Powered by Techcity

Kinh tế 2023, dự báo 2024: Sức bật từ các đầu tàu kinh tế

Quá nhiều “cơn gió ngược” đã đẩy kinh tế toàn cầu năm 2023 vào một trong những giai đoạn ảm đạm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2008.

Năm 2023 tiếp tục là một năm nhiều sóng gió và khó khăn của kinh tế thế giới khi phải đối mặt với một loạt thách thức, từ sụt giảm tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nợ xấu gia tăng, kim ngạch thương mại – đầu tư ảm đạm, cho tới những hệ lụy không mong muốn của bất ổn địa chính trị và các thách thức an ninh phi truyền thống… Quá nhiều “cơn gió ngược” đã đẩy kinh tế toàn cầu năm 2023 vào một trong những giai đoạn ảm đạm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2008. Nhưng không vì thế mà bức tranh kinh tế thế giới thiếu những điểm sáng.

“Vết sẹo” COVID-19 chưa thể liền da và vẫn để lại những cơn đau nhức nhối cho nhiều nền kinh tế. Tiếp theo là xung đột Nga-Ukraine leo thang, sự gián đoạn của thị trường năng lượng và lương thực do chiến sự gây ra và mới đây nhất là cuộc khủng hoảng toàn diện tại Dải Gaza liên quan tới xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine. Nhìn chung, các điều kiện kinh tế toàn cầu trong năm 2023 luôn ở tình trạng khá mong manh, dễ bị tổn thương trước những rủi ro kinh tế hay địa chính trị.

Gánh nặng nợ công và việc nhiều nước thắt chặt chính sách tiền tệ chưa từng thấy đã tạo thêm lực cản và làm chậm tiến trình phục hồi kinh tế. Bất chấp những diễn biến khởi sắc hồi đầu năm 2023, khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới chưa thể thoát hẳn “bóng ma” COVID-19. Hoạt động kinh tế vẫn chưa trở về mức trước đại dịch, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, đồng thời có sự khác biệt và phân mảnh ngày càng lớn giữa các khu vực. Những yếu tố khác có tính chu kỳ hơn, như việc nhiều nước giảm hỗ trợ tài chính trong bối cảnh nợ công tăng cao và bất ổn địa chính trị trên thế giới.

Báo cáo mới nhất của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng tăng trưởng GDP chung của thế giới sẽ đạt khoảng từ 2,5%-3%, thấp hơn mức dự báo 3,3%-3,5% của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Liên minh châu Âu (EU) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 đạt 3,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 5/2023. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu thậm chí sẽ không quá 2,1% trong năm nay dù đã điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi quý I/2023. Các nền kinh tế hàng đầu thế giới chỉ đạt mức tăng trưởng GDP 0,7%, trong khi các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi dự kiến tăng trưởng 4% trong năm nay.

Kinh tế 2023, dự báo 2024: Sức bật từ các đầu tàu kinh tế - Ảnh 1.

Theo số liệu của Hội nghị về Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNTAD) có trụ sở tại Geneva (Thụy Sỹ), tổng giao dịch thương mại toàn cầu năm nay cũng giảm khoảng 5% so với mức 32.200 tỷ USD thiết lập năm ngoái, chủ yếu bắt nguồn từ việc nhu cầu tiêu thụ và sản xuất giảm.

Trong năm 2023, kinh tế thế giới cũng tiếp tục chật vật với cuộc chiến chống lạm phát. Các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng đã trải qua đợt tăng giá mạnh, nhất là từ khi nguồn nhập khẩu dầu khí từ Nga đứt gãy. Theo IMF, việc giá năng lượng cao và nguồn cung giảm đóng vai trò lớn vào việc đẩy lạm phát lõi tăng lên ở nhiều nước. Số liệu của chuyên trang tài chính Financial Times cho thấy giá dầu đã tăng khoảng 25% do việc cắt giảm nguồn cung kéo dài từ các thành viên Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đối tác (OPEC+). Giá lương thực cũng ở mức cao và thường xuyên đối mặt với nguy cơ gián đoạn nguồn cung gây khó khăn cho nhiều quốc gia thu nhập thấp và các nền kinh tế đang phát triển. Thực tế này khiến nhiều nước phải oằn mình trước áp lực chống lạm phát và tiến trình phục hồi kinh tế luôn gặp trở ngại.

Tuy nhiên, vẫn có không ít điểm sáng trong bức tranh chủ đạo của kinh tế thế giới 2023. Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới của IMF, lạm phát cơ bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% năm 2022 xuống còn 5,9% năm nay và xu thế này sẽ tiếp tục xuống còn khoảng 4,8% năm 2024. Lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng vốn đầy biến động, cũng dự kiến giảm xuống 4,5%. Goldman Sachs Research bày tỏ lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 khi cho rằng kết quả đã vượt kỳ vọng của hầu hết chuyên gia kinh tế. Tăng trưởng GDP dù chậm nhưng vững chắc, thị trường lao động khởi sắc, chi tiêu toàn cầu bắt đầu tăng sau giai đoạn trì trệ hậu đại dịch COVID-19. Tỷ lệ thất nghiệp tại phần lớn các nền kinh tế hàng đầu đều ở mức thấp hơn khoảng 0,5 điểm phần trăm so với mức trước đại dịch. Đây là những chỉ dấu thuyết phục để giới chuyên gia tin tưởng kinh tế toàn cầu sẽ “hạ cánh mềm” trong năm nay và năm sau.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), kinh tế khu vực châu Á đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực hơn và tăng trưởng của khu vực năm nay dự kiến đạt mức 4,9% (tăng nhẹ so mức dự báo 4,7% hồi tháng Chín), chủ yếu nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á, ADB ghi nhận tăng trưởng kinh tế của khu vực gồm 46 nền kinh tế – không bao gồm Nhật Bản, Australia và New Zealand – là nhờ “đòn bẩy” của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, sự phục hồi của ngành du lịch và nguồn kiều hồi chuyển về tăng mạnh. ADB cũng nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới từ mức 4,9% lên 5,2% trong năm nay. Theo đánh giá, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý III/2023. Các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiêu dùng nội địa trong tháng Chín vừa qua đều đảo chiều tăng mạnh, nhờ chính phủ nước này áp dụng các chính sách khôi phục và phát triển kinh tế thời kỳ hậu đại dịch.

Mỹ cũng là một trong những điểm sáng của kinh tế thế giới năm 2023. Từng có thời điểm nền kinh tế đầu tàu đứng bên bờ vực suy thoái khi sự sụp đổ của các ngân hàng như Signature Bank (SB) hay Silicon Valley Bank (SVB) kéo theo một cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng làm choáng váng nền kinh tế. Chưa hết, chính sách tăng lãi suất để triệt để chống lạm phát của Cục Dự trữ liên bang (FED) đã bóp nghẹt dòng tiền, tạo thêm thách thức cho nền kinh tế, khiến nhiều chuyên gia dự đoán về một cuộc suy thoái có thể xảy ra. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ đã thể hiện sức mạnh cao hơn kỳ vọng. Không chỉ thoát khỏi vòng xoáy suy thoái, kinh tế Mỹ còn tăng trưởng ổn định trong năm 2023. Chi tiêu tiêu dùng mạnh, đầu tư tăng trưởng ổn định, với sự hỗ trợ hiệu quả của thị trường việc làm vững chắc và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục (khoảng 3,9%) trong nhiều năm. Báo cáo tháng 11 của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này tăng trưởng cao hơn dự báo trong quý III/2023, đạt mức 5,2%, cao nhất kể từ quý IV/2021. Theo bà Rubeela Farooqi, nhà kinh tế trưởng của High Frequency Economics, xu hướng gia tăng tiêu dùng là yếu tố then chốt giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trong năm 2023.

Hàng loạt nền kinh tế thị trường mới nổi cũng cho thấy sức bền và khả năng phục hồi mạnh mẽ trước tình hình ảm đạm của kinh tế toàn cầu năm 2023. Theo IMF, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nhất là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có thể đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 4%. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều khó khăn, thách thức và đầy biến động, Việt Nam cũng là điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung. Tăng trưởng GDP của Việt Nam 3 quý đầu năm đạt 4,24%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,0% bình quân toàn cầu (theo dự báo của IMF). Tháng 9/2023, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab đánh giá Việt Nam là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19 nhờ cách tiếp cận toàn diện về quản trị kinh tế vĩ mô, giúp đưa nền kinh tế vượt qua các thách thức của bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay.

Về tổng thể, kinh tế thế giới đã trải qua một năm 2023 đầy biến động và thách thức. Dư âm COVID-19 vẫn còn nặng nề, lạm phát cao, nhiều nền kinh tế lớn đua nhau siết chặt dòng tiền kèm theo hàng loạt bất ổn về địa chính trị ở nhiều điểm nóng… Dù vậy, kinh tế toàn cầu đã tránh được một vòng xoáy suy thoái mới. Cùng với đó là những tín hiệu khởi sắc như chi tiêu tiêu dùng tăng, sản xuất phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục đi xuống và lạm phát đang trên đà hạ nhiệt. Đó là cơ sở để tin tưởng và hy vọng kinh tế toàn cầu tươi sáng hơn trong năm 2024.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển kinh tế di sản

Vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều di sản vẫn hiện diện, trực tiếp hoặc gián tiếp, lặng thầm lan tỏa giá trị trong cuộc sống đương đại. Quảng Ninh, với vị trí ở địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, cùng những ưu ái đặc biệt của thiên nhiên đang sở hữu một hệ thống di sản phong phú, đa dạng và đặc sắc. Không chỉ là chứng nhân của quá khứ, những di sản còn...

Vân Đồn: Hiệu quả mô hình trồng cam bản địa

Từ nhiều năm nay, mô hình trồng cam bản địa đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Vân Đồn. Năm nay, sản lượng cam sụt giảm so với các năm trước do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhưng giá trị kinh tế vẫn duy trì ổn định. Hiện, nhiều hộ dân vẫn đang tận thu diện tích cam còn lại và những sản phẩm dịch vụ từ cam. Xã Vạn...

‘Đại bàng’ tỷ USD dồn dập đến Việt Nam, dự báo gì cho kinh tế?

Dưới thời ông Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi trong chính sách của Mỹ, qua đó tác động mạnh tới thế giới. Các chuyên gia đưa dự báo bất ngờ ngay sau những tín hiệu “đại bàng” lớn đổ về Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 6,6% trong năm 2025, cao hơn khá nhiều so với dự báo 6,2% trước đó. Với...

Tăng cường phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

Chiều 11/12, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa 2 bên đến năm 2030. Mục tiêu của chương trình là tăng cường công tác phối hợp trong việc triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững; nâng cao tỷ trọng đóng góp...

40 đơn vị lữ hành Trung Quốc khảo sát du lịch Quảng Ninh

Với mục tiêu kết nối và mở rộng thị trường khách du lịch, Sở Du lịch Quảng Ninh đã chủ trì tổ chức đoàn famtrip gồm 40 đơn vị lữ hành, hiệp hội du lịch Trung Quốc. Trong 4 ngày, từ 6-9/12, đoàn đã khảo sát nhiều điểm du lịch nổi tiếng tại TP Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long và huyện Vân Đồn, Bình Liêu. Theo lịch trình, đoàn đã đi khảo sát Cửa khẩu quốc tế Móng Cái;...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Cùng chuyên mục

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Giá vàng ngày 23/12: Vàng nhẫn và vàng miếng SJC tăng 500.000 đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (23/12) giảm nhẹ xuống giao dịch ở mức 2.621 USD/ounce trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng trước thềm Lễ Giáng sinh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn phục hồi sáng đầu tuần sau những phiên giảm liên tiếp tuần trước, giao dịch lần lượt ở mức 84,3 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giao dịch ở mức 83,6 triệu đồng/lượng. Cụ thể, tại thời điểm 11 giờ ngày 23/12, Công ty...

Doanh nghiệp ráo riết kích cầu tiêu dùng cuối năm

Các doanh nghiệp đang vừa khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm. Những tháng cuối năm khi Tết Ất Tỵ 2025 đã cận kề, để kích cầu mua sắm, các doanh nghiệp vừa phải khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu...

Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia tăng trưởng hơn 24,4%

Nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia tăng mạnh như máy móc-thiết bị tăng 108,3%, nông sản rau quả tăng hơn 27%, thủy sản tăng hơn 10%, dệt may tăng 21,5%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 45%. Tại Australia, những ngày trước lễ Giáng sinh và Năm mới 2025, ở các quán càphê không hiếm những cuộc trò chuyện về du lịch đến Việt Nam, kinh doanh ở Việt Nam. Cụm từ “kỷ nguyên vươn mình” được...

Hơn 200.000 đồng một kg mận hậu sớm trái vụ

Trái nhỏ bằng một nửa hàng chính vụ, vị chua, nhưng mận Hậu sớm trái vụ được săn đón dù giá đắt đỏ. Năm nay, mận Hậu trái vụ xuất hiện sớm hơn mọi năm. Tháng 12, các vườn mận tại Sơn La đã bắt đầu thu hoạch những lứa tỉa đầu tiên. Thông thường, mận trái vụ chỉ có từ tháng 2 của năm sau, nhưng nhờ kỹ thuật kích thích ra trái sớm, các thương lái và cửa...

Chợ mạng vào cao điểm Tết

Ngay sau Black Friday, các thương hiệu đã đồng loạt mở các chuyên mục dành riêng cho sản phẩm Tết trên sàn thương mại điện tử, "đua" tung khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn. Dù chưa tới Tết dương lịch, các sản phẩm Tết Nguyên đán như áo dài, yếm, các phụ kiện thời trang Tết đã "lên sóng" sôi động. Không khí mua sắm trên chợ mạng rộn ràng nhờ những ưu đãi sâu, miễn phí vận chuyển... Sắm Tết...

TP Hạ Long: Thu ngân sách từ phí, lệ phí đạt 4.425 tỷ đồng

Theo thông tin từ UBND TP Hạ Long, tính đến hết ngày 22/12, số thu phí, lệ phí và thu khác đã đạt 4.425 tỷ đồng (bằng 102% dự toán tỉnh và 100% kế hoạch của thành phố, bằng 161% so với cùng kỳ năm 2023). Năm 2024, tổng thu nội địa ngân sách tỉnh giao TP Hạ Long thu là 9.025 tỷ đồng, trong đó số thu từ thuế phí, lệ phí, thu khác là 4.338 tỷ đồng, số...

Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh trao thưởng “Hóa đơn trao tay – vận may bất ngờ”

Ngày 23/12, Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh, Công ty xăng dầu B12 (Petrolimex Quảng Ninh) tổ chức trao giải thưởng chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" cho khách hàng may mắn. Chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức từ ngày 22/9/2024 đến 30/11/2024 trên toàn quốc. Cơ cấu giải thưởng gồm: 62 giải Nhất; 186 giải Nhì;...

Trái cây độc lạ ‘trình làng’ dịp Tết

Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm. Dừa dát vàng chạy đơn cho kịp Tết Mỗi dịp Tết đến, dừa dát vàng được nhiều người ưa chuộng vì vẻ ngoài đẹp mắt, lóng lánh sang trọng, tượng trưng cho sự thịnh...

Dự báo lợi nhuận, nợ xấu ngân hàng năm 2025

Các chuyên gia cho rằng, lợi nhuận trước thuế của ngành ngân hàng trong quý IV năm nay với mức tăng trưởng tích cực nhưng chậm lại trong năm 2025, trong khi đó nợ xấu có xu hướng giảm dần. Lợi nhuận ngân hàng tăng chậm lại trong năm 2025 Tại báo cáo ngành ngân hàng năm 2025, Công ty TNHH Chứng khoán Á Châu (ACBS) dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng 16,2% trong năm nay, sang năm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất