàn thiện dự thảo Luật để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp tháng 01/2024 và báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị. Sau khi hoàn thành về mặt nội dung dự thảo Luật, Ủy ban Kinh tế sẽ chuyển dự thảo để Ủy ban Pháp luật rà soát về mặt kỹ thuật.

Đây là dự án Luật rất quan trọng, phạm vi tác động lớn với nhiều điều khoản liên quan. Mặc dù các cơ quan đã liên tục làm việc, nỗ lực tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành việc rà soát toàn bộ dự thảo Luật. Thực tế cho thấy việc rà soát rất mất thời gian và phát sinh thêm các nội dung cần làm rõ, hoàn thiện để bảo đảm không xảy ra vướng mắc trong quá trình triển khai trên thực tiễn. Từ nay đến hết tháng 12 thời gian không còn nhiều, trong khi khối lượng công việc còn rất lớn, vì vậy, việc trình Quốc hội xem xét, thông qua vào tháng 1/2024 tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó bảo đảm chất lượng tốt nhất của dự thảo Luật, do vậy Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Thường trực Ủy ban Xã hội và Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng đề nghị cân nhắc việc thông qua các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 do đây là các dự án Luật có nội dung lớn, phức tạp, có sự tác động trực tiếp, sâu rộng đến nền kinh tế, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân trong khi thời gian diễn ra kỳ họp bất thường lại ngắn, thời gian từ nay tới Kỳ họp bất thường không nhiều nên thời gian để các cơ quan Quốc hội, Chính phủ phối hợp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội thông qua không nhiều, việc này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dự án Luật. Do đó, đề nghị chỉ trình thông qua các dự án Luật này khi đảm bảo chất lượng đã ở mức tối ưu nhất. Do đó, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị trình Quốc hội thông qua 2 dự án luật này tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị, trên cơ sở xem xét chất lượng chuẩn bị, nếu hồ sơ tài liệu đủ điều kiện, bảo đảm tiến độ, chất lượng thì đề nghị trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 những nội dung: Xem xét thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nếu đủ điều kiện; Xem xét thông qua Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Xem xét, thông qua Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có).

Về hình thức họp, Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Dự kiến Quốc hội họp 3 ngày, khai mạc vào thứ Hai, ngày 15/1/2024 và chia thành 2 đợt (Quốc hội nghỉ 2 ngày làm việc giữa 2 đợt để các cơ quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua):

Đợt 1 họp trong 2,5 ngày (từ ngày 15 đến sáng ngày 17/1/2024) để tiến hành khai mạc Kỳ họp, nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo, thảo luận các dự thảo luật, nghị quyết, cụ thể, bố trí 0,5 ngày thảo luận ở hội trường đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); 0,5 ngày thảo luận ở hội trường đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Bố trí 0,5 ngày thảo luận ở Tổ đối với 2 dự thảo Nghị quyết còn lại và 0,5 ngày thảo luận ở hội trường/dự thảo Nghị quyết.

Đợt 2 sẽ họp trong 0,5 ngày (chiều thứ Sáu, ngày 19/1/2024) để thông qua các luật, nghị quyết và bế mạc kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết thúc phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN

Kết thúc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, căn cứ ý kiến của các cơ quan của Quốc hội thống nhất kỳ họp bất thường nếu tổ chức sẽ xem xét các nội dung trên. Chủ tịch Quốc hội lưu ý nên xem xét lại việc nghỉ 2 ngày giữa 2 đợt có quá dài hay không.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, ủy ban của Quốc hội cần quyết tâm thực hiện 2 dự án Luật Đất đai sửa đổi và Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi để có thể tổ chức kỳ họp bất thường.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết Chính phủ rất quyết tâm để có thể hoàn thiện, trình 2 dự án luật trên ra kỳ họp bất thường của Quốc hội.

Về chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay dự kiến Quốc hội khai mạc vào ngày 20/5/2024 và chia thành 2 đợt họp. Đợt 1 dự kiến 14 ngày (từ ngày 20/5 đến ngày 6/6/2024) chủ yếu bố trí thảo luận các nội dung trình Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp và thảo luận ở tổ một số dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến; chất vấn và trả lời chất vấn. Đợt 2 dự kiến 8 ngày, từ ngày 17/6 đến ngày 26/6/2024; chủ yếu bố trí Quốc hội biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết và thảo luận ở tổ về một số dự án luật và thảo luận ở hội trường về các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến; thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri. Như vậy, dự kiến Quốc hội làm việc 22 ngày, dự kiến bế mạc ngày 26/6/2024.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, công tác nhân sự tại kỳ họp đã được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội. Chiều 26/8, sau 1 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành nội dung chương trình đề...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 26/8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu. Kính thưa đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kính...

Kỳ họp bất thường lần thứ 8 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc

Quốc hội khóa XV tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 8 trong 1 ngày để xem xét quyết định về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng 26/8 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Trước khi tiến hành Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -...

Cân nhắc vấn đề áp thuế VAT 5% với phân bón

Chiều 24/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Trần Văn Lâm, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho rằng, lần sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng này, vấn đề đại biểu băn khoăn rất lớn là việc chuyển các...

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Theo Thông cáo báo chí của Tổng Thư ký Quốc hội, căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội...

Cùng tác giả

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó...

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Ra Bắc đóng hài Tết tử tế, Xuân Nghị nói về hài Bắc, hài Nam

Xuân Nghị ra Bắc đóng phim Tết tử tế cùng dàn nghệ sĩ hài gạo cội miền Bắc. Dịp này, anh nói về hài Bắc và hài Nam. Phim Tết tử tế (đạo diễn: An Thuyên, nhà sản xuất: Nguyễn Duy Nhất) gồm 2 tập, mỗi tập dài 45 phút, dự kiến phát trên 40 kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đúng ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025. Ngoài Xuân Nghị, Tết tử tế quy tụ nhiều...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều...

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới 3 nước

Trong chuyến công tác kéo dài 8 ngày kể cả thời gian di chuyển, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có một lịch trình hoạt động dày đặc, phong phú, đa dạng. Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa...

TP Uông Bí kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 – 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025)

Ngày 23/1, TP Uông Bí long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 - 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025) và trao huy hiệu Đảng dịp 3/2. Dự buổi lễ có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Tại buổi lễ các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường vẻ vang 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam....

Tuyên dương, trao thưởng học sinh đoạt giải học sinh giỏi Quốc gia

Ngày 23/1, đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tuyên dương, trao thưởng học sinh đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 – 2025. Cùng dự có các đồng chí: Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ thi...

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 tại Thuỵ Sĩ, chiều 22/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành APF

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ, đó là hòa bình, dân chủ và đa dạng văn hóa-ngôn ngữ, đoàn kết, hợp tác và phát triển. Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) khai mạc chiều 22/1 tại thành phố Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức,...

Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 22/1, nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 và hướng tới kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng. Cùng đi với Tổng Bí thư có đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Xúc động thắp hương tưởng niệm, Tổng Bí thư Tô Lâm...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD tại Davos

Thủ tướng đề nghị OECD xem xét để Việt Nam sớm gia nhập OECD, cho biết Việt Nam sẽ đáp ứng đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn và điều kiện để gia nhập OECD, hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp...

Mong WEF hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao trong các lĩnh vực ưu tiên

Sáng 22/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhân dịp dự Hội nghị Thường niên lần thứ 55 của WEF. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Giáo sư K.Schwab đã có buổi giao lưu, phát biểu truyền cảm hứng và động lực mạnh mẽ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất