Powered by Techcity

Kinh tế di sản – Một động lực tăng trưởng mới vì sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh Quảng Ninh trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong những năm qua, Quảng Ninh là một trong những địa phương luôn có sự tìm tòi, đổi mới về tư duy, cách làm mới, sáng tạo và những quyết sách, hành động đột phá góp phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng đang đứng trước thách thức phải tìm ra được động lực phát triển mới trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu rộng về kinh tế, nhiều địa phương trong cả nước đã có những bước phát triển mang tính bứt phá ngoạn mục. Để có thể khẳng định được vị trí là “một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc, trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước”; đẩy mạnh phát triển kinh tế di sản được xem là một hướng đi đúng đắn góp phần khẳng định và nâng cao giá trị thương hiệu địa phương; giúp Quảng Ninh chuẩn bị tâm thế vững vàng, tự tin để bước vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Quảng Ninh – Vùng đất của Di sản văn hóa; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong suốt hành trình của công cuộc Đổi mới

Quang cảnh Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới – góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Quảng Ninh là vùng đất giàu di sản văn hóa với 630 di tích, trong đó có 08 di tích quốc gia đặc biệt (đứng thứ hai cả nước, sau Thủ đô Hà Nội), 56 di tích cấp quốc gia, 101 di tích cấp tỉnh và hơn 400 di tích đã được kiểm kê; 362 di sản văn hóa phi vật thể (trong đó có 15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia). Nổi bật hơn cả, Quảng Ninh là tỉnh sở hữu di sản thiên nhiên tầm cỡ hàng đầu thế giới đó là di sản Vịnh Hạ Long 3 lần được UNESCO vinh danh và hiện nay đang chuẩn bị có thêm 1 di sản văn hóa thế giới của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử có từ thời nhà Trần đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc (quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc). Đây là những di sản làm nên thương hiệu của tỉnh Quảng Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tính đa dạng về di sản của tỉnh Quảng Ninh thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam vùng Đông Bắc của Tổ quốc nhưng đậm đà nhất là các nét văn hóa truyền thống của cư dân pha trộn từ nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng đến định cư qua nhiều thế hệ, làm nên con người Quảng Ninh ngày nay với tư duy và lối sống cởi mở, hào sảng, yêu lao động, không ngừng nỗ lực vươn lên với các đặc trưng mang tính tổng hoà “Bản lĩnh, Tự cường, Kỷ cương, Đoàn kết, Nghĩa tình, Hào sảng, Sáng tạo, Văn minh”. Cùng với đó, yếu tố “thiên nhiên tươi đẹp” cũng là trụ cột để tạo lập nên di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ Long, văn hóa Cái Bèo, văn hóa Soi Nhụ), đến nay vẫn có một sức sống riêng, bền bỉ, mặc dù đang phải trải qua một quá trình tiếp biến, thích ứng với những điều kiện phát triển mới. Tính đặc sắc, đa dạng của văn hóa, con người Quảng Ninh còn được thể hiện ở di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa miền biên viễn (người Tày, Dao, Sán chỉ…). Trong những năm gần đây, những di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em quần cư trải dài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn được quan tâm bảo tồn và đã phát huy được những giá trị quý báu trong kho tàng di sản văn hóa của tỉnh Quảng Ninh (nhất là các di sản văn hóa phi vật thể như: thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái; Hát nhà tơ hát – múa cửa đình; Lễ hội đền Cửa Ông; Lễ hội Tiên công; Lễ hội đình Trà Cổ; Lễ hội Bạch Đằng; Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng cọ của người Sán Chỉ; Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soọng cô của người Sán Dìu; Tục Kiêng gió của người Dao; Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y; Lễ mừng cơm mới của người Tày..).

Sau khi Đảng ta tiến hành công cuộc Đổi mới (năm 1986), di sản văn hóa Quảng Ninh đã được quan tâm khai thác để đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh. Ở khu vực phía Bắc, cùng với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là một trong những địa phương đã đi đầu trong phát triển các ngành du lịch, dịch vụ dựa vào khai thác giá trị tài nguyên là di sản thiên nhiên Chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bền vững, dựa vào ba trụ cột: thiên nhiên – văn hóa – con người, văn hóa kết hợp với tận dụng xu thế hoà bình, hợp tác, hội nhập đã trở thành phương châm hành động của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong nhiều nhiệm kỳ. Bên cạnh khai thác tài nguyên du lịch thiên nhiên; việc đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích từ nguồn ngân sách nhà nước kết hợp nguồn lực xã hội cho các di tích lịch sử, văn hóa cũng đã góp phần quan trọng tạo ra các điểm, tuyến du lịch mới hấp dẫn (Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long, Móng Cái). Nhờ những nỗ lực đó, số khách du lịch đến với Quảng Ninh đã tăng trưởng đều trong những năm gần đây. Giai đoạn 2011 – 2019, tốc độ tăng trưởng kép của khách du lịch đến Quảng Ninh hằng năm đạt khoảng 10,2%/năm; trong đó khách quốc tế đạt 17,9%/năm, khách nội địa đạt 8,2%/năm. Sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch Quảng Ninh đã có bước phục hồi mạnh mẽ. Năm 2024, Quảng Ninh thu hút 19 triệu lượt khách, trong có 3,5 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ du lịch ước đạt 46.460 tỷ đồng, tăng 38% so cùng kỳ. Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) góp phần hình thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, hấp dẫn với trên 500 sản phẩm, trong đó có 393 sản phẩm đạt từ 3 – 5 sao, được đưa lên các sàn thương mại điện tử… phục vụ nhu cầu của Nhân dân và khách du lịch.

Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát công tác bảo tồn, phát huy giá trị Đình Trà Cổ.

Kinh tế di sản – Những hạn chế, thách thức và cơ hội phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hiện nay

Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được trong quản lý, khai thác giá trị di sản, thời gian qua có thể thấy Quảng Ninh vẫn còn không ít các mặt hạn chế, đó là: (i1) Tình trạng khai thác “thô” một cách liên tục các giá trị di sản thiên nhiên sẵn có trong hàng chục năm; (i2) Việc chuyển đổi phương thức sinh kế truyền thống còn thiếu sự chọn lọc, bảo tồn, phát huy hợp lý những giá trị di sản tiêu biểu trong một số ngành, lĩnh vực truyền thống của Quảng Ninh (như nhiều di sản công nghiệp của ngành Than thời kỳ Pháp thuộc không còn nữa; nghề đánh bắt cá và nuôi biển bằng các phương pháp, phương tiện thủ công truyền thống hầu hết đã bị mai một hoàn toàn; một số địa điểm du lịch tâm linh tuy có sức hút lớn nhưng vẫn còn những biểu hiện “biến tướng” hoặc “lệch chuẩn” văn hóa trong thời gian qua); (i3) Nếp sống, phong tục, tập quán cổ truyền cũng biến đổi nhiều do tốc độ đô thị hóa nhanh; (i4) Tư duy quản lý văn hóa sau nhiều thập niên “Đổi mới” nhưng vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỉ lại vào ngân sách Nhà nước (chủ yếu là ngân sách địa phương); (i5) Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, kiến trúc, nghệ thuật còn thiếu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Quảng Ninh (nhất là đối với các di sản trung đại có niên đại quá xa, có từ thời Lý, Trần); (i6) Các nhà quản lý di sản thiếu kiến thức chuyên sâu về lịch sử, văn hóa, quản lý di sản trong khi hồ sơ di sản không đầy đủ căn cứ khoa học…

Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh kiểm tra, khảo sát tại Đình Lục Nà, xã Lục Hồn.

Trên thực tế, trong bối cảnh hiện nay, Quảng Ninh đang phải đối diện với không ít thách thức trên con đường phát triển kinh tế di sản, đó là: (i1) Chưa có nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn thúc đẩy, thu hút đầu tư mạnh mẽ và nâng cao được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cộng đồng đối với các tài nguyên di sản; các thủ tục hành chính liên quan đến việc quản lý khai thác di sản chậm được sửa đổi, hoàn thiện kịp thời, tạo nên những điểm nghẽn về thể chế (như các thủ tục trong các lĩnh vực quản lý quy hoạch đất đai, môi trường, tài nguyên biển đảo, lâm nghiệp, đầu tư xây dựng, hợp tác công – tư…); (i2) Nhu cầu bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa của tỉnh Quảng Ninh tuy đã được tích hợp vào các quy hoạch phát triển chung cấp tỉnh, cấp huyện (hiện nay đã quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) nhưng việc lập các quy hoạch này chưa xem xét hệ thống di sản theo các dạng cấu trúc không gian địa – văn hóa đặc trưng như ở một số trung tâm văn hóa, du lịch lớn, do đó còn khó khăn cho việc kết nối hạ tầng trong các lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế đêm tại nhiều địa phương trong tỉnh. (i3) Sự thiếu vắng các sản phẩm du lịch mới, độc đáo đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch bốn mùa đã làm giảm sức hút của kinh tế du lịch và dịch vụ, nhất là đối với nhu cầu của khách du lịch quốc tế có mức chi tiêu lớn đến từ các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Bắc Mỹ. (i4) Công nghiệp văn hóa gắn với phát huy lợi thế của di sản của địa phương chưa phát triển mạnh như ở một số tỉnh, thành phố khác trong thời gian gần đây (như thiếu các bộ phim điện ảnh, các chương trình truyền hình thực tế, các show trình diễn nghệ thuật tinh hoa kết hợp giữa truyền thống và hiện đại…). (i5) Hạ tầng du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của các di sản thiên nhiên trên địa bàn (chưa có khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng lọt vào top giành các giải thưởng hàng đầu của khu vực và thế giới như ở Đà Nẵng, Huế, Hội An, Nha Trang…). (i6) Phát triển kinh tế di sản đòi hỏi phải từ bộ máy chính quyền các cấp cho đến các tầng lớp, cộng đồng dân cư phải có ý thức và hành động bảo vệ, phát huy giá trị di sản; có khả năng hợp tác, liên kết chặt chẽ với nhau trong các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch có liên quan đến di sản; lao động trong các ngành du lịch, dịch vụ còn mang tính thời vụ…

Trong bối cảnh các trung tâm du lịch thế giới, khu vực và nhiều địa phương trong cả nước đã và đang có những bước tiến vượt bậc so với trước đây nhờ biết kết hợp, phát huy các động lực tăng trưởng mới, những thách thức và hạn chế nêu trên là những trở ngại đáng kể cho việc phát triển mạnh mẽ kinh tế di sản dựa trên việc biến tiềm năng di sản văn hóa đặc sắc, đa dạng của vùng đất này trở thành tài sản, là động lực mới, không chỉ góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững mà còn phải thực sự nâng tầm giá trị thương hiệu của tỉnh Quảng Ninh, là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của thế giới, một trong những nơi có chất lượng sống tốt nhất của Việt Nam khi Quảng Ninh đang quyết tâm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030.

Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh kiểm tra thực tế công tác bảo tồn các công trình văn hóa tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử.

Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Quảng Ninh cũng đứng trước những cơ hội to lớn để phát triển kinh tế di sản. Đầu tiên phải kể đến khát vọng tiếp tục đổi mới vươn lên và quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh để tạo ra đột phát phát triển. UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 80/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định Quảng Ninh là “trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ…”. Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững; trong đó đã đưa ra một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đến năm 2030 gắn với lĩnh vực kinh tế di sản. Tỉnh ủy Quảng Ninh đã phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức 02 hội thảo khoa học; đóng góp cơ sở khoa học quan trọng cho việc tham gia cùng các cơ quan tham mưu của Đảng ở Trung ương thực hiện tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau 40 năm thực hiện đường lối Đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, vấn đề đẩy mạnh phát triển kinh tế di sản như một động lực tăng trưởng mới cho tỉnh Quảng Ninh đã được đề xuất, nghiên cứu định hướng đưa vào văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Đặc biệt là hiện nay, Đảng ta đang đẩy mạnh cải cách thể chế trong đó có nhiều nội dung thể chế liên quan đến việc cởi trói cho kinh tế di sản phát triển. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra rõ ràng: “Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Là một tỉnh có thế mạnh về di sản thiên nhiên nhưng trong nhiều năm qua, Quảng Ninh cũng không ít lần đối diện với những khó khăn, sức ép từ dư luận trong vấn đề điều chỉnh không gian quy hoạch thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long trong khi thực tiễn cho thấy nếu không có những quyết sách đột phá về phát triển hạ tầng thì không thể có những công trình mới, hiện đại và đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa thời gian qua. Hệ thống đường bộ – đường không – đường thủy hiện đại, mang đẳng cấp quốc tế, như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long – cảng tàu biển chuyên biệt phục vụ du lịch duy nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện nay.

Việc phát triển kinh tế di sản trên địa bàn tỉnh trong thời điểm hiện nay cũng có nhiều thuận lợi nếu biết đón nhận các xu thế phát triển mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng sạch và có chiến lược đẩy mạnh áp dụng đưa những thành quả khoa học công nghệ tiên tiến vào ứng dụng trong việc tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa có giá trị cao dựa trên di sản.

 Đề xuất một số nhóm giải pháp phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh thời gian tới

Trong thời gian tới, để kinh tế di sản Quảng Ninh thực sự cất cánh, cần nghiên cứu triển khai đồng bộ một số nhóm giải pháp chính sau đây:

Một là, cần tiếp tục rà soát, đổi mới quy hoạch hạ tầng du lịch văn hóa, đặc biệt là quy hoạch các tuyến du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm văn hóa, lịch sử kết hợp du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp cao theo hướng tăng cường tính liên kết vùng. Trong đó cần quan tâm đặc biệt đến cách tiếp cận mô hình cấu trúc địa – văn hóa để lồng ghép đưa vào quy hoạch phát triển, gắn với phát huy giá trị các di sản văn hóa trung đại theo trục: Vân Đồn (nơi có Thương cảng Vân Đồn thành lập năm 1147) – Hạ Long (nơi có di tích thành cổ Xích Thổ, núi Bài Thơ và hệ thống các hang, động có dấu tích của người xưa) – Uông Bí (nơi có hành dinh An Hưng thành lập năm 1149 và hệ thống di tích Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử) – Đông Triều (nơi có hệ thống di tích tương đối dày đặc như Thái miếu nhà Trần, Am Ngoạ Vân, Hồ Thiên, chùa Quỳnh Lâm…). Đồng thời, việc quy hoạch văn hóa du lịch theo tuyến di sản như trên cũng giúp cho việc thúc đẩy đầu tư, khai thác hiệu quả hơn các hạ tầng giao thông đã và sắp được đầu tư (cảng tàu khách quốc tế, sân bay, đường cao tốc, điểm dừng chân ngắm cảnh…). Đối với một số địa bàn di sản có tiềm năng phát triển kinh tế đêm, cần quan tâm kết hợp cả yếu tố địa – văn hóa và yếu tố địa – kinh tế trong quy hoạch phát triển vì một khi không gắn với các hoạt động sinh kế thường xuyên của người dân ở địa phương thì không thể thành công. Tăng cường phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để hiện đại hóa, nâng cao chất lượng hạ tầng kinh tế – kỹ thuật các khu vực dự kiến đưa vào khai thác. Mà không chỉ tuyên truyền, vận động sự tham gia của người dân trong chỉnh trang đô thị và học tập một cách “máy móc” kinh nghiệm của các địa phương khác vì mỗi địa phương đều phải có cách làm riêng, sáng tạo gắn với các giá trị đặc trưng của di sản.

Hai là, cần đẩy mạnh hiện đại hóa công cụ quản lý di sản, ứng dụng công nghệ, (như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được đưa vào hệ thống bảo tàng, phục dựng di sản bằng công nghệ 3D…). Tiếp tục cập nhật, số hóa hồ sơ di sản trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn tư liệu mới phát hiện trong nước và quốc tế được sưu tầm, phổ biến. Việc làm giàu hồ sơ di sản văn hóa sẽ góp phần nâng cao được giá trị của di sản và giúp cho việc giáo dục, phổ biến tri thức văn hóa, lịch sử gắn với di sản một cách chân thực hơn. Mặt khác, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, đấu tranh phản bác các quan điểm, sai trái, thù địch cố tình bóp méo, xuyên tạc lịch sử.

Ba là, cần tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy sự gắn kết giữa phát triển công nghiệp văn hóa (đặc biệt là lĩnh vực du lịch văn hóa, điện ảnh, âm nhạc, thời trang, ẩm thực, nghệ thuật truyền thông) với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó quan tâm đẩy mạnh xã hội hóa (tài trợ và đầu tư) cho các hoạt động sáng tạo liên quan đến: công nghiệp điện ảnh, truyền hình thực tế khám phá di sản, nghệ thuật biểu diễn (dàn dựng các vở kịch, opera, thực cảnh mô tả về các thời kỳ, sự kiện lịch sử) và các sự kiện văn hóa tổng hợp gắn với di sản (tổ chức các liên hoan phim, liên hoan nghệ thuật truyền thống hay phục dựng để làm phong phú hơn nội dung các lễ hội truyền thống…). Tập trung triển khai phát triển công nghiệp văn hóa gắn với thí điểm mô hình tổ hợp công nghiệp văn hóa, sáng tạo với hạ tầng cơ sở đồng bộ tại thành phố Hạ Long. Mô hình này cho phép tích hợp các nguồn lực phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa, trong đó cần định hướng hướng tới các sản phẩm công nghiệp văn hóa có hàm lượng cao về giá trị di sản văn hóa bản địa và di sản văn hóa Việt Nam có sức lan toả, “xuất khẩu” được ra thị trường thế giới trong điều kiện hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

Bốn là, cần có giải pháp xây dựng thương hiệu di sản văn hóa Quảng Ninh mang tính đặc trưng, nổi bật hơn (như có những biểu trưng và slogan mới) và không ngừng đổi mới chiến lược tiếp thị di sản văn hóa phù hợp với môi trường tương tác mạng liên kết toàn cầu. Đây cũng là một hướng đi đang được các chuyên gia khuyến nghị. Tiếp tục phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có sức cạnh tranh cao, nhất là sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp gắn với phát huy giá trị thiên nhiên, con người, văn hóa của Quảng Ninh.

Năm là, cần tăng cường các nguồn lực đầu tư và đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm tu bổ, nâng cấp các công trình văn hóa, cơ sở du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, có dấu ấn trong tiến trình lịch sử dân tộc (như kinh nghiệm thu hút đầu tư vào Khu di tích và danh thắng Yên Tử gắn với dấu ấn văn hóa kiến trúc Phật giáo thời Trần; trong đó nổi bật như dự án Legacy Yên Tử) ở một số địa bàn có tiềm năng, thế mạnh về du lịch tại các khu vực miền núi, hải đảo nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch (du lịch biển, du lịch sinh thái khám phá, du lịch nghỉ dưỡng đặc sắc, cao cấp) phù hợp với những phân khúc du khách khác nhau, đặc biệt cần quan tâm chú ý đến các nhóm du khách có mức chi tiêu lớn. Đối với các công trình văn hóa quy mô lớn, cơ sở du lịch đẳng cấp quốc tế cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư.

Sáu là, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế di sản. Quan tâm cử đội ngũ làm công tác quản lý văn hóa, du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn sâu về lĩnh vực di sản, văn hóa, khảo cổ, lý thuyết di sản, thực hành di sản, lịch sử, luật, ngoại ngữ… để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Mở rộng hợp tác, mời các chuyên gia quốc tế trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bảo tồn di sản, phát triển công nghiệp văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa gắn với chuyển đổi số. Tăng cường liên kết, đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu đào tạo (giữa địa phương với các cơ sở đào tạo, các đơn vị lữ hành du lịch, các đơn vị cung ứng dịch vụ lao động trong lĩnh vực du lịch…) trước yêu cầu hình thành một số ngành nghề kinh tế mới.

***

Kinh tế di sản chính là cơ hội để Quảng Ninh chuyển hóa nguồn lực tài nguyên di sản thành động lực cho sự phát triển. Nếu có hướng đi và giải pháp đúng đắng sẽ giúp cho Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu, duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững. Những gì mà Hà Nội, Huế, Hội An, Ninh Bình và nhiều địa phương khác đã làm được thì Quảng Ninh hoàn toàn có thể làm tốt hơn để kinh tế di sản trở thành một nền kinh tế của sáng tạo. Đưa các giá trị tinh hoa văn hóa Việt Nam lên một tầm cao mới, sánh vai với các nền văn minh nhâ loại trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tiến sĩ Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh



Nguồn

Cùng chủ đề

Biểu diễn luân phiên chương trình “Quảng Ninh chào đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tại các địa phương trong tỉnh

Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh đã xây dựng chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề mừng Đảng mừng Xuân Ất Tỵ 2025 "Quảng Ninh chào đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".  Đây là chương trình Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh chỉ đạo Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh tổ chức thực hiện với 12 tiết mục ca múa nhạc đặc sắc. Chương trình thể hiện tình cảm, niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền...

Để khai thác tiềm năng du lịch bền vững

Đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển, Hạ Long hướng đến việc trở thành trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế; thành phố của đổi mới, sáng tạo, của di sản và lễ hội. Để đạt được mục tiêu đó, Hạ Long nhất thiết phải đẩy mạnh phát triển kinh tế di sản. Kinh tế di sản phụ thuộc vào nguồn tài nguyên là hệ thống di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. Nội...

Quan hệ Việt Nam-Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững

Đại sứ Cuba nhấn mạnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững, đặc biệt, Cuba đang thực hiện những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng ông Rogelio Polanco Fuentes...

Du lịch di sản tại Quảng Ninh

Theo các chuyên gia thì đối với thế giới, kinh tế di sản là một khái niệm hay là một loại hình kinh tế không phải là quá mới, trong đó du lịch di sản - văn hóa là một biểu hiện cụ thể nhất. Như vậy, với chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, từ hơn chục năm trước, Quảng Ninh đã sớm phát triển kinh tế di sản. Để ngành du lịch phát...

“Người dân phải là chủ thể trong phát triển kinh tế di sản…”

Tham gia Hội thảo Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - Góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh diễn ra tại Vân Đồn vào cuối tháng 12/2024, GS.TS. Đinh Xuân Dũng (ảnh), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, đặc biệt quan tâm đến vai trò của người dân trong phát...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết, động viên cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng

Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 22/1, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân uỷ trung ương, đến thăm, làm việc, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh và các đồn biên phòng trong cả nước. Dự hội nghị tại điểm cầu...

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng quà Tết tại Đầm Hà

Ngày 22/1, đồng chí Nguyễn Hồng Dương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết một số gia đình chính sách trên địa bàn huyện Đầm Hà. Cùng đi có đồng chí Đặng Văn Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện. Đồng chí Nguyễn Hồng Dương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo huyện Đầm Hà đã tặng...

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng gần 1 triệu đồng/lượng, đạt mức cao nhất 3 tháng

Giá vàng nhẫn hôm nay (22/1) tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng, lên 87,2 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất 3 tháng nay. Theo đó, lúc 10h30 sáng nay, giá vàng nhẫn được Doji niêm yết ở mức 86 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 800.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng nay. Giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 85,8 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 600.0000 đồng/lượng. Không chỉ giá vàng nhẫn mà giá vàng miếng...

‘Joker 2’ bị đề cử 7 Mâm Xôi Vàng

"Joker: Folie à Deux" - Joaquin Phoenix, Lady Gaga đóng chính - nhận đề cử Phim tệ nhất, dẫn đầu các hạng mục Mâm Xôi Vàng 2025. Trong danh sách công bố những tác phẩm, cá nhân bị đánh giá thấp năm nay, Joker: Folie à Deux là một trong năm dự án bị xếp vào hạng mục Phim tệ nhất, cùng Borderlands, Madame Web, Megalopolis và Reagan. Phần hai lấy bối cảnh Arthur Fleck (Joaquin Phoenix đóng) bị giam giữ...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 1

Chiều 22/1, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 1 đánh giá kết quả thực hiện công tác tháng 12/2024; cho ý kiến về công tác trọng tâm trong thời gian tới. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp. Trong tháng 12/2024, Thường trực HĐND tỉnh bát sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng đoàn HĐND tỉnh đã xây dựng và ban...

Cùng chuyên mục

‘Joker 2’ bị đề cử 7 Mâm Xôi Vàng

"Joker: Folie à Deux" - Joaquin Phoenix, Lady Gaga đóng chính - nhận đề cử Phim tệ nhất, dẫn đầu các hạng mục Mâm Xôi Vàng 2025. Trong danh sách công bố những tác phẩm, cá nhân bị đánh giá thấp năm nay, Joker: Folie à Deux là một trong năm dự án bị xếp vào hạng mục Phim tệ nhất, cùng Borderlands, Madame Web, Megalopolis và Reagan. Phần hai lấy bối cảnh Arthur Fleck (Joaquin Phoenix đóng) bị giam giữ...

Bất ngờ từ Hồ Quỳnh Hương

Chọn dãy núi thiêng Yên Tử là nơi gửi gắm tâm huyết dành cho tác phẩm đầu năm 2025 - MV "Yên Tử trong đêm", Hồ Quỳnh Hương hiếm hoi hát mang âm hưởng ca trù. Ca sĩ nói có bất ngờ cho khán giả sau dịp Tết. Mặc áo dài hát ở thời tiết 13 độ C Với Yên Tử trong đêm, khán giả hiếm hoi được nghe Hồ Quỳnh Hương hát hơi hướm ca trù. Không ít khán giả...

Phim ‘Hẹn ước ngày Xuân’ tôn vinh văn hóa bản địa vùng cao Tây Bắc

Đan xen trong câu chuyện tình yêu đôi lứa, bộ phim truyền hình "Hẹn ước ngày Xuân" còn gắn liền với văn hóa bản địa và nghề trồng chè shan tuyết truyền thống của bà con vùng cao Tây Bắc. “Tiểu tam đáng ghét nhất của màn ảnh Việt” Cù Thị Trà sẽ hóa thân vào vai một cô gái người Mông trong phim Tết “Hẹn ước ngày Xuân” do Ban Truyền hình tiếng dân tộc, Đài Truyền hình Việt...

3 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân ‘Đạp gió’ mùa 2

Hành trình của "Chị đẹp đạp gió 2024" đang đi đến hồi kết, trong 17 chị đẹp vào vòng cuối, có 3 người được khán giả dự đoán là có cơ hội chiến thắng rất cao. Sau 3 tháng với 5 đêm công diễn, hành trình Chị đẹp đạp gió 2024 đang hướng tới đêm trao giải diễn ra tối 25/1. Từ 30 chị đẹp, hiện chỉ còn 17 người chơi đi tiếp vào chung kết. Trong gala trao giải, đội...

Kỳ vọng và áp lực đổi mới của chương trình Táo quân 2025

Xuất phát điểm là một chương trình truyền hình được sản xuất theo thể loại sân khấu kịch chính luận, chương trình Táo Quân được yêu thích và đặt lên vai nhiều kỳ vọng. Kỳ vọng Đứng trước sảnh của cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô tối 16.1, chị Hồng tất tả hỏi giá vé chợ đen của các hội nhóm phe vé đang “quần thảo” đi lại khắp khu sân rộng. Chị Hồng muốn mua một cặp vé để...

Văn Mai Hương tham gia Chị đẹp đạp gió ở Trung Quốc

Tên Văn Mai Hương xuất hiện trong danh sách nghệ sĩ tham gia Đạp gió 2025 do Sina đăng tải. Tuy nhiên, đại diện của nữ ca sĩ chưa phản hồi. Ngày 21/1, Sina đưa ra danh sách nghệ sĩ tham gia Đạp gió 2025. Tên của Văn Mai Hương xuất hiện trong danh sách và thông tin này đang gây bàn tán. Một nguồn tin chia sẻ với Tri Thức – Znews, Văn Mai Hương sẽ tham gia chương...

Biểu diễn luân phiên chương trình “Quảng Ninh chào đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tại các địa phương trong tỉnh

Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh đã xây dựng chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề mừng Đảng mừng Xuân Ất Tỵ 2025 "Quảng Ninh chào đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".  Đây là chương trình Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh chỉ đạo Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh tổ chức thực hiện với 12 tiết mục ca múa nhạc đặc sắc. Chương trình thể hiện tình cảm, niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền...

Tết sớm trên bản Dao

Đã thành thông lệ, hàng năm, bắt đầu từ giữa tháng Chạp là đồng bào các dân tộc Dao trên địa bàn huyện Bình Liêu lại rộn ràng đón Tết sớm của dân tộc. Theo phong tục của người Dao, Tết sớm sẽ được tổ chức ăn Tết tại nhà trưởng họ (nhà tổ) – nơi thờ cúng tổ tiên của mỗi dòng họ người Dao. Sau khi tổ chức xong tại nhà tổ, các gia đình mới được...

Loạt lời thoại của Táo Giao thông 2011, 2018 gây bão vì thành thật

Chia sẻ với phóng viên, NSƯT Chí Trung nói, bản thân anh cũng bất ngờ khi được gọi là “Táo tiên tri”, khi nhiều lời thoại ở Táo Quân trở thành sự thật. Trên các nền tảng mạng xã hội, loạt lời thoại của Táo Giao thông Chí Trung được chia sẻ rầm rộ. Táo Giao thông được đặt biệt danh mới là “Táo tiên tri”. Theo đó, trong chương trình Gặp nhau cuối năm – Táo Quân 2018, trong màn...

Hoa hậu Thiên Ân: Tôi nghiêm túc với vai trò diễn viên

Lần đầu đảm nhiệm vai nữ chính trong phim Tết “Nụ hôn bạc tỉ”, Thiên Ân không khỏi áp lực. Tuy nhiên, người đẹp sinh năm 2000 luôn khẳng định sự nghiêm túc trong việc theo đuổi lĩnh vực diễn xuất. Lấn sân phim ảnh là một trải nghiệm mới mẻ đối với Thiên Ân. Liệu rằng đây sẽ chỉ là một cuộc dạo chơi hay là một sự đầu tư nghiêm túc của Thiên Ân với lĩnh vực điện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất