Powered by Techcity

Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương đã đánh giá cao kết quả đạt được trong năm, với 15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến dự hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Chính phủ với điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự Hội nghị có: Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Là năm hiếm đạt 15/15 chỉ tiêu chủ yếu

Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tập trung thảo luận đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các lĩnh vực trong năm 2024; đồng thời phân tích những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công phương hướng, nhiệm vụ đã được Trung ương có Kết luận và Quốc hội thông qua Nghị quyết, nhất là kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, đột phá.

Hội nghị đánh giá, năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, vượt dự báo; ở trong nước, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn thách thức nhiều hơn; nền kinh tế tiếp tục chịu “ảnh hưởng kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm; trong khi thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Trong bối cảnh đó, với tinh thần nỗ lực vượt bậc “biến nguy thành cơ”, “thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế”; với phương châm “kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững,” “chỉ bàn làm, không bàn lùi”; ngay từ những ngày đầu năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Đảng, Quốc hội; chủ động, linh hoạt, bám sát thực tiễn, thực hiện đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực, với phương châm “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, do đó chúng ta chỉ bàn làm, không bàn lùi.”

Trong đó ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung tháo gỡ những vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, pháp luật; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm; chú trọng các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường; tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế; đồng thời nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả trước những biến động từ bên ngoài.

Nhờ sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư; sự đồng hành của Quốc hội và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục phục hồi tích cực, với xu hướng tốt hơn qua từng tháng, từng quý, tính chung cả năm 2024 đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có những kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực, được nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và chủ trì hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Tăng trưởng GDP cả năm đạt hơn 7%; quy mô kinh tế đạt khoảng 470 tỷ USD; lạm phát được kiểm soát dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ghi nhận kỷ lục với khoảng 800 tỷ USD, thặng dư thương mại ước đạt khoảng 24 tỷ USD; thu ngân sách đạt 2 triệu tỷ đồng.

Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn, hấp dẫn của các doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư quốc tế; thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới, đạt khoảng 40 tỷ USD, trong đó vốn FDI thực hiện khoảng 25 tỷ USD; là một trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới với 17 FTA, trở thành một mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế số, kinh tế xanh, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; đặc biệt đã xác lập được vị thế quan trọng trong chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu, thu hút được nhiều tập đoàn công nghệ lớn. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32/193, tăng 1 bậc so với năm 2023.

Các đột phá chiến lược được tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đạt nhiều kết quả rõ nét. Trong đó, Chính phủ tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, trình Quốc hội thông qua nhiều Luật, Nghị quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cho phát triển trên các lĩnh vực; đã đưa vào khai thác trên 2.000km đường bộ cao tốc; hoàn thành Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Bình-Hưng Yên trong thời gian ngắn kỷ lục 6 tháng; tập trung chuẩn bị, khẩn trương triển khai các dự án đường sắt quốc gia.

Phát triển nguồn nhân lực chuyển biến tích cực; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp được thúc đẩy mạnh mẽ. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 xếp hạng 44/132 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 2 bậc so với năm 2023. Công tác quy hoạch được đẩy mạnh; đã phê duyệt, triển khai thực hiện toàn bộ 111 quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch cấp tỉnh và quy hoạch quốc gia; đồng thời tập trung xử lý các dự án tồn đọng, kém hiệu quả, kéo dài; góp phần khơi thông nguồn lực, chống lãng phí, tạo không gian, động lực mới cho phát triển.

Phát triển văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn khoảng 1,9%; thu nhập bình quân người lao động tăng khoảng 7,4%; chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143; kịp thời khắc phục hậu quả và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3; phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát được phát động và sự lan tỏa, hưởng ứng mạnh mẽ… Độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước tiếp tục được nâng cao.

Tăng tốc, bứt phá

Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước; cả nước phải “tăng tốc và bứt phá” để đạt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm và cả nhiệm kỳ 2021-2025, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2026-2030.

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình trình bày báo cáo. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Chính phủ đề ra chủ đề của năm 2025 là “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá,” tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nghị quyết, kết luận của Đảng và Quốc hội, tập trung vào 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm giải pháp chủ yếu và 185 nhiệm vụ cụ thể.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn; hoàn thiện thể chế, pháp luật; phát triển hạ tầng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế; nâng cao uy tín, vị thế nước ta trên trường quốc tế. Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao hơn 8%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân khoảng 4,5%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 0,8-1%…

Năm 2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, coi đây là “đột phá của đột phá”; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Với chủ trương ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống; khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới, lực lượng sản xuất mới; thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động nhanh và bền vững; huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân.

Cả nước sẽ đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia; phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển; đầu tư toàn diện hạ tầng số, hạ tầng nghiên cứu phát triển (R&D); khai thác dự án nhà ga T3, cảng hàng không Tân Sơn Nhất, nhà ga T2, cảng hàng không Nội Bài; triển khai dự án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành; xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng, Khu thương mại tự do tại một số địa phương trọng điểm về kinh tế…

Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, kỷ nguyên mới; tập trung rà soát, tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc của các dự án.

Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, đầu tư, phát triển văn hóa hài hòa với kinh tế, xã hội; xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, dân số; phấn đấu năm 2025 hoàn thành trên 100 nghìn căn nhà ở xã hội; tập trung mọi nguồn lực để đến hết năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển xanh.

Sẽ xây dựng, triển khai hiệu quả 3 đề án: Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Đề án Phòng, chống sạt lở, lũ ống, lũ quét miền Trung và miền núi phía Bắc; Đề án Khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị.

Cùng với đó, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế; chủ động thông tin tuyên truyền, tạo động lực và đồng thuận xã hội để cả nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nhạc Tết 2025 cần bứt phá hơn ở số lượng, thông điệp

So với mọi năm, nhạc Tết 2025 đang có khởi động khá chậm dù chất lượng nhạc được đánh giá tốt. Nhạc Tết có số lượng còn ít ỏi So với mọi năm, số lượng tác phẩm liên quan đến chủ đề Tết của năm nay có ít hơn. Hiện tại, ca khúc “Tết về đi con” do Ngô Kiến Huy kết hợp cùng rapper Karik (Phạm Hoàng Khoa) đang được chú ý. Ở MV này, khi xem, khán giả sẽ nghe...

Động lực mới giúp nền kinh tế Việt Nam bứt phá trong năm 2025

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, lạm phát được kiểm soát... Đây là những tiền đề quan trọng để năm 2025 nền kinh tế tăng tốc và về đích. Làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - thông tin, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường,...

Tạo khí thế mới trong thi đua, động lực mới cho phát triển

Đại tá Khúc Thành Dư, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh: “Thi đua quyết thắng trong LLVT, tạo động lực, sức mạnh nội sinh thúc đẩy hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ” Năm 2024, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo gắn kết chặt chẽ công tác thi đua với công tác khen thưởng để tạo ra động lực thúc đẩy PTTĐ phát triển; kịp thời động viên CBCS LLVT ra sức thi đua thực hiện...

Xuất khẩu sầu riêng, gạo bứt phá năm 2024

Sầu riêng, gạo, cà phê, lâm sản năm nay tạo dấu ấn mạnh mẽ trong xuất khẩu nhờ chiến lược sản xuất bài bản, mở rộng thị trường và giá tăng kỷ lục. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm 2024 đạt 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm trước đó, vượt chỉ tiêu 54-55 tỷ USD do Thủ tướng giao. Con số kỷ lục này khẳng định sức bật mạnh mẽ của ngành nông nghiệp...

Tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Nhân dịp đón năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng: Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức...

Cùng tác giả

Bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm

Cứ vào dịp cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, tập trung ở một số mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán. Nhằm bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, chủ động kiểm soát, điều tiết giá các mặt hàng, đòi hỏi các ngành chức năng cần tích cực triển khai nhiều giải pháp. Sắp đến Tết Nguyên đán, thị trường hàng hóa đã "nóng" lên từng ngày. Do nhu cầu...

Quán quân Cao Bá Hưng đang ở đâu?

Sau 7 năm Sing My Song mùa một phát sóng, loạt thí sinh của chương trình đã vươn tầm thành ngôi sao nhạc Việt. Trong khi đó, Cao Bá Hưng chọn hướng đi tách biệt phần còn lại. 8 năm trước, Sing My Song lên sóng và nhanh chóng gây sốt. Đây là game show có format mới lạ ở thời điểm đó, khi các thí sinh cùng lúc thể hiện 2 vai trò nhạc sĩ và ca sĩ trình...

Khách Việt ngày càng thích trốn Tết đi du lịch

Xu hướng du lịch xuyên Tết của khách Việt tăng cao do nhiều người muốn tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn thay vì dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn những ngày Tết. "Tôi muốn tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn", Minh Khánh, sống tại Hà Nội, nói và cho biết chán cảnh tất bật dọn dẹp nhà trước Tết. Năm nay, vợ chồng Khánh cùng bố mẹ quyết định mua tour du lịch Lệ Giang - Shangri-La khởi hành từ...

Triển khai các biện pháp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Togo

Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân Cộng hòa Togo Robert Dussey, chiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị hai bên phối hợp triển khai các biện pháp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương, nhất là tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp nhằm thắt chặt tin cậy chính trị, tạo nền tảng vững chắc để đẩy mạnh hợp tác...

Tăng tốc từ mùa du lịch Tết Nguyên đán

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm quan trọng để ngành Du lịch thu hút khách quốc tế, kích cầu du lịch nội địa và tăng tốc, đặt nền móng cho tăng trưởng du lịch cả năm. Theo số liệu lượt tìm kiếm đặt phòng thu thập từ ngày 27/11-21/12/2024, với ngày nhận phòng từ ngày 25/1-2/2/2025 trên nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, Tết Nguyên đán của Việt Nam đang khẳng định sức hút mạnh mẽ với du...

Cùng chuyên mục

Triển khai các biện pháp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Togo

Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân Cộng hòa Togo Robert Dussey, chiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị hai bên phối hợp triển khai các biện pháp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương, nhất là tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp nhằm thắt chặt tin cậy chính trị, tạo nền tảng vững chắc để đẩy mạnh hợp tác...

Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và một số đảng viên

Từ ngày 6-8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 53. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: 1- Xem xét Báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đồng chí...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản hỗ trợ tài chính, thúc đẩy ODA thế hệ mới dành cho Việt Nam để thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược mang tính thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế. Chiều 8/1, tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản hỗ trợ tài chính, thúc đẩy ODA thế...

Hội nghị Chính phủ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương để thống nhất, đánh giá kết quả đạt được, thảo luận, chỉ rõ, đề ra các giải pháp thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2025 với những vấn đề đột phá, trọng tâm. Dự hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, đại diện Tập đoàn Swire

Ngày 8/1, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thuỵ Sĩ, đại diện Tập đoàn Swire. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tại buổi tiếp, ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh

Chiều 8/1, đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc họp nghe và cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh. Theo báo cáo tại cuộc họp, Sở Văn hóa - Thể thao đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn ý kiến xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh, tiếp thu 12 ý kiến của các...

Hội đàm thảo luận cơ chế phối hợp phòng chống thiên tai tại sông biên giới Bắc Luân

Ngày 8/1, đồng chí Đỗ Văn Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) đã hội đàm với đồng chí Lí Siêu Lâm, Phó Thị trưởng Chính quyền nhân dân thành phố Đông Hưng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) để thảo luận về cơ chế phối hợp phòng chống thiên tai tại sông biên giới Bắc Luân và các...

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định cam phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức trực tuyến toàn quốc vào sáng 8/1; sau khi thảo luận đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các...

Tổng Bí thư: Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của Hệ thống chính trị

Tổng Bí thư đề nghị cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế... vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và...

Công bố Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ ngày 15/1/2025 để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Chiều 7/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất